Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh: Gian lận thuế giá trị gia tăng tại các doanh nghiệp thương mại Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 88 - 94)

CHƢƠNG I : THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂN GỞ VIỆT NAM

3.3 Một số kiến nghị

3.3.1 Với chính phủ

Đề xuất Chính phủ ký các Hiệp định song phƣơng, đa phƣơng với các quốc gia láng giềng có chung biên giới, các nƣớc trong khu vực để tăng cƣờng việc phối hợp, hỗ trợ điều tra, xác minh làm rõ các sai phạm trong hoạt động xuất khẩu hàng hố xin hồn thuế

3.3.2 Với Tổng cục thuế

+ Cần xây dựng các quy trình, thủ tục quản lý thuế đơn giản và đáp ứng đày đủ các yêu cầu của công tác quản lý thuế theo cơ chế tự khai - tự nộp; thực hiện nguyên tắc một cửa trong việc giải quyết các công việc về thuế để giảm chi phí tuân thủ thuế cho cả ngƣời nộp thuế và chi phí quản lý thuế của cơ quan quản lý thuế.

+ Có chƣơng trình phối hợp với các ngành các cấp để từng bƣớc tạo môi trƣờng thuận lợi cho cải cách công tác quản lý thuế thành công.

3.3.3 Với Bộ Tài chính

+ Cần hoàn thiện luật thuế GTGT hơn nữa, đƣa luật thuế GTGT về đúng nguyên lý của thuế GTGT, cụ thể là:

- Cần hạn chế số lƣợng nhóm hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT, khi đó sẽ tạo điều kiện cho việc tính thuế, khấu trừ thuế GTGT đƣợc liên hoàn giữa các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh, tạo ra sự dõ ràng minh bạch của thuế GTGT.

- Cần sớm giảm bớt loại thuế suất về còn hai loại thuế suất: thuế suất 0% cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu và 10% cho mọi loại hàng hoá bán nội địa để đơn giản trong việc tính thuế, đơn giản trong quản lý. Việc giảm bớt

thuế suất tạo ra sự đơn giản, công bằng, các đối tƣợng dễ nhớ, dễ làm, khơng có sự nhầm lẫn, sai sót, và cơ quan quản lý thuế cũng dễ phát hiện sai.

+ Cần có hình thức khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in của mình. Việc các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn do chính doanh nghiêp tự in sẽ làm giảm tình trạng mua hóa đơn bất hợp pháp.

3.3.4 Với đơn vị khác.

+ Ngành ngân hàng:

Thanh toán qua ngân hàng là hình thức thanh tốn văn minh, nếu hình thức thanh tốn này đƣợc phát triển thì khơng chỉ có tác dụng hạn chế các hành vi vi phạm về thuế mà còn hạn chế nhiều hành vi khác trong xã hội. Chính vì vậy đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng là rất cần thiết. Để thực hiện đƣợc thì:

- Hệ thống dịch vụ ngân hàng phải đƣợc cải tiến nâng cao chất lƣợng phục vụ để cho nhân dân và các pháp nhân có thể sử dụng thật thuận tiện và lợi ích mà họ đƣợc hƣởng cao hơn hình thức thanh tốn bằng tiền mặt.

- Cần có những quy định rõ ràng đối với các pháp nhân phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng, tránh tình trạng các pháp nhân cố tình thực hiện thanh tốn tiền mặt để có điều kiện thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, trong đó có hành vi gian lận thuế.

- Cũng cần có thời gian để triển khai cơng tác tuyên truyền lợi ích của hình thức thanh tốn qua ngân hàng và để nâng cao chất lƣợng phục vụ của hệ thống thanh tốn, tạo thành thói quan của ngƣời dân và các tổ chức kinh tế.

- Thực hiện nghiêm túc việc trích tiền từ tài khoản của các đơn vị vi phạm nộp vào kho bạc nhà nƣớc theo lệnh thu của cơ quan thuế.

+ Các cơ quan pháp luật như: Viện kiểm sốt, Cơng an, Tịa án cần phải phối hợp tích cực với cơ quan thuế để điều tra phát hiện các thủ đoạn gian lận trốn thuế, đồng thời xử lý nghiêm minh các vụ việc vi phạm.

+ Các cơ quan thông tin đại chúng như: Báo, Đài, Truyền hình … cần tăng cƣờng giáo dục pháp luật thuế để nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế. Đồng thời đƣa tin biểu dƣơng các đơn vị thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, đƣa tin những đơn vị vi phạm trốn lậu thuế để răn đe

Tóm lại, dựa vào quan điểm và mục tiêu phòng chống gian lận thuế GTGT và định hƣớng hoàn thiện luật thuế GTGT ở nƣớc ta hiện nay, tác giả đã đƣa ra các nhóm biện pháp phịng chống gian lận thuế GTGT ở Việt Nam, đó là nhóm biện pháp hoàn thiện luật thuế GTGT và nhóm biện pháp hồn thiện cơ chế bảo đảm thực hiện pháp luật thuế GTGT cùng một số kiến nghị với các cơ quan chức năng, tác giả hy vọng các biện pháp trên phần nào góp phần làm giảm tình trạng gian lận thuế GTGT tại các doanh nghiệp thƣơng mại Việt nam trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Luật Thuế GTGT đƣợc áp dụng ở nƣớc ta tuy muộn hơn nhiều so với các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng trên thế giới và khu vực, nhƣng qua thực tiễn hơn 10 năm thi hành, thuế GTGT đã phát huy khá đầy đủ những ƣu điểm của một sắc thuế tiên tiến; đã góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, đẩy mạnh tăng trƣởng kinh tế, khuyến khích xuất khẩu, tạo ra nhiều công việc thu hút lao động trong xã hội; đã có tác dụng lớn đối với đời sống kinh tế - xã hội, góp phần hình thành nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, nhất là đã trở thành một nguồn thu lớn của ngân sách nhà nƣớc để nhà nƣớc thực hiện tốt chức năng tổ chức quản lý quá trinh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Việc thực hiện Luật Thuế GTGT của các doanh nghiệp thƣơng mại Việt Nam những năm qua đã đạt đƣợc nhiều kết quả quan trọng và có những tác động tích cực cả về kinh tế, chính trị, xã hội. Song, vì đây là luật thuế mới, việc áp dụng đòi hỏi nhiều điều kiện đồng bộ nên trong quá trình triển khai thực hiện đã bộc lộ một số vấn đề phức tạp, đặc biệt là hiện tƣợng gian lận thuế GTGT. Ngành thuế đã có những biện pháp phịng, chống kịp thời, nhƣng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, hiện tƣợng gian lận thuế GTGT vẫn còn xảy ra ở nhiều lúc, nhiều nơi, chƣa đƣợc ngăn chặn, đẩy lùi. Gian lận thuế không chỉ xuất hiện riêng tại Việt Nam mà ở hầu khắp các nƣớc có sử dụng thuế GTGT. Hiện tƣợng này có nguyên nhân từ khía cạnh đạo đức, trình độ dân trí, trình độ cán bộ nghiệp vụ, phƣơng tiện kỹ thuật và một phần không nhỏ xuất phát từ sự bng lỏng pháp luật. Do đó, chống gian lận và chiếm đoạt tiền thuế GTGT là một q trình địi hỏi tổng hợp nhiều yếu tố: ý chí kiên quyết, nghiệp vụ tinh thơng, lịng kiên nhẫn, sự khôn khéo và tế nhị

và cơng tác quần chúng thích hợp. Hỗ trợ cho những yếu tố này là hành lang pháp lý rõ ràng, kịp thời và cứng rắn.

Gian lận thuế không chỉ gây thiệt hại về mặt vật chất mà bào mòn lòng tin của dân chúng đối với Nhà nƣớc và tạo ra những tiền lệ xấu khiến nhiều kẻ bắt chƣớc. Càng ngày, các vụ gian lận thƣơng mại càng gia tăng cả về số vụ lẫn quy mô nên việc chống gian lận thuế cần phải làm ngay, làm triệt để bằng cách nhanh chóng hồn thiện hơn nữa luật thuế GTGT và cơ chế bảo đảm thực hiện pháp luật thuế GTGT. Để làm hỗ trợ tốt cho cơng tác này cần có sự phối hợp tốt của cơ quan chức năng nhƣ Bộ tài chính, Cơ quan thuế, Ngân hàng....

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính ( 23/3/2009), Số liệu Ngân sách nhà nước các năm 2006,2007,2008

2. Bộ tài chính (2007), Luật quản lý thuế, các văn bản hướng dẫn, NXB

Tài chính, Hà Nội

3. Bộ tài chính ( 26/12/2008), Thơng tư 129 /2008/TT- BTC, Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng

4. Bộ tài chính (22/1/2009), Thông tư 13/2009/TT- BTC hướng dẫn thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng đối với một số hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp kinh doanh gặp khó khăn.

5. Bộ tài chính (30/1/2009), Thơng tư 18/2009/TT-BTCHướng dẫn thực hiện giảm 50% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo Danh mục hàng hoá của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.

6. Bộ tài chính ( 14/6/2007), thơng tư 60 /2007/TT-BTC Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế

7. Chính phủ (8/12/2008), Nghị định 123/2008/NĐ-CP, quy định chi tiết và hướng dẫn việc thi hành một số điều của Luật thuế GTGT

8. Tổng cục thống kê (2009), Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm 2006, 2007, 2008, NXB Thống kê, Hà Nội

9. Quốc hội (03/06/2008), Luật thuế GTGT, Luật số: 13/2008/QH12 10. Quốc hội (10/05/1997), Luật thuế GTGT, Luật số: 02/1997/QH9

11. Hà Xuân Thạch (30/8/2009), “ Chứng từ, hoá đơn và việc gian lận trong khấu trừ, hoàn thuế GTGT”, Luật Việt.

12. Ngô Thế Chi, Vũ Công Ty ( 1998), Thuế và kế toán Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà nội

13. Nguyễn Hồng Thắng (30/8/2009), “Hiện tƣợng gian lận thuế giá trị gia tăng: nguyên nhân và biện pháp khắc phục”, Luật Việt

14. Nguyễn Ngọc Hùng (30/8/2009), “ Nguyên nhân và giải pháp khắc phục hiện tƣợng gian lận trong khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng”, Luật Việt

15. Luật sƣ Nguyễn Trọng Hạnh (30/8/2009), “Chứng từ hoá đơn và vấn nạn gian lận trong hoàn thuế giá trị gia tăng ”, Luật Việt

16. Nguyễn Văn Vân & Nguyễn Thị Thuỷ (30/8/2009), “Một số vấn đề pháp lý về hoàn thuế giá trị gia tăng”, Luật Việt.

17. .Phan Mỹ Hạnh (30/8/2009), “Gian lận trong khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng thơng qua chứng từ, hố đơn khống và nguy cơ thất thoát Ngân sách Nhà nƣớc”, LuậtViệt

18. .Trần Anh Tuấn & Châu Quốc An (30/8/2009), “Những bất cập trong phƣơng pháp tính thuế và qui trình hồn thuế GTGT”, Luật Việt.

19. Trần Hải Hiệp (30/8/2009), “Khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng - thực trạng và những giải pháp hoàn thiện”, Luật Việt

20. Võ Thế Hào (30/8/2009), “Vấn đề hoàn thuế giá trị gia tăng ở nƣớc ta hiện nay”, Luật Việt.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh: Gian lận thuế giá trị gia tăng tại các doanh nghiệp thương mại Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 88 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)