Chƣơng 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm
3.3.1. Bố trí thực nghiệm
Đề tài nghiên cứu tổ chức hoạt động học tập tự lực cho học sinh THPT chuyên sinh học. Trong khi đó mỗi trường THPT chuyên chỉ có một lớp chuyên sinh. Mặt khác chất lượng tuyển sinh đầu vào cũng như đặc điểm tâm lý học sinh của các trường chuyên của các tỉnh rất khó tương đương nhau. Do đó khơng thể tiến hành thí nghiệm song song với nhóm lớp thực nghiệm và nhóm lớp đối chứng.
Với mỗi biện pháp, chúng tôi xây dựng mục tiêu học sinh cần đạt được sau khi triển khai hoạt động. Kết quả thực nghiệm sẽ được đối chiếu với mục tiêu đặt ra nhằm đánh giá tính khả thi của các biện pháp đề xuất trong giả thuyết.
Thời gian thực nghiệm từ ngày 09/03/2009 đến ngày 22/05/2009
Lớp được chọn tiến hành thực nghiệm là lớp 11A và 11B, Khối THPT Chuyên Sinh học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Tác giả luận văn trực tiếp giảng dạy tại hai lớp này theo 03 biện pháp đã đề xuất.
3.3.2. Xử lý số liệu
3.3.2.1. Biện pháp tổ chức hoạt động học tập tự lực với sách giáo khoa
Hoạt động tự phát hiện câu hỏi thảo luận, mục tiêu là: - Số lượng câu hỏi đưa ra phải phủ kín nội dung bài học.
- Có những câu hỏi khai thác sâu bản chất của nội dung kiến thức. - Có những câu hỏi mở rộng, liên hệ thực tiễn
Hoạt động thảo luận các câu hỏi trọng tâm của bài học, mục tiêu là: - Có nhiều phương án trả lời cho một câu hỏi
- Các phương án trả lời đều thể hiện tính hợp lý. - Có những phương án trả lời thể hiện tính sáng tạo.
Phương pháp xử lý số liệu chủ yếu là phân tích định tính kết quả dạy học sau mỗi tiết thực nghiệm.
3.3.2.2. Biện pháp sử dụng kiểm tra đánh giá để rèn kĩ năng đọc tài liệu tham khảo.
Sau khi hoàn thành các bài kiểm tra kỹ năng, học sinh phải:
- Có kỹ năng xác định chính xác từ khóa cho mỗi đoạn kiến thức.
- Có kỹ năng xây dựng giàn ý khái lược cho toàn bộ nội dung kiến thức một cách ngắn gọn, hệ thống.
- Lựa chọn được những nội dung phù hợp trong sách tham khảo để bổ sung cho kiến thức sách giáo khoa.
- Nắm được nội dung kiến thức bài học một cách hệ thống và sâu sắc. Thông qua thống kê tỷ lệ % học sinh hoàn thành mục tiêu trong các lần kiểm tra để đánh giá hiệu quả của biện pháp. Đồng thời đưa ra những giửi pháp điều chỉnh phù hợp để đem lại hiệu quả tốt hơn nếu biện pháp có tính khả thi.
3.3.2.3. Biện pháp hướng dẫn tổ chức xemina
Chúng tôi đánh giá: - Nội dung kiến thức:
+ Cấu trúc chung của bài thuyết trình. + Độ sâu kiến thức.
+ Tính thực tiễn và tính cập nhật.
- Kỹ năng thuyết trình:Bao gồm tư thế, giọng nói, cử chỉ phi ngôn ngữ.