Thực trạng của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa về nhân vật trong dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động ngoại khóa về cuộc đời và sự nghiệp của đại tướng võ nguyên giáp trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Trang 40 - 49)

1.1 .Cơ sở lí luận

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Thực trạng của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa về nhân vật trong dạy học

nói riêng

Để tìm hiểu thực tiễn việc việc tổ chức HĐNK về nhân vật lịch sử nói

chung và về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói riêng trong DHLS ở trường THPT, chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát thực tiễn giảng dạy và tổ chức HĐNK ở trường THPT để có những kết luận và định hướng các đề xuất cho đề tài của mình. Chúng tơi đã tiến hành điều tra, khảo sát ở 2 trường THPT Mạc Đĩnh Chi và trường THPT Nguyễn Khuyến - Hải Phòng với số phiếu phát ra là 100 (đối với HS) và 10 (đối với GV). Sau khi điều tra khảo sát chúng tôi đã tổng hợp kết quả và rút ra những kết luận.

* Về phía giáo viên: Kết quả điều tra được tổng hợp trong bảng sau:

Nội dung Giáo viên

trả lời

Tỉ lệ %

1.Thầy (cô) quan niệm thế nào về việc việc tổ chức hoạt động ngoại trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông?

a Là một hình thức tổ chức dạy học.

b Là một hoạt động phong trào của nhà trường c Ý kiến khác.

2. Theo thầy(cô), việc tổ chức hoạt động ngoại khóa về nhân vật lịch sử có ý nghĩa

a củng cố, bổ sung thêm kiến thức về nhân vật lịch sử.

b phát huy được thế mạnh và khả năng của HS. c làm cho việc tiếp thu kiến thức lịch sử được dễ dàng hơn.

d gây hứng thú học tập lịch sử cho học sinh.

3. Ở trường, tổ chun mơn của thầy(cơ), Đồn trường đã từng tổ chức hoạt động ngoại khóa về nhân vật lịch sử nói chung và về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng

8 2 0 3 2 2 3 80 20 0 30 20 20 30

Võ Nguyên Giáp nói riêng chưa?

a Đã tổ chức 1 lần. b Đã tổ chức nhiều lần. c Đã lên kế hoạch tổ chức. d Chưa bao giờ.

4. Nếu tổ chức hoạt động ngoại khóa về nhân vật lịch sử nói chung và về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Võ Ngun Giáp nói riêng, thầy(cơ) đã và dự định tổ chức dưới hình thức nào?

a Tổ chức cuộc thi tìm hiểu. b Tổ chức buổi tọa đàm.

c Tổ chức Đàm thoại về nhân vật. d Tổ chức các trò chơi lịch sử.

5. Khi xây dựng kế hoạch và tiến hành hoạt động ngoại khóa về nhân vật lịch sử, thầy(cơ) thường gặp những khó khăn gì?

a Hạn chế về thời gian.

b Thiếu nguồn tư liệu về nhân vật. c Cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế. d Học sinh không hưởng ứng. e Nhà trường không tạo điều kiện. f Ý kiến khác 0 0 0 10 5 0 0 5 5 3 2 0 0 0 0 0 0 100 50 0 0 50 50 30 20 0 0 0

Bảng tổng hợp điều tra ý kiến giáo viên

Từ bảng tổng hợp trên ta thấy, đội ngũ GV lịch sử ở trường THPT hiện nay đa số đều đã nhận thức đúng vai trị, vị trí của mơn học cũng như tầm quan trọng của việc tổ chức HĐNK về nhân vật lịch sử nói chung và về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói riêng trong DHLS để hỗ trợ cho hoạt động nội khóa. Chính vì điều đó mà GV đều có sự đầu tư cho

việc xây dựng kế hoạch, tiến hành tổ chức HĐNK cho có kết quả cao.

Trước hết là nhận thức của GV về việc tiến hành HĐNK về nhân vật lịch sử ở trường THPT 80% GV đã có nhận thức và quan niệm đúng đắn về việc tổ chức HĐNK về nhân vật lịch sử nhằm hỗ trợ cho giờ học nội khóa và cho rằng tiến hành hoạt động ngoại khóa về nhân vật lịch sử nói chung và về

cuộc đời, sự nghiệp của đại tướng Võ Ngun Giáp nói riêng là một hình thức tổ chức dạy học trong DHLS ở trường THPT hiện nay.

Biểu đồ 1.2.1 Biểu đồ thể hiện nhận thức của GV về hoạt động ngoại khóa (tỉ lệ %)

Với câu hỏi nhận thức : “Theo thầy(cô), việc tổ chức hoạt động ngoại

khóa về nhân vật lịch sử nói chung và về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói riêng có ý nghĩa?” trong số các giáo viên được hỏi thì

đại đa số GV đều cho rằng tổ chức HĐNK về nhân vật lịch sử nói chung và về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói riêng trong DHLS ở trường phổ thơng có ý nghĩa củng cố, bổ sung thêm kiến thức về các nhân

80% 20%

Hoạt động ngoại khóa là một hình thức tổ chức dạy học Ý kiến khác

vật lịch sử, đồng thời gây hứng thú cho HS trong học tập lịch sử. Số còn lại đều cho rằng việc tổ chức HĐNK sẽ phát huy được thế mạnh và khả năng của HS cũng như làm cho việc tiếp thu kiến thức lịch sử được dễ dàng hơn. Điều này cho thấy GV dạy lịch sử đã hiểu được tầm quan trọng của việc tổ chức HĐNK về nhân vật nói chung và về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói riêng trong DHLS ở trường phổ thông.

Biểu đồ 1.2.2 Biểu đồ thể hiện nhận thức về Ý nghĩa của việc tổ chức

hoạt động ngoại khóa về nhân vật lịch sử (tỉ lệ %)

Việc tổ chức các HĐNK về nhân vật lịch sử trong DHLS cũng góp phần vào việc nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường phổ thông. Tuy nhiên, việc tổ chức HĐNK về nhân vật lịch sử nói chung và về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói riêng mới chỉ dừng lại ở mặt nhận thức được vai trò, ý nghĩa, cịn thực tế thì chưa được tiến hành. Điều này thể hiện với câu hỏi: “Ở trường, tổ chuyên mơn của thầy(cơ), Đồn trường đã từng tổ

chức hoạt động ngoại khóa về nhân vật lịch sử nói chung và về cuộc đời, sự

30% 20% 20% 30% Củng cố, bổ sung kiến thức Phát huy thế mạnh và khả năng của HS

Giúp HS tiếp thu kiến thức lịch sử dễ dàng hơn Gây hứng thú học tập lịch sử cho HS

nghiệp của Đại tướng Võ Ngun Giáp nói riêng chưa?” thì có tới 100% trả

lời là chưa bao giờ. Điều đó đã được GV giải thích bằng nhiều cách khác nhau như do hạn chế về thời gian, thiếu nguồn tư liệu về nhân vật, cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế.... Còn lại một số ít thì nói rằng họ ngại tổ chức HĐNK vì hoạt động này địi hỏi phải có sự đầu tư về thời gian, cơng sức . Thực tế là trong khi tiến hành giảng dạy về nhân vật lịch sử, đa số GV chỉ nêu tên, có chăng thì giới thiệu một cách sơ sài, qua loa, thậm chí cịn u cầu HS về đọc sách giáo khoa. Điều đó cho thấy HS nào học những GV này thì sự nhầm lẫn giữa nhân vật nọ với nhân vật kia, có những hiểu biết mờ nhạt về nhân vật lịch sử là điều dễ hiểu. Chính những hạn chế thực tế này đang dần dần làm cho chất lượng bộ môn đi xuống, sự hiểu biết của HS về các nhân vật lịch sử mờ nhạt dần.

* Về phía HS

Qua tổng hợp kết quả điều tra thực tiễn, chúng tôi thấy rằng chất lượng bộ môn lịch sử thấp, sự hiểu biết của học sinh về nhân vật lịch sử còn mờ nhạt, mơ hồ là do tâm lí phân biệt “mơn chính”, “mơn phụ” hay nói cụ thể là sự coi thường “ môn phụ” mà lịch sử là một trường hợp cụ thể.

Nội dung Giáo viên

trả lời

Tỉ lệ %

1.Theo em, môn lịch sử là môn học:

a Thú vị, hấp dẫn. b Nhàm chán. c Bình thường.

2.Theo em hoạt động ngoại khóa về nhân vật lịch sử có ý nghĩa (cụ thể các ý nghĩa ở dưới)

a Giáo dưỡng. b Giáo dục. c Phát triển. 10 50 40 20 15 15 10 50 40 20 15 15

d Cả 3 yếu tố.

3. Ở trường em đã được tham gia vào hoạt động ngoại khóa về nhân vật lịch sử nói chung và về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói riêng chưa?

a Đã tham gia. b Chưa bao giờ.

c Nếu có tổ chức sẽ tham gia

4. Nếu thầy(cô) tổ chức hoạt động ngoại khóa về nhân vật lịch sử nói chung và về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói riêng, em sẽ thích được tổ chức dưới hình thức nào?

a Hội thi tìm hiểu. b Đọc sách.

c Kể chuyện.

d Tham quan Bảo tàng, di tích.

5. Theo em khi tham gia vào hoạt động ngoại khóa về nhân vật lịch sử nói chung và về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói riêng, sẽ giúp em

a Củng cố, bổ sung kiến thức về nhân vật mà mình đã được học.

b Hiểu kĩ hơn bài đã học ở trên lớp. c Được làm việc phù hợp với khả năng.

50 0 100 65 10 15 10 40 25 35 50 0 100 65 10 15 10 40 25 35

Bảng tổng hợp kết quả điều tra học sinh

Tiến hành điều tra với câu hỏi : “Theo em, lịch sử là mơn học ?” thì có

tới 50% các em cho rằng đây là môn học nhàm chán. Như vậy một thực trạng hiện nay đó là HS khơng hứng thú với việc học tập lịch sử. Cho nên, yêu cầu cấp thiết đặt ra lúc này là cần phải đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa và cả đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, trong đó có cả việc tiến

hành HĐNK về nhân vật lịch sử nói chung và về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói riêng là một hoạt động bắt buộc, phải được tiến hành song song với hoạt động nội khóa, giúp cho bộ mơn lịch sử trở nên hấp dẫn, thú vị hơn.

Biểu đồ 1.2.3 Biểu đồ thể hiện ý kiến của HS về bộ môn Lịch sử (tỉ lệ %)

Với câu hỏi tiếp theo được chúng tơi đưa ra: “Theo em Hoạt động ngoại

khóa về nhân vật lịch sử có ý nghĩa?” thì nhận được câu trả lời là 50% các

em cho rằng HĐNK có ý nghĩa trên cả 3 mặt giáo dục, giáo dưỡng, phát triển. Như vậy có thể thấy, đại đa số HS đã nhận thức được vai trò, ý nghĩa của HĐNK trong học tập lịch sử. 10% 50% 40% Môn lịch sử là môn học thú vị, hấp dẫn Môn lịch sử là mơn học nhàm chán Mơn lịch sử là mơn học bình thường

Biểu đồ 1.2.4 Biểu đồ thể hiện ý kiến của HS về Ý nghĩa của hoạt động ngoại khóa (tỉ lệ %)

Trong khi đó khi hỏi “Ở trường em đã được tham gia vào hoạt động

ngoại khóa về nhân vật lịch sử nói chung và về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói riêng chưa?” thì 100% HS trả lời rằng chưa bao

giờ. Như vậy, có thể thấy trái ngược với sự nhận thức của HS là việc các em chưa một lần được tham gia vào HĐNK về nhân vật lịch sử cũng như về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Để đi sâu tìm hiểu hơn nữa, chúng tơi đưa ra câu hỏi “Nếu thầy(cô) tổ

chức hoạt động ngoại khóa về nhân vật lịch sử nói chung và về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói riêng, em sẽ thích được tổ chức dưới hình thức nào?” thì có rất nhiều ý kiến khác nhau như: 65% thích tham

gia hội thi tìm hiểu, 10 % hình thức đọc sách, 15% hình thức kể chuyện, 10% tham quan Bảo tàng, di tích... Vậy có thể thấy đại đa số học sinh đều muốn tham gia HĐNK, đặc biệt tham gia dưới hình thức hội thi tìm hiểu.

20% 15% 15% 50% Giáo dưỡng Giáo dục Phát triển Cả 3 yếu tố trên

Biểu đồ 1.2.5 Biểu đồ thể hiện ý kiến của HS muốn tham gia các hình thức hoạt động ngoại khóa (tỉ lệ %)

Nhìn chung với các câu hỏi tiếp theo chúng tôi thấy HS cũng có hứng thú trong việc được tham gia vào HĐNK, vấn đề còn lại ở đây là phụ thuộc vào GV có tổ chức hay khơng các HĐNK.

Như vậy, có thể khẳng định chiến lược phát triển giáo dục đào tạo ở nước ta ngày càng được đẩy mạnh cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, và vai trò của giáo dục – đào tạo ngày càng tăng cường, vị trí của các mơn học trong nhà trường phổ thơng được nâng cao trong đó có bộ mơn lịch sử. Trong một vài năm trở lại đây bộ môn lịch sử cũng đã được chú trọng đổi mới về PPDH, điều này đã giúp cho chất lượng bộ môn dần dần được cải thiện, tuy nhiên việc dạy về các nhân vật lịch sử hay nói cụ thể hơn là việc tổ chức HĐNK về nhân vật lịch sử nói chung và về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói riêng trong DHLS ở trường phổ thơng cịn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động ngoại khóa về cuộc đời và sự nghiệp của đại tướng võ nguyên giáp trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Trang 40 - 49)