Nguyên nhân của thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động ngoại khóa về cuộc đời và sự nghiệp của đại tướng võ nguyên giáp trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Trang 49 - 53)

1.1 .Cơ sở lí luận

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.2. Nguyên nhân của thực trạng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong việc tổ chức HĐNK về

nhân vật lịch sử nói chung và về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Võ 65%

10% 15%

10%

Tham gia hội thi tìm hiểu Tham gia hình thức đọc sách Tham gia hình thức kể chuyện Tham quan Bảo tàng

Nguyên Giáp nói riêng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thơng. Mặc dù vị trí của bộ môn lịch sử đã được nâng cao hơn nhưng quan niệm “mơn

chính”, “mơn phụ” trong trường phổ thơng vẫn cịn rất phổ biến, suy nghĩ

này đã chi phối và ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy học lịch sử. Tâm lý này đã ăn sâu trong tiềm thức của xã hội, ngay cả trong suy nghĩ của khơng ít GV, cán bộ quản lý trong và ngoài ngành Giáo dục cho đến bản thân HS và phụ huynh. Đi cùng những suy nghĩ phiến diện đó là cách ứng xử lệch chuẩn làm cho bộ mơn Lịch sử được nhìn nhận và đánh giá khơng đúng với vị thế vốn có của nó. Lối học “ứng thí” đang trở nên phổ biến đối với HS cuối cấp phổ thông. HS tập trung chủ yếu vào các môn thi đại học, do vậy môn Lịch sử dù là môn thi tốt nghiệp vẫn không thể thu hút sự quan tâm của HS trong kì ơn thi cuối cấp. Đặc biệt xu thế thi các môn tự chọn trong kỳ thi tốt nghiệp trở nên phổ biến thì sẽ có tình trạng rất ít HS lựa chọn lịch sử làm môn thi, và ranh giới từ không thi đến không học là rất mong manh. Đáng lo ngại hơn, bệnh “thành tích” trong giáo dục ở các địa phương những năm gần đây đang “tái phát” và tiềm ẩn những hệ lụy khó lường.

Bên cạnh đó những tác động của nền kinh tế thị trường, thương mại hóa giáo dục làm cho GV chưa chú tâm vào việc trau dồi nghề nghiệp một cách tốt nhất, có hiệu quả nhất.

Chương trình giáo dục THPT hiện nay được tiến hành theo tinh thần đổi mới. Nội dung chương trình đã được giảm tải, phân phối chương trình được điều chỉnh nhưng vẫn cịn nhiều bất cập. Một số ý kiến cho rằng SGK quá nặng về kênh chữ, thiếu kênh hình và đặc biệt kiến thức văn hố, giáo dục cịn ít. Trong điều kiện hiện nay, khi những mặt trái của kinh tế thị trường đã tác động và ảnh hưởng không nhỏ đến ý thức, lối sống của một bộ phận dân cư, trong đó có thanh niên, HS, thì việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, hoàn thiện nhân cách càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Việc tăng cường cho HS những kiến thức văn hố của dân tộc thơng qua học tập lịch sử sẽ góp phần thực hiện mục tiêu đó.

Trong DHLS, nhân vật là một bộ phận quan trọng của tri thức lịch sử. Cung cấp tri thức lịch sử về các nhân vật là rất cần thiết. Song thực tế hiện nay cho thấy việc cung cấp tri thức về các nhân vật lịch sử chưa đáp ứng được yêu cầu của bộ môn. Trong các giờ nội khóa, nhìn chung GV ít nhắc tới nhân vật lịch sử, hoặc có chăng thì nói qua loa, sơ sài. Việc giảng dạy về nhân vật thường bị xem nhẹ hơn các sự kiện, hiện tượng, có những GV coi việc học về các nhân vật lịch sử là việc của HS, từ đó khơng định hướng cho các em cách đánh giá, kết luận về nhân vật, công lao của nhân vật đó trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Bên cạnh đó việc phân bố thời gian cho mơn học có giới hạn nhất định bên cạnh một khối lượng kiến thức đồ sộ đòi hỏi GV phải lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học phù hợp. Trong dạy học bộ mơn, hình thức ngoại khóa là một trong những hình thức dạy học mang lại hiệu quả cao nhưng lại ít được quan tâm đầu tư để hoạt động, nếu có thì các GV lại không quan tâm đến hiệu quả của hoạt động đó ra sao. Phần lớn GV ngại tổ chức HĐNK, chưa chủ động sáng tạo ra nhiều hình thức HĐNK phù hợp với điều kiện của trường, địa phương, tâm lý học sinh. Chính vì thế mà điều này đã đưa đến một thực tế HS khơng có hiểu biết hoặc mơ hồ về các nhân vật lịch sử, thậm chí ngay cả những nhân vật nổi tiếng của lịch sử dân tộc,thậm chí cịn có tình trạng nhầm lẫn giữa các nhân vật lịch sử.

Trong xu thế của yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục hiện nay, thì việc làm thế nào để nâng cao chất lượng bộ môn là rất cần thiết. Muốn vậy thì ngồi giờ nội khóa cần phải tăng cường tiến hành các HĐNK nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.

Kết hợp nghiên cứu lí luận và thực tiễn HĐNK về nhân vật lịch sử nói chung và về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói riêng trong DHLS ở trường phổ thơng, chúng tôi thấy rằng cần phải xác định đúng vai trò, ý nghĩa của HĐNK để tổ chức HĐNK lịch sử cho phù hợp với điều kiện của nhà trường phổ thơng. Từ đó, chúng tơi đề xuất tổ chức HĐNK về

cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông

Tổ chức HĐNK về nhân vật trong DHLS nói chung và về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói riêng là rất cần thiết, được tổ chức dưới các hình thức khác nhau, GV giúp cho HS tự mình tìm tịi kiến thức khơng chỉ bó hẹp trong SGK, trong bài học trên lớp mà còn sưu tầm nhiều nguồn tài liệu khác nhau, điều này là động lực thúc đẩy việc học tập tích cực của HS. Tuy nhiên, thực tiễn ở trường THPT việc tổ chức các HĐNK lịch sử còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân. Vậy cách thức tổ chức HĐNK về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong tổ chức HĐNK lịch sử ở trường THPT như thế nào chúng tơi sẽ trình bày ở chương 2 của luận văn.

Chƣơng 2. HÌNH THỨC, PHƢƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VỀ CUỘC ĐỜI, SỰ NGHIỆP CỦA ĐẠI

TƢỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung của phần lịch sử Việt Nam (1919 – 1975) lớp 12 – THPT chƣơng trình chuẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động ngoại khóa về cuộc đời và sự nghiệp của đại tướng võ nguyên giáp trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Trang 49 - 53)