Một số khái niệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động ngoại khóa về cuộc đời và sự nghiệp của đại tướng võ nguyên giáp trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Trang 31 - 33)

1.1 .Cơ sở lí luận

1.1.2. Một số khái niệm

lịch sử của thế hệ trẻ…”. Điều này thể hiện rõ mối quan hệ giữa hình thức dạy

học nội khóa và ngoại khóa lịch sử ở trường phổ thơng. Chúng ta khơng thể tuyệt đối hóa hình thức này mà coi nhẹ hình thức kia.

1.1.2. Một số khái niệm * Hoạt động ngoại khóa * Hoạt động ngoại khóa

HĐNK là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học của các môn học ở trên lớp. Dạng hoạt động của HS ngoài giờ lên lớp chính thức, ngồi phạm vi qui định của chương trình bộ mơn. Hoạt động này được gắn với những yêu cầu, nội dung của các mơn học để có tác dụng bổ sung, hỗ trợ cho giáo dục chính khóa.Theo chúng tơi, nó là sự tiếp nối hoạt động dạy - học trên lớp và là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động của HS để tổ chức giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn cho các em về khoa học - kĩ thuật, lao động cơng ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo, văn hóa văn nghệ, thẩm mĩ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí… nhằm hình thành và phát triển nhân cách đạo đức, năng lực, sở trường cho các em.

* Tổ chức hoạt động ngoại khóa

Về khái niệm tổ chức, trong Từ điển Tiếng Việt thông dụng (2001) của

Nguyễn Như Ý (chủ biên) tổ chức là tiến hành một công việc theo cách thức,

trình tự nào; là sự sắp xếp, bố trí thành các bộ phận để cùng thực hiện một nhiệm vụ hoặc cùng một chức năng chung [90; 797] Theo đó, tổ chức là một

trong những hoạt động cơ bản của con người nói chung, hoạt động dạy học nói riêng. Theo Từ điển Tiếng Việt (2002) của Hồng Phê (chủ biên) thì tổ

chức là những gì cần thiết để tiến hành một hoạt động nào đó nhằm có hiệu

quả tốt nhất [75; 1007]. Như vậy, tổ chức hiểu theo nghĩa chung nhất chính là sự tập hợp, sắp xếp một nhóm người cùng thực hiện một nhiệm vụ chung để đạt được mục đích đã đề ra.

Về khái niệm hoạt động, trong Từ điển Tiếng Việt (2002) của Hoàng Phê (chủ biên) hoạt động là “tiến hành những việc làm có quan hệ với nhau chặt

chẽ nhằm một mục đích nhất định trong đời sống xã hội”. [75;452]. Tổ chức

hoạt động là quá trình hình thành những cấu trúc quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức, thực hiện phân công lao động khoa học, phối hợp, điều phối các nguồn lực, vật lực một cách thích hợp để thực hiện thành công các kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức.

Khái niệm ngoại khóa, theo Từ điển Tiếng Việt (2002) của Hồng Phê

(chủ biên) ngoại khóa là “môn học hoặc hoạt động giáo dục ngồi giờ,ngồi

chương trình chính thức”.[75;683]

Tổ chức HĐNK trong Từ điển Văn hóa giáo dục Việt Nam của Vũ Ngọc

Khánh, Phạm Minh Thảo, Nguyễn Thị Thu Hà (2003) định nghĩa là “Dạng

hoạt động của học sinh ngồi giờ lên lớp chính thức, ngồi phạm vi qui định của chương trình bộ mơn. Hoạt động này được gắn với những yêu cầu, nội dung của các mơn học để có tác dụng bổ sung, hỗ trợ cho giáo dục chính khóa”.

Từ khái niệm trên có thể hiểu tổ chức HĐNK là một hình thức hoạt động nằm ngồi chương trình học chính khóa kết hợp dạy học với vui chơi nhằm

gắn việc giảng dạy, học tập trong nhà trường với thực tế xã hội. Đây là một trong những mảng hoạt động giáo dục quan trọng ở nhà trường phổ thông trong việc giáo dưỡng, giáo dục và phát triển toàn diện HS.

* Tổ chức hoạt động ngoại khóa về nhân vật trong DHLS ở trường

THPT

Tổ chức HĐNK về một nhân vật trong DHLS ở trường phổ thơng góp phần vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Việc tổ chức HĐNK về nhân vật trong DHLS phải gắn liền với chương trình nội khóa bởi HĐNK giúp HS có những hiểu biết sâu sắc hơn về nhân vật lịch sử mà giờ nội khóa chưa đáp ứng được. Từ cách hiểu trên, theo chúng tôi tổ chức HĐNK về nhân vật lịch sử là “một hoạt động đi sâu tìm hiểu về nhân vật lịch sử mà HS đã được học ở trên

lớp, nhưng do khn khổ thời gian có hạn chưa thể giới thiệu đầy đủ về nhân vật đó”. Để giúp HS hiểu sâu sắc hơn về nhân vật, GV tổ chức HĐNK, qua

đó các em sẽ được thỏa thích tìm hiểu, thể hiện sự đam mê, khám phá, tìm tịi của mình về nhân vật mà mình u thích.

1.1.3.Vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa trong DHLS ở trường THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động ngoại khóa về cuộc đời và sự nghiệp của đại tướng võ nguyên giáp trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Trang 31 - 33)