Cơ sở xuất phát của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa về cuộc đời và sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động ngoại khóa về cuộc đời và sự nghiệp của đại tướng võ nguyên giáp trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Trang 26 - 31)

1.1 .Cơ sở lí luận

1.1.1. Cơ sở xuất phát của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa về cuộc đời và sự

đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong dạy học lịch sử ở trường THPT

* Mục tiêu dạy học lịch sử ở trường phổ thông

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã xác định việc đổi mới

căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời đại cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Để đáp ứng được u cầu đó thì giáo dục đào tạo phải tạo ra được nguồn nhân lực có chất lượng cao ngay từ bậc học phổ thông. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp HS phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa (XHCN), xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để giáo dục con người tồn diện khơng chỉ trang bị về mặt kiến thức mà cịn phải hình thành cho các em bản lĩnh sống, tinh thần dân tộc để trong bất kỳ hồn cảnh nào cũng có thể tồn tại, đứng vững vì lý tưởng của bản thân, vì lợi ích của dân tộc. Điều này cũng chính là mục tiêu giảng dạy của bộ mơn lịch sử trong nhà trường phổ thơng. Như vậy, có thể nói học tốt lịch sử sẽ giúp các em hiểu được quá khứ, đánh giá được hiện tại và định hướng được tương lai đồng thời tin tưởng vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Bộ mơn lịch sử có vị trí, vai trị rất quan trọng trong việc phát triển toàn diện HS ở nhà trường phổ thông. Mục tiêu của bộ môn lịch sử được xây dựng

trên cơ sở mục tiêu giáo dục của cấp học, quan điểm của Đảng về sử học và giáo dục, ngồi ra nó cũng được xây dựng dựa vào nội dung, đặc trưng của nhận thức lịch sử, của tình hình và nhiệm vụ cách mạng hiện nay. Bộ mơn lịch sử ngồi việc cung cấp những kiến thức cơ bản về lịch sử lồi người nói chung và lịch sử dân tộc nói riêng cịn phải giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, rèn luyện kĩ năng tư duy, thực hành. Hay nói cách khác mục tiêu của bộ môn lịch sử phải giúp HS đi từ “biết” đến “hiểu” và “vận dụng”. Mục tiêu giáo dục đòi hỏi việc dạy học phải đổi mới, trong đó đổi mới các hình thức tổ chức dạy học như dạy học di sản, trải nghiệm sáng tạo, tăng cường các HĐNK… đặc biệt trong thời gian sắp tới chủ trương đổi mới SGK của Bộ GD&ĐT được gắn liền với đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm mục tiêu phát triển năng lực học tập của HS. Thực tế trong các giờ nội khóa đã thực hiện được cơ bản mục tiêu này. Tuy nhiên, muốn HS hiểu sâu sắc hơn thì lại cần phải tổ chức các HĐNK nhằm hỗ trợ cho các giờ học nội khóa. Hay nói cách khác tổ chức các HĐNK là một hoạt động quan trọng góp phần thực hiện tốt mục tiêu của môn học ở trường phổ thông, đặc biệt tổ chức HĐNK về nhân vật lịch sử nói chung và về cuộc đời sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói riêng góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy lịch sử ở trường THPT hiện nay.

* Đặc điểm tâm lí và việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh Quá trình nhận thức của con người nói chung, của HS nói riêng là quá trình phản ánh thế giới khách quan đi vào óc con người, đi “từ trực quan sinh

động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của nhận thức chân lí, nhận thức hiện thực khách quan”

Theo các nhà nghiên cứu tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, ở lứa tuổi HS THPT (từ 15 – 18 tuổi) các em đã bắt đầu bước vào giai đoạn đầu thanh niên, đang có những thay đổi lớn về mặt tâm lý, sinh lý. Các em có nhiều ước mơ, như L.X.Cơn đã nói: “Tuổi thanh niên (từ 14,15 đến 18 tuổi) là

lớn” [75; 178]. Đó là sự phát triển nhanh về thể lực, đặc biệt hệ thần kinh có

những thay đổi quan trọng do cấu trúc bên trong của não phức tạp và chức năng của não phát triển. Sự phát triển ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của thanh niên mới lớn phong phú về tinh thần và phức tạp về tính cách hành vi. Đặc điểm của HS lứa tuổi này ưa khám phá, tìm tịi để thỏa mãn sự đam mê hiểu biết trên tất cả mọi lĩnh vực. Do đó, việc tổ chức dạy học cho HS nói chung phải dựa trên cơ sở tâm lí lứa tuổi để xác định phương pháp giáo dục có hiệu quả. Nội dung và tính chất của hoạt động học tập lứa tuổi THPT địi hỏi tính năng động, độc lập ở mức độ cao, đồng thời các em cũng địi hỏi và muốn nắm bắt chương trình một cách sâu sắc hơn. Hoạt động học tập của HS THPT khác rất nhiều so với hoạt động học tập của HS THCS. Sự khác nhau cơ bản không phải chỉ ở chỗ nội dung học tập ngày một sâu hơn, mà còn ở chỗ hoạt động học tập của HS THPT địi hỏi tính năng động và tính độc lập ở mức độ cao hơn. Trình độ tư duy trừu tượng ở các em đã phát triển.

Về mặt tình cảm, các em bắt đầu có những rung động sâu sắc với các mối quan hệ gia đình, xã hội, nhà trường và nhất là sự rung động về những cái đẹp trong cuộc sống, trong văn hóa nghệ thuật và lịch sử. Khi được học, nghe, và thấy các sự kiện, nhân vật lịch sử nào đó mà có ảnh hưởng to lớn tới lịch sử dân tộc sẽ rất dễ gây ấn tượng với các em. Ví như, các em là thế hệ được sinh ra trong thời bình, biết đến và có ấn tượng, tình cảm rất sâu sắc với nhiều nhân vật lịch sử qua lời kể của GV, qua các câu chuyện, sách báo, phim ảnh và các phương tiện thơng tin đại chúng. Từ đó, các em bộc lộ thái độ, tình cảm của mình mà minh chứng chính là đám tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong dịng người đến viếng Đại tướng có rất nhiều các em HS ở mọi lứa tuổi. Từ đặc điểm tâm lí của HS THPT, trong đổi mới việc DHLS cần đổi mới các hình thức tổ chức dạy học, đặc biệt là tăng cường tổ chức các hoạt động dạy học ngoài giờ lên lớp để vừa hỗ trợ cho các giờ học nội khóa vừa khuyến khích HS thể hiện được sự đam mê, tích cực, chủ động, sáng tạo tìm

hiểu về các sự kiện, nhân vật lịch sử của HS. Ngoại khóa lịch sử với nhiều hình thức, phương pháp đa dạng như đọc sách, kể chuyện, thi tìm hiểu và triển lãm hình ảnh, dạ hội lịch sử… khơng chỉ giúp HS hiểu sâu sắc kiến thức lịch sử mà còn rèn luyện cho các em tính năng động, phẩm chất tích cực độc lập, sáng tạo trong tư duy, suy nghĩ để vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Đó là phẩm chất khơng thể thiếu được của thanh niên trong thời đại ngày nay.

* Yêu cầu đổi mới các hình thức tổ chức dạy học

Từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, giáo dục lịch sử ở trường phổ thông đã thực hiện đúng đắn, sáng tạo những nguyên tắc, phương pháp luận sử học Macxit, góp phần đào tạo ra nhiều thế hệ làm nên những chiến công lẫy lừng trong lao động và chiến đấu. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, giáo dục nước ta cũng đang bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế đòi hỏi giáo dục cần phải đẩy mạnh hơn nữa công cuộc đổi mới, đặc biệt là đổi mới các hình thức tổ chức, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá. Trong DHLS sự kiện và nhân vật là hai yếu tố cấu thành tạo nên dòng chảy của kiến thức lịch sử mà con người cần nghiên cứu và HS cần học tập. Các hoạt động học tập lịch sử ở trường phổ thơng, ngồi những giờ học nội khóa, HĐNK nói chung, ngoại khóa về nhân vật lịch sử nói riêng là một biện pháp quan trọng góp phần “hiện thực hóa” quan điểm “dạy học lấy học sinh

làm trung tâm” theo hướng phát triển năng lực cho người học. Bởi vì, HĐNK

mang tính chất tự nguyện nhưng lại có thể phát huy tối đa năng lực, đặc biệt là tính tích cực chủ động của HS. HĐNK lịch sử góp phần vào việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của bộ môn, đồng thời cũng phù hợp với định hướng đã được pháp chế hóa trong Luật giáo dục 2005: “ Phương pháp giáo dục phổ thơng phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học,rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm,đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Cho nên, yêu cầu đổi mới các hình thức tổ chức dạy học DHLS ở trường phổ thơng hiện nay, trong

đó có việc tăng cường các HĐNK, đặc biệt là ngoại khóa về nhân vật lịch sử là một đòi hỏi cấp thiết.

* Mối quan hệ giữa hoạt động nội khóa và hoạt động ngoại khóa trong DHLS ở trường THPT

Trong DHLS, hoạt động nội khóa và HĐNK có mối quan hệ chặt chẽ, có

sự tác động qua lại lẫn nhau để thực hiện tốt nguyên lí giáo dục, chức năng, nhiệm vụ cũng như đặc trưng của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông là “Đào

tạo thế hệ trẻ theo hướng tồn diện, có năng lực chun mơn, có ý thức và khả năng tự tạo việc làm trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần”. Nếu

hoạt động nội khóa là một hình thức giáo dục cơ bản, quan trọng của việc dạy học thì HĐNK giữ vai trị bổ sung, cụ thể hóa và làm phong phú thêm những tri thức mà HS chưa có đủ thời gian để tiếp nhận ở trên lớp. Giờ học nội khóa được GV tiến hành trên cơ sở sách giáo khoa (SGK), tài liệu tham khảo, đồng thời vận dụng nghệ thuật sư phạm để HS nắm vững tri thức kịch sử, hình thành các kĩ năng và giáo dục thái độ đúng đắn cho HS. Bám sát vào những nội dung, chủ đề, hình thức, phương pháp tiến hành bài học nội khóa được quy định trong chương trình mơn học, GV lựa chọn các HĐNK phù hợp cho HS. Các HĐNK này chủ yếu được tiến hành ngoài giờ trên lớp, đảm bảo mục tiêu về giáo dưỡng, giáo dục và phát triển đối với HS.

Việc thực hiện các nội dung, chủ đề của HĐNK sẽ có tác động ngược

trở lại với hoạt động nội khóa. Nếu hoạt động nội khóa quyết định chất lượng chính của việc dạy học thì HĐNK lịch sử lại góp phần bồi dưỡng, làm sâu sắc, phong phú, toàn diện tri thức lịch sử mà HS tiếp thu được trong giờ học chính khóa. Chương trình lịch sử cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản vô cùng phong phú nhưng lại chỉ được truyền đạt trong thời gian có hạn, nên HS cần phải có điều kiện tìm hiểu thêm ngồi giờ học mới nắm chắc được những kiến thức trong bài học nội khóa. Ví dụ, khi học tập chương “Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)”, ngồi các tiết học nội khóa, HS

đọc thêm các cuốn sách về chiến thắng Điện Biên Phủ, về Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì chắc chắn HS sẽ tiếp thu kiến thức sâu sắc hơn và hứng thú học tập cũng được nâng cao.

Như vậy, trong DHLS, hình thức nội khóa là hình thức dạy học cơ bản nhưng khơng phải là hình thức duy nhất, mà cần nhiều hình thức hỗ trợ khác như: thảo luận, ngoại khóa, tham quan, phụ đạo… Trong khuyến nghị số 1283 của Nghị viện cộng đồng Châu Âu cũng đã nêu rõ quan điểm của mình về vấn đề này: “Cần phải kết hợp các hình thức khác trong học tập lịch sử - học trong sách giáo khoa, học trên truyền hình,băng hiện vật trưng bày, tham quan bảo tàng…khơng có ưu tiên độc đáo cho một lĩnh vực nào, phải tạo điều kiện thuận lợi cho một tác động qua lại, lớn nhất giữa ảnh hưởng của việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động ngoại khóa về cuộc đời và sự nghiệp của đại tướng võ nguyên giáp trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Trang 26 - 31)