Giáo án minh hoạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động học tập tự lực cho học sinh trung học phổ thông chuyên sinh học trong dạy học phần sinh thái học sách giáo khoa sinh học lớp 12 (Trang 38 - 40)

10. Cấu trúc luận văn

2.1. Tổ chức hoạt động học tập tự lực với sách giáo khoa

2.1.3. Giáo án minh hoạ

Bài 52. Các đặc trƣng cơ bản của quần thể

Mục II.2. Cấu trúc tuổi

- Mục tiêu kiến thức: Nêu được khái niệm cấu trúc tuổi và phân tích được sự biến đổi của cấu trúc tuổi thích nghi với điều kiện mơi trường.

Mục tiêu kỹ năng: qua mục cấu trúc tuổi, học sinh củng cố các kỹ năng sau:

- Kỹ năng phân tích nội dung bài học.

- Kỹ năng tự đặt câu hỏi phát hiện kiến thức.

Tiến trình tổ chức dạy học

Bƣớc 1. Tự tóm tắt nội dung bài học

Giáo viên yêu cầu hs đọc SGK và tự xây dựng giàn ý nội dung bài học: - Phân chia nội dung thành các ý.

- Tìm một từ khái quát thể hiện nội dung của cả ý, viết từ đó ra lề cuốn sách giáo khoa bằng bút chì.

- Xác định sự phân cấp giữa các ý và đánh số bên cạnh các từ khóa.

Giáo viên gọi một số học sinh diễn giải bằng lời giàn ý cấu trúc nội dung do mình tự làm. Giáo viên chốt lại giàn ý:

- Khái niệm tuổi thọ + Tuổi sinh lý

+ Tuổi sinh thái + Tuổi quần thể

- Khái niệm cấu trúc tuổi và tháp tuổi.

+ Tháp tuổi: khi chồng xếp tất cả các nhóm tuổi từ non đến già ta có tháp tuổi.

- Tính phức tạp của cấu trúc tuổi phụ thuộc: + Tuổi thọ quần thể

+ Vùng phân bố của loài

- Cấu trúc tuổi của quần thể thay đổi theo chu kỳ ngày đêm, chu kỳ mùa

Bƣớc 2. Tự đặt câu hỏi thảo luận

- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm yêu cầu mỗi nhóm đưa ra câu hỏi về nội dung bài học.

- Hết 5 phút thảo luận giáo viên yêu cầu các nhóm viết các câu hỏi của mình vào tờ A4 để nộp lại, đồng thời mỗi nhóm cử đại diện lên bảng viết các câu hỏi của nhóm mình.

Các câu hỏi dự kiến có thể được đặt ra:

1. Tính phức tạp về cấu trúc tuổi của quần thể là gì?

2. Trong ba khái niệm về tuổi thọ, tuổi nào ít thay đổi và đặc trưng cho loài?

3. Tại sao những quần thể sống ở vùng ơn đới lại có cấu trúc tuổi phức tạp hơn so với những quần thể sống ở vùng nhiệt đới?

Bƣớc 3. Tổ chức thảo luận các vấn đề trọng tâm của bài học

- Giáo viên căn cứ vào phần trình bầy của các nhóm trên bảng để đánh dấu những câu hỏi cần thảo luận trong bài học.

- Sau đó giáo viên tổ chức cho học sinh lần lượt thảo luận các câu hỏi trọng tâm của bài học.

- Sau mỗi một câu hỏi thảo luận, giáo viên gọi một học sinh bất kì trình bầy ý kiến cá nhân về câu hỏi đó (đồng tình hay khơng đồng tình với ý kiến nào? Tại sao? Có ý kiến khác khơng?)

1. Một quần thể có cấu trúc tuổi phức tạp tức là có nhiều nhóm tuổi, số lượng cá thể giữa các nhóm tuổi biến động không đều nhau theo thời gian.

2. Trong ba khái niệm về tuổi thọ, tuổi thọ sinh lý ít thay đổi và đặc trưng cho loài.

3. Những quần thể sống ở vùng nhiệt đới do điều kiện mơi trường ít biến động nên tỉ lệ tử vong ở các nhóm tuổi ln ổn định. Những quần thể sống ở vùng ơn đới do khí hậu phân hóa theo mùa rõ rệt. Mùa đông khắc nghiệt làm cho tỷ lệ tử vong ở nhóm tuổi trước sinh sản và sau sinh sản tăng cao. Mùa hè ấm áp tỷ lệ sinh cao làm tăng mạnh số lượng cá thể non; do đó cấu trúc tuổi của quần thể phức tạp hơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động học tập tự lực cho học sinh trung học phổ thông chuyên sinh học trong dạy học phần sinh thái học sách giáo khoa sinh học lớp 12 (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)