Cấu trúc một chủ đề dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua dạy học một số nội dung chương cacbon – silic – hóa học 11 (Trang 38 - 75)

2.3. Đề xuất một số chủ đề dạy học chƣơng Cacbon – Silic – Hóa học 11

Chủ đề 1: THAN TỔ ONG gồm 4 nội dung. - Thành phần các chất có trong than tổ ong.

- Các phản ứng hóa học xảy ra trong q trình đốt than tổ ong.

- Sản phẩm của q trình đốt than tổ ong, tính chất và tác hại của chúng.

- Đề ra đƣợc các biện pháp hữu hiệu để hạn chế tác hại của việc sử dụng than tổ ong.

Chủ đề 2: CACBON VỚI ĐỜI SỐNG gồm 3 nội dung. - Tìm hiểu tính chất vật lí, hóa học của cacbon.

- Tìm hiểu những ứng dụng của cacbon trong đời sống và kĩ thuật.

- Tìm hiểu những vấn đề xã hội xung quanh việc sử dụng cacbon, những tác động đến môi trƣờng.

Chủ đề 3: HỢP CHẤT CỦA CACBON VỚI MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN CUỘC SỐNG gồm 4 nội dung.

- Cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học, trạng thái tự nhiên, điều chế CO2 và một số vấn đề môi trƣờng.

- Muối cacbonat và một số vấn đề thực tiễn.

Chủ đề 4: SILIC – HỢP CHẤT SILIC – MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN gồm 3 nội dung.

- Cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học, trạng thái tự nhiên, ứng dụng và điều chế Silic.

- Tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng một số hợp chất của Silic nhƣ SiO2, H2SiO3, muối silicat.

- Một số vấn đề thực tiễn nhƣ: Việc khai thác cát ở nƣớc ta hiện nay và những ảnh hƣởng đến môi trƣờng và đời sống.

Chủ đề 5: XI MĂNG VỚI NGHỆ THUẬT CHẬU HOA gồm 2 nội dung.

- Tìm hiểu kiến thức về xi măng: Thành phần, tính chất, q trình đơng cứng, ứng dụng, quy trình sản xuất.

- Phối hợp kiến thức mơn hóa học, các mơn khoa học khác và công nghệ để thực hiện nhiệm vụ làm chậu hoa từ xi măng và khăn mặt cũ.

2.4. Thiết kế một số kế hoạch dạy học nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh THPT đề cho học sinh THPT

CHỦ ĐỀ 1 I. Tên, nội dung chủ đề, thời lƣợng

1. Tên chủ đề: THAN TỔ ONG 2. Nội dung chủ đề

Chủ đề dành cho đối tƣợng học sinh lớp 11 chƣơng trình cơ bản. Chủ đề gồm 4 nội dung:

- Thành phần các chất có trong than tổ ong.

- Các phản ứng hóa học xảy ra trong q trình đốt than tổ ong.

- Sản phẩm của q trình đốt than tổ ong, tính chất và tác hại của chúng.

- Đề ra đƣợc các biện pháp hữu hiệu để hạn chế tác hại của việc sử dụng than tổ ong.

3. Thời lƣợng thực hiện chủ đề: 2 tuần, trong đó có 1 tiết học trên lớp. II. Mục tiêu

1. Kiến thức

Học sinh nêu đƣợc:

- Thành phần các chất có trong than tổ ong.

- Các phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình đốt than tổ ong.

- Sản phẩm của q trình đốt than tổ ong, tính chất và tác hại của chúng. Học sinh giải thích đƣợc:

- Tác hại của việc sử dụng bếp than đến con ngƣời, môi trƣờng… Học sinh vận dụng:

- Vận dụng kiến thức hóa học giải thích một số hiện tƣợng thực tế nhƣ nhiễm độc khí CO, CO2, hiện tƣợng hiệu ứng nhà kính

2. Kĩ năng

- Viết đƣợc các phƣơng trình hóa học của các phản ứng chủ yếu xảy ra trong quá trình đốt than tổ ong.

- Tính đƣợc thể tích khí CO2, SO2 (ở đktc) thốt ra ngồi mơi trƣờng khi đốt than. - Có đƣợc kĩ năng thu thập thơng tin, phân tích, khái qt hóa, kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ

- Học sinh nghiêm túc, tích cực trong giờ học, có ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân, của những ngƣời xung quanh, có ý thức bảo vệ mơi trƣờng.

4. Những năng lực chủ yếu cần hƣớng tới - Năng lực giải quyết vấn đề.

- Phẩm chất

+ Rèn luyện phẩm chất tự lập, tự tin, tự chủ. + Có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng. III. Phƣơng pháp dạy học chủ đề

- Phƣơng pháp dạy học giải quyết vấn đề, - Phƣơng pháp dạy học theo nhóm.

IV. Tiến trình dạy học chủ đề

A. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - Lọ chứa khí than, con kiến.

- Phƣơng tiện dạy học: Máy chiếu vật thể, máy chiếu. 1. Giáo viên giao nhiệm vụ cho các 4 nhóm

Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm. Các nhóm nhận nhiệm vụ, nghiên cứu hoàn thành nhiệm vụ bằng bài báo cáo powerpoint.

- Nhóm 1: Điều tra về số lƣợng hộ gia đình dùng than tổ ong ở xã Thủy Sơn – Thủy Ngun – Hải Phịng.

- Nhóm 2: Tìm hiểu về quy trình sản xuất than tổ ong truyền thống.

- Nhóm 3: Vai trị vận chuyển O2, CO2 của hemoglobin (Hb) trong máu. Khả năng liên kết của Hb với CO.

- Nhóm 4: Tác hại của khí SO2, CO2 đối với sức khỏe con ngƣời. 2. Tiêu chí đánh giá

2.1. Đánh giá nhóm

Điểm

Tiêu chí 4 điểm 3 điểm 2 điểm 1 điểm

1. Tổ chức báo cáo - Có sự phân cơng nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên trong nhóm. - Các thành viên trong nhóm đều tham gia vào q trình báo cáo của nhóm. - Có sự phân cơng nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm nhƣng chƣa khoa học cụ thể rõ ràng. - Có 1-2 thành viên không tham gia quá trình báo cáo của nhóm. - Chƣa có sự phân cơng nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. - Chỉ có 2-3 thành viên tham gia quá trình báo cáo của nhóm. - Chƣa có sự phân cơng nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. - Chỉ có duy nhất 1 thành viên tham gia báo cáo nhiệm vụ nhóm. 2. Nội dung - Thiết kế đẹp. - Bố cục rõ ràng. - Đầy đủ nội dung. - Thiết kế đẹp. - Bố cục rõ ràng. - Đầy đủ nội dung. - Thiết kế chƣa đẹp. - Bố cục chƣa rõ ràng. - Đủ nội dung. - Thiết kế xấu. - Bố cục không rõ ràng. - Thiếu nội dung.

- Thuyết trình hay, trơi chảy.

- Thuyết trình chƣa hay. - Thuyết trình cịn rời rạc, chƣa hay. - Thuyết trình khơng trơi chảy.

3. Thời gian - Đảm bảo đủ

thời gian.

- Quá 2 phút - Quá 4 phút - Quá 5 phút

4. Trả lời câu hỏi - Các thành viên trong nhóm đều tham gia trả lời câu hỏi. - Nhanh. - Chính xác.

- Có 3-4 thành viên tham gia trả lời câu hỏi. - Nhanh. - Chính xác.

- Chỉ có 1 thành viên tham gia trả lời câu hỏi. - Chậm. - Chính xác.

- Chỉ có 1 thành viên tham gia trả lời câu hỏi. - Chậm.

- Khơng chính xác.

2.2. Nhóm và cá nhân tự đánh giá

Mỗi nhóm nộp 1 bảng điểm chứa điểm của các thành viên trong nhóm, điểm này do các thành viên trong nhóm tự đánh giá trên cơ sở đóng góp của thành viên vào sản phẩm nhóm.

B. Tiến trình lên lớp 1. Hoạt động khởi động

- Trong số các gia đình của các bạn ở đây, gia đình bạn nào dùng than tổ ong để đun nấu?

- Giáo viên đƣa các số liệu đã thống kê đƣợc về việc sử dụng than tổ ong ở các hộ dân thuộc xã Thủy Sơn – Thủy Nguyên – Hải Phịng.

+ Cứ 100 hộ dân thì có khoảng 85- 90 hộ dân sử dụng than tổ ong, trong đó có 70 hộ sử dụng hồn tồn than tổ ong, các hộ còn lại sử dụng kết hợp bếp ga.

- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm nêu những hiểu biết ban đầu và đặt các câu hỏi thắc mắc xung quanh chủ đề: Than tổ ong ra bảng nhóm.

- Giáo viên sắp xếp những hiểu biết thắc mắc vào cùng nhóm. Giáo viên dẫn dắt vào bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

- Giáo viên chiếu đoạn phim về quá trình chọn nguyên liệu làm than tổ ong truyền thống.

- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm bàn trả lời các câu hỏi sau: + Trong than có chứa các thành phần nào?

+ Khi sản xuất than tổ ong ngƣời ta thƣờng pha trộn những nguyên liệu nào? - Học sinh thảo luận nhóm 3 phút. Đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. - Giáo viên rút ra kết luận: Thành phần của than tổ ong:

+ Than tạp chất (loại kém chất lƣợng có hàm lƣợng cacbon thấp, lƣu huỳnh cao)

+ Bùn (dùng để trộn với than).

+ Một số các chất khác nhƣ dầu nhớt.…

- Giáo viên: Với thành phần nhƣ vậy khi đốt sẽ tạo ra những sản phẩm gì? Hoạt động 2: Những sản phẩm đƣợc tạo ra trong quá trình đốt than tổ ong

- Giáo viên cho học sinh quan sát thí nghiệm mơ phỏng nhận biết các sản phẩm đƣợc tạo ra trong quá trình đốt than tổ ong.

- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận trả lới các câu hỏi:

+ Khi đốt than tổ ong tạo ra các sản phẩm nào? Dựa vào đâu mà em biết? + Viết các phƣơng trình hóa học chủ yếu xảy ra trong quá trình đốt than tổ ong?

- Học sinh trao đổi nhóm cặp trong 5 phút. Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.

- Giáo viên đánh giá, bổ sung và rút ra kết luận:

+ Khi đốt than cháy sinh ra nhiệt lƣợng, đồng thời phát thải một số hợp chất: CO, CO2, SO2, NO2…

+ Một số phƣơng trình hóa học xảy ra: 0 0 0 2 2 2 2 2 2 t t t C O CO C CO CO S O SO      

- Giáo viên: Với những sản phẩm đó, khi sử dụng than tổ ong gây ra tác hại gì? Hoạt động 3: Tác hại khi sử dụng than tổ ong

- Giáo viên cho học sinh xem một đoạn video tiểu phẩm

- Giáo viên: Nếu là bác sĩ, em hãy tƣ vấn và giải thích của ngƣời bà trong tiểu phẩm trên.

- Học sinh thảo luận nhóm 5 phút để đƣa ra những lời tƣ vấn.

- Đại diện 2-3 nhóm lên thực hiện vai trị của ngƣời bác sĩ. (vận dụng kiến thức Sinh học 8 về vai trò của hemoglobin (Hb) trong việc vận chuyển khí O2, CO2 trong máu, khi cơ thể hít phải khí CO, CO sẽ kết hợp bền chặt với Hb làm cho Hb khơng cịn khả năng liên kết với O2 để vận chuyển O2 đến các tế bào  não thiếu O2  hơn mê có thể dẫn đến tử vong ). Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung.

- Giáo viên cung cấp một số hình ảnh tƣ liệu về hậu quả của việc sử dụng than tổ ong.

Hình ảnh ung thƣ phổi do hít khói bụi, bồ hóng

- Ngày 26/12/2012 một đơi vợ chồng tại Hà Tĩnh gặp nạn do sƣởi ấm bằng than trong phịng kín. Ngƣời vợ đã tử nạn, cịn ngƣời chồng đƣợc đƣa đi cấp cứu.

- Chiều ngày 18/11/2013, tại Công ty cổ phần Xuân Hòa (thuộc xã Tráng Việt, H.Mê Linh, TP.Hà Nội, chuyên sản xuất gạch) xảy ra ngạt khí than khiến 1 ngƣời tử vong, 1 ngƣời khác phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.

- Giáo viên tiến hành thí nghiệm: thả con kiến đang sống vào lọ chứa khí than để học sinh thấy rõ hơn tác hại của khí than tổ ong.

- Giáo viên yêu cầu học sinh rút ra kết luận về tác hại của việc sử dụng than tổ ong: + Gây ngộ độc khí than tổ ong (do trong than có khí độc SO2, NO2, CO...) + Tác nhân gây viêm phổi, viêm phế quản, ung thƣ phổi...

+ Đốt than tổ ong trong phịng kín có thể gây ngạt dẫn đến chết ngƣời.

+ Phụ nữ mang thai nếu thƣờng xuyên sống trong môi trƣờng bị ô nhiễm bởi khói than sẽ có nguy cơ bị sẩy thai, thai bị biến dạng rất cao.

+ Bông giữ nhiệt (sử dụng làm bếp) cũng có thể gây ung thƣ đƣờng hơ hấp cho ngƣời sử dụng hoặc vơ tình hít phải.

+ Gây cháy nổ và những tai nạn đáng tiếc cho trẻ nhỏ. + Gây ô nhiễm môi trƣờng…

- Vậy chúng ta phải có những biện pháp gì để hạn chế đƣợc tác hại của việc sử dụng than tổ ong ?

- Học sinh trao đổi nhóm cặp. Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét bổ sung.

Giáo viên hồn thiện:

+ Khơng để bếp than tổ ong trong nhà, dƣới lòng đƣờng, cột điện, gốc cây, xe máy (những khu vực dễ gây cháy nổ)…

+ Sử dụng than sạch (khơng có khói, ảnh hƣởng đến mơi trƣờng và sức khỏe). + Khi sử dụng, đặt bếp than ở nơi thống gió, rộng rãi, nên kèm hệ thống ống khói...

+ Mua than sạch ở những cơ sở có uy tín đã đƣợc nhà nƣớc cấp giấy chứng nhận…

3. Hoạt động luyện tập

Tổ chức cho học sinh chơi trị chơi “Rung chng vàng”, 1 học sinh điều hành, 1 học sinh làm trọng tài.

Câu 1. Để sản xuất than tổ ong ngƣời ta thƣờng dùng các nguyên liệu A. Than đá có chất lƣợng cao.

B. Than bùn.

C. Than đá chất lƣợng kém, bùn, dầu nhớt,… D. Than củi.

Câu 2. Sản phẩm khí tạo ra từ q trình đốt than tổ ong

A. CO2 B. CO C. SO2 D. CO, CO2, SO2, NO2… Câu 3. Nhiều ngƣời biết sử dụng than tổ ong rất độc nhƣng họ vẫn dùng vì

A. Kinh tế khó khăn.

B. Dễ gầy lò, dễ dịch chuyển.

C. Dùng than tổ ong cho nhiều nhiệt. D. Không gây ô nhiễm mơi trƣờng.

Câu 4. Khi hít phải các khí trong q trình đốt than tổ ong sẽ ảnh hƣởng đến máu nhƣ thế nào?

A. Liên kết giữa Hb-O2 bền chặt hơn.

B. Hb khơng có khả năng vận chuyển O2, CO2. C. Quá trình vận chuyển O2, CO2 nhanh hơn. D. Khơng ảnh hƣởng gì.

Câu 5. Làm thế nào để hạn chế tác hại của việc sử dụng than tổ ong? A. Dùng than sạch (than hoa từ gáo dừa).

B. Đặt bếp chỗ thoáng. C. Làm hệ thống ống khói.

Câu 6. Đốt cháy hoàn toàn 24kg than tổ ong chứa 1,5% tạp chất lƣu huỳnh và 2,5% tạp chất khác. Tính thể tích CO2 và SO2 tạo thành ở đktc (Giả sử khi than cháy C chuyển hóa hồn tồn thành CO2).

A. 43,08 lít và 25,2 lít. B. 400,38 lít và 224 lít. C. 4300,8 lít và 252 lít. D. 2520 lít và 43,08 lít. 4. Hoạt động vận dụng và mở rộng

- Tìm thêm các biện pháp để hạn chế tác hại của việc sử dụng than tổ ong.

- Tuyên truyền cho ngƣời thân và những ngƣời xung quanh biết tác hại của việc sử dụng than tổ ong và biện pháp hạn chế những tác hại đó.

- Tìm thêm các phản ứng hóa học xảy ra trong q trình đốt than tổ ong. V. Kiểm tra đánh giá

1. Cách thức đánh giá kết quả của học sinh

- Qua hệ thống bài tập trắc nghiệm và tự luận. - Học sinh tự đánh giá.

- Nhóm học sinh nhận xét, đánh giá lẫn nhau theo phiếu đánh giá nhóm. - Giáo viên đánh giá.

2. Tiêu chí đánh giá kết quả học tập của học sinh Tiêu chí đánh giá:

- Học sinh nắm kiến thức tốt, có khả năng giải quyết các bài tập. - Đảm bảo tính khách quan, chính xác, tồn diện.

- Đảm bảo tính cơng khai và tính phát triển, tính cơng bằng.

- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phải bảo đảm độ tin cậy, tính giá trị, tính tồn diện về nội dung và các loại hình kiểm tra, đánh giá.

- Kiểm tra, đánh giá phải bảo đảm kết hợp giữa sự đánh giá của sự tự đánh giá của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua dạy học một số nội dung chương cacbon – silic – hóa học 11 (Trang 38 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)