Vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động ngoại khóa về cuộc đời và sự nghiệp của đại tướng võ nguyên giáp trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Trang 33)

1.1 .Cơ sở lí luận

1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử

Là một hình thức tổ chức DHLS hỗ trợ cho hoạt động nội khóa để thực

hiện mục tiêu dạy học bộ môn ở nhà trường phổ thông, HĐNK củng cố, bổ sung và làm sâu sắc hơn kiến thức cho HS, đồng thời góp phần tạo hứng thú học tập, phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng thực hành…

Cùng với các bộ môn khoa học xã hội khác, HĐNK lịch sử phát huy tác dụng là trung tâm văn hóa của nhà trường đối với địa phương, tạo cơ sở gắn liền giữa nhà trường với đời sống xã hội. Đây chính là hình thức “xã hội hóa

sự nghiệp giáo dục” theo Luật Giáo dục quy định: “mọi tổ chức, gia đình và cơng dân đều có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục”[19; 17]. Tổ chức HĐNK về nhân vật trong DHLS ở

* Đối với GV:

Thứ nhất, tổ chức HĐNK trong DHLS giúp GV từng bước nâng cao

trình độ, kiến thức chun mơn của mình đặc biệt là nguồn tri thức về chủ đề mà mình trực tiếp tham gia.

HĐNK với nhiều hình thức đa dạng, phong phú: đọc sách, kể chuyện, nói chuyện lịch sử, thăm quan bảo tàng, di tích lịch sử, dạ hội lịch sử… vừa là công cụ, đồng thời là phương tiện chứa đựng, chuyển tải lượng thông tin của GV đến cho HS. Để tổ chức các hình thức ngoại khóa trên được hiệu quả, GV phải có sự tìm tịi, nghiên cứu nguồn kiến thức, xác định mục đích, nội dung, phương pháp của buổi ngoại khóa. Q trình chuẩn bị đó sẽ giúp cho kiến thức chuyên môn của GV thêm vững vàng và phong phú hơn. Ví như, khi tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho HS, GV phải tìm hiểu kĩ càng về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Đại tướng, trên cơ sở đó lựa chọn hình thức tổ chức HĐNK, đề xuất chương trình với những bộ câu hỏi phù hợp với HS tham gia dự thi. Chính quá trình tìm hiểu ấy sẽ giúp cho GV hiểu sâu sắc hơn về Đại tướng Võ Nguyên Giáp để tiến hành dạy học tốt hơn các bài học ở trong chương trình nội khóa.

Thứ hai, tổ chức HĐNK cũng giúp GV bổ sung nâng cao kĩ thuật tổ chức

trong DH. Trong tổ chức các HĐNK, các bước tiến hành và việc xác định phương pháp, thời gian là vấn đề cốt lõi của buổi ngoại khóa. Buổi HĐNK có thu hút được sự tham gia đơng đảo HS hay khơng, kết quả có thành cơng hay không phần lớn là nhờ vào kĩ thuật tổ chức HĐNK của GV. Trên cơ sở tìm hiểu lí luận về tổ chức HĐNK trong dạy học, rồi trực tiếp lập kế hoạch chi tiết cho buổi ngoại khóa sẽ giúp GV có kinh nghiệm và trình độ trong lĩnh vực tổ chức dạy học nói chung và tổ chức HĐNK nói riêng.

Thứ ba, tổ chức HĐNK hiệu quả khơng chỉ góp phần quan trọng vào đổi

mới PPDH của thầy - trò, nâng cao chất lượng dạy học, mà còn chống lại việc

“dạy chay”, “học chay”, giúp HS u thích và hứng thú với mơn lịch sử hơn

tài liệu về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các em sẽ có cảm giác như mình được chứng kiến tận mắt những hoạt động (đóng góp) của Đại tướng và từ đó các em sẽ có những rung cảm mạnh mẽ với cơng lao to lớn của Đại tướng đối với dân tộc. Chính những cảm nhận đó giúp HS yêu thích và khơng cảm thấy khơ khan, gị bó khi học lịch sử.

* Đối với HS:

Ngoại khóa lịch sử là một hình thức tổ chức dạy học có tác dụng trong việc giáo dưỡng, giáo dục và phát triển toàn diện HS: “làm phong phú kiến thức, giáo dục tình cảm, đạo đức, phẩm chất của học sinh, giáo dục tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng trách nhiệm, yêu thích lao động, rèn luyện tính kỷ luật và tinh thần tương thân tương ái” [58; 274].

Về bồi dưỡng kiến thức: Việc tổ chức HĐNK về nhân vật nói chung góp

phần vào việc củng cố, bồi dưỡng và làm sâu sắc thêm tri thức về nhân vật lịch sử cho HS. Gắn liền với mỗi một sự kiện là một hay nhiều nhân vật lịch sử mà các em cần phải tìm hiểu thậm chí phải có những hiểu biết sâu sắc về nhân vật ấy. Song, do thời gian của một giờ học có giới hạn, do sự phân phối của chương trình GV khơng thể giúp HS có hiểu biết sâu sắc, toàn diện về các nhân vật lịch sử đó. HĐNK là một hình thức dạy học, giúp HS học tập hiệu quả. Tham gia các buổi HĐNK HS được củng cố, bổ sung thêm kiến thức về những nội dung, chủ đề học tập trên lớp, đồng thời nâng cao nhận thức sâu sắc về lịch sử trong mối quan hệ của chúng, từ đó giúp HS vận dụng những hiểu biết của mình vào thực tiễn cuộc sống. Ví như, khi học Bài 20: “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954)”, với tiết

nội khóa ở trên lớp HS được học về Chiến dịch lịch sử Điên Biên Phủ. Khi dạy học chiến dịch này GV phải cung cấp cho HS những số liệu, con số sự kiện liên quan đến chiến dịch, ngồi ra cịn phải giới thiệu cho các em về vai trò to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong việc lãnh đạo và chỉ huy chiến dịch. Nhưng với thời lượng của một tiết học, HS cũng chỉ dừng ở mức

khóa, đồng thời cung cấp thêm tri thức giúp các em hiểu sâu sắc hơn vai trò của Đại tướng cần tổ chức HĐNK để tìm hiểu về Đại tướng. Thông qua HĐNK HS hiểu biết sâu sắc hơn, có cái nhìn tồn diện hơn về con người, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, tài năng quân sự của Ơng. Từ đó, HS có thái độ khâm phục, tơn trọng sâu sắc đối với Đại tướng.

Về phát triển kĩ năng: tổ chức HĐNK về nhân vật góp phần vào việc phát triển ở HS nhiều kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Nếu bài học nội khóa địi hỏi HS phải tn thủ những gì mà chương trình đã quy định về thời gian, nội dung… thì HĐNK lại mang tính chất tự nguyện. Trong giờ HĐNK theo chủ đề đã lựa chọn các em được thỏa thích thể hiện suy nghĩ, sở trường, hứng thú của mình dưới sự hướng dẫn của GV. Chính từ sự tự nguyện này sẽ phát huy được tối đa các năng lực được biểu hiện bằng những kĩ năng cụ thể của HS để giải quyết vấn đề ngoại khóa mà các em tham gia. Đặc biệt, thông qua HĐNK về nhân vật các kĩ năng tư duy tìm hiểu nhân vật, nhận xét, đánh giá về nhân vật lịch sử cũng như kĩ năng thực hành vận dụng được phát huy tối đa, những kĩ năng này sẽ giúp phát triển năng lực nhận thức độc lập của các em. Dưới sự hướng dẫn của GV thông qua việc tổ chức HĐNK, HS được rèn luyện tính kiên trì, nhẫn nại, trách nhiệm trong học tập và các kĩ năng như: tri giác tài liệu, quan sát tư liệu hình ảnh, phát triển khả năng nhận thức và năng khiếu cho HS như: đóng kịch, kể chuyện, vẽ, làm báo tường, tranh cổ động…Cụ thể, khi tổ chức HĐNK tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp dưới hình thức là một buổi dạ hội lịch sử nhân kỉ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ, HS khi tham gia hoạt động này có thể tùy chọn hình thức để thể hiện sao cho phù hợp với khả năng, sở trường của mình. Ví như, các em có giọng đọc hay có thể kể chuyện về Đại tướng, có giọng hát hay thì có thể thể hiện qua các ca khúc…Việc tham gia tùy theo năng lực, sở trường sẽ giúp HS có hứng thú tham gia học tập, đồng thời còn phát triển các năng lực hoạt động nhận thức độc lập của các em.

Về giáo dục: HĐNK về nhân vật lịch sử gắn việc học tập lịch sử của HS với đời sống xã hội, tạo cho các em có ý thức trách nhiệm đối với xã hội hiện tại và sau này. Thông qua việc tham gia vào các hoạt động như sưu tầm tư liệu, tài liệu về các nhân vật…HS sẽ có điều kiện được tiếp xúc với nhiều nguồn sử liệu khác nhau, các em được trang bị thêm kiến thức về cuộc đời, sự nghiệp đấu tranh cách mạng… của các thế hệ đi trước. Đây chính là q trình giáo dục cho HS thế giới quan khoa học và đạo đức, tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức... Ngồi ra, thơng qua việc tìm hiểu sâu sắc những con người và việc làm của họ trong q khứ sẽ giúp HS có tính tự giác, tinh thần kỉ luật và đặc biệt là trách nhiệm với bản thân, gia đình và đất nước. Như vậy, có thể nói HĐNK về nhân vật lịch sử có tác dụng giáo dục rất lớn đối với HS. Ví như, khi tiến hành HĐNK về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thông qua việc sưu tầm tài liệu về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng HS sẽ thấy được quá trình phấn đấu, hoạt động và những công lao của Đại tướng đối với cách mạng dân tộc, với sự phát triển đất nước. Từ đó, các em sẽ thấy mình phải có trách nhiệm như thế nào đối với bản thân, với gia đình và với đất nước.

Từ vai trò, ý nghĩa của HĐNK đặt ra cho GV, HS phải nhận thức đúng để tiến hành có hiệu quả, thu hút sự tham gia của các em vào hoạt động này. 1.1.4. Những yêu cầu của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa về nhân

vật lịch sử nói chung và về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói riêng.

* Tổ chức hoạt động ngoại khóa về nhân vật lịch sử phải gắn với nội

dung bài học nội khóa

Ngoại khóa là một hình thức tổ chức dạy học được thơng qua hoạt động của thầy – trị ở ngồi giờ học trên lớp nhằm bổ sung, làm sáng tỏ hơn nữa những nội dung của bài nội khóa mà do thời gian hạn hẹp chưa thể giải quyết. Vì vậy, khi tổ chức HĐNK về nhân vật, ví như về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ nguyên Giáp cần phải gắn với nội dung, kiến thức của bài học

nội khóa bởi “nội dung và chủ đề của hoạt động này phải bám sát với nội dung học chính khóa. Do đó, tuy là hoạt động ngồi lớp, nhưng cơng tác ngoại khóa vẫn có tác dụng như bài nội khóa trong việc bồi dưỡng kiến thức, giáo dục và phát triển toàn diện cho học sinh” [8;91]. Thông qua tổ chức HĐNK về nhân vật, HS có hiểu biết sâu sắc về con người, về lịch sử dân tộc thời kỳ lịch sử đó. Cụ thể, con người và cuộc đời của Đại tướng là tấm gương tiêu biểu, có ý nghĩa giáo dục thiết thực đối với HS phổ thơng, đồng thời góp phần giáo dục tồn diện cho các em.

HĐNK lịch sử rất đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức, cho dù được tiến hành như thế nào thì HĐNK vẫn góp phần thực hiện nhiệm vụ chung của trường phổ thông quy định: “Đào tạo thế hệ trẻ thành những người

lao động có ý thức làm chủ, có tri thức khoa học, thành thạo nghề nghiệp, có thái độ lao động tích cực sáng tạo...” Tổ chức HĐNK về nhân vật trong mối

quan hệ với giờ học nội khóa phải giúp HS hồn thiện việc tiếp thu kiến thức, củng cố niềm tin và khả năng hoạt động thực tế.

Cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gắn liền với giai đoạn lịch sử Việt Nam từ năm 1919 – 1975. Vì thế tổ chức các HĐNK về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp phải được tiến hành trên cơ sở kiến thức đã học ở các giờ nội khóa nhằm giúp HS hiểu rõ thêm về lịch sử dân tộc. Đồng thời, qua đó cũng sẽ thấy được mối quan hệ của nhân vật với những đóng góp nhất định vào sự phát triển của lịch sử dân tộc. Ví như, sau khi học xong Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)- Phần Lịch sử lớp 12 Chương trình chuẩn, HS sẽ

thấy được vai trị lịch sử to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đặc biệt với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Trên cơ sở những kiến thức đã được học trên lớp, cùng với HĐNK về Đại tướng, HS đã có hiểu biết sâu sắc hơn lịch sử dân tộc ta giai đoạn 1953-1954 trong đó có vai trị của Đại tướng.

* Tổ chức hoạt động ngoại khóa về nhân vật lịch sử phải phù hợp với đối tượng HS, điều kiện thực tế của nhà trường phổ thông

Việc tổ chức HĐNK lịch sử ở trường phổ thơng góp phần bồi dưỡng, làm sâu sắc, phong phú và toàn diện những tri thức lịch sử mà HS đã được thu nhận trên lớp trong giờ nội khóa. Khác với giờ học nội khóa HS được tiếp nhận kiến thức dựa trên nguồn tài liệu cơ bản là SGK, tài liệu tham khảo... thì HĐNK được tiến hành một cách đa dạng, linh hoạt hơn giờ nội khóa. Trong quá trình HĐNK, GV và HS được rèn luyện khả năng làm việc độc lập với SGK, các nguồn tài liệu liên quan để từ đó HS thu thập, lựa chọn những vấn đề khái quát để đưa ra những kết luận nhất định. Như vậy, HS sẽ nắm kiến thức thơng qua việc nghiên cứu, tìm tịi, viết các báo cáo phù hợp với yêu cầu học tập và trình độ của mình.

Cùng với hoạt động nội khóa, HĐNK về nhân vật có khả năng phát huy tính tích cực, độc lập của HS. Ví như, khi tổ chức các HĐNK về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp phải làm thế nào để thu hút được sự tham gia tự nguyện của HS. Trên cơ sở đó các em có điều kiện bộc lộ những năng khiếu, sở trường của mình đồng thời phải phát huy tính tích cực, chủ động trong mọi hoạt động nhận thức. Bời vì “hoạt động ngoại khóa trong

học tập lịch sử ở trường phổ thông được thực hiện phù hợp với đặc điểm, tâm lí, lứa tuổi, trình độ của học sinh với nhiều hình thức phong phú, bổ ích”

[8;92] . Ngồi ra, việc tổ chức các HĐNK còn phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường (về cơ sở vật chất, sự ủng hộ của Ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường...).

* Tổ chức hoạt động ngoại khóa về nhân vật lịch sử phải tạo được

hứng thú trong học tập lịch sử của học sinh

HĐNK là một hoạt động góp phần vào việc phát triển kĩ năng thực hành và tư duy của HS. Nếu trong giờ nội khóa HS phải học tập một cách nghiêm túc, bắt buộc, tuân thủ nghiêm ngặt chương trình đã quy định về mặt thời gian và nội dung thì HĐNK lại mở ra một khả năng rộng lớn để hình thành các thói quen, kĩ năng về trí tuệ và thực hành cho học sinh trong học tập lịch sử. Khi tham gia HĐNK các em được tự chọn tham gia những nội dung, những

công việc phù hợp với khả năng, sở thích của mình. Chính sự tự nguyện của HĐNK sẽ phát huy được năng lực nhận thức độc lập, đồng thời tạo sự hứng thú, niềm say mê trong học tập cho các em. Mặt khác, nội dung và hình thức tiến hành các HĐNK rộng hơn giờ nội khóa nên nếu thực hiện có hiệu quả sẽ góp phần làm tốt việc móc nối kiến thức quá khứ với hiện tại, hoàn thành những cơng tác cơng ích xã hội. Khi tổ chức HĐNK về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nếu thực hiện tốt,hiệu quả cao sẽ hỗ trợ được các giờ nội khóa, tạo được sự hứng thú,say mê học tập bộ môn lịch ở học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động ngoại khóa về cuộc đời và sự nghiệp của đại tướng võ nguyên giáp trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Trang 33)