RỪNG TRONG CÁC HỆTHỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP

Một phần của tài liệu Giáo trình nông lâm kết hợp (Trang 37 - 41)

Chương II : NGUYÊN LÝ VỀ NÔNG LÂM KẾT HỢP

4. RỪNG TRONG CÁC HỆTHỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP

4.1. VAI TRÒ BẢO VỆ SINH THÁI CỦA RỪNG

4.1.1. Sự mơ phỏng cấu trúc và vai trị của rừng tự nhiên

Một nghiên cứu về hệ thống nông lâm kết hợp ở Philippin bởi Olofson (1993) đã nêu ra một cấu tạo mà ông ta gọi là "cấu tạo mô phỏng thay thế rừng tự nhiên (AFS: Altemative Forest-like Structure)". Đây là cấu tạo của những hệ thống nông lâm đã mô phỏng cấu tạo của rừng tự nhiên. ơng ta đã nêu các tính chất của các hệ thống trên như sau:

chỉ tiêu đa dạng sinh học cao; nhiều tầng tán;

chu trình chất dinh dưỡng kín và nhanh; diễn thế tự nhiên theo từng đám

có sự cộng hưởng giữa các hệ thống "nông lâm giống rừng tự nhiên" với các hệ sinh thái rừng tự nhiên xung quanh.

Hệ thống lô rừng nhỏ của dân Ifugao ở Philippin (woodlot) là một thí dụđiển hình của đặc tính này nơi mà cây gỗ, tre, mây và cây thuốc v.v. đã được trồng chung với nhau. Sựđa dạng của nó có lúc phong phú hơn cả rừng tự nhiên Kỹ thuật cố gắng mơ phỏng theo các đặc tính của rừng tự nhiên có đặc điểm nổi bật về mặt sinh thái mơi trường. Thực tế, có nhiều trường hợp hệ thống bền vững do có được hỗ trợ phối hợp lẫn nhau, thích ứng, và đa dạng nhất là khi xen nối tiếp với hệ sinh thái rừng tự nhiên tại chỗ với các hệ canh tác nơng lâm (Oldeman,1983). Hơn nữa, có đề nghị rằng hệ sinh thái tự nhiên có thể được vận dụng làm cơ sở để chọn lọc xây dựng các kỹ thuật nông lâm kết hợp từ các kết quả nghiên cứu về kiểu rừng trong đó các tập đồn thực vật sống liên kết hỗ trợ với nhau, hoặc lấy hệ sinh thái tự nhiên làm kiểu mẫu cho hệ thống canh tác hoa màu trong nông nghiệp (Hart, 1980). Lasco,1987 cũng đã nghiên cứu và nhận định rừng mưa nhiệt đới đã được xem như là cơ sở của việc xây dựng

Hart, 1980 cũng đã đưa ra một thí dụ về kỹ thuật canh tác liên tiếp hoa màu dựa vào nguyên tắc thay thế tự nhiên liên tiếp của rừng. Từđó tác giả này đã đề xuất hai giai đoạn tiến hành Giai đoạn thứ nhất gồm trồng các loại đậu, bắp, khoai mì, và cây mã đề trên đất mới khai phá. Giai đoạn hai sau đó bằng trồng dừa, ca cao, và cao su xen với cây mã đề Kiểu bố trí này được đặc trên cơ sở của các nghiên cứu kết luận rằng trong q trình thay thế tự nhiên của rừng, khơng bao giờ các lồi cây con dạng bình ổn (climax) xuất hiện ở giai đoạn tiên phong của rừng (Janzen,1975 được liệt kê bởi Hart, 1980). Nhận định này tuy cịn đang ở giai đoạn phơi thai nhưng nó chứng tỏ một một hướng phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp là vận dụng các hiểu biết về rừng tự nhiên làm cơ sở cho

thiết kế cả các hệ thống nông nghiệp lẫn nông lâm kết hợp. Yêu cầu trước mắt hiện nay là cần nghiên cứu nhiều thử nghiệm xem ngun tắc này có tính khả thi khơng.

4.1.2. Sự tái tạo độ phì đất:

4.1.2.1. Hệ thống hưu canh (bỏ hóa)

Nhưđã được đề cập ở phần trước, canh tác rẫy được xem như là một hình thức lâu đời của các hệ thống nông lâm kết hợp (Vergara, 1986) và do vậy được xem như là khá bền vững trong sử dụng đất (Allen, 1985). Trong hệ thống này, đất được bỏ hóa để phục hồi lại rừng sau một vài năm canh tác hoa màu nhằm tái tạo lại độ phì của đất. Vào giai đoạn cuối của hưu canh, rừng lại được phát và đất để gia tăng lượng phân tro trong đất và giảm công làm cỏ (Wamer, 1981). Cho nên có thểđánh giá là tất cả các hệ thống hưu canh, nhiệm vụ chủ yếu của rừng tự nhiên là tái tạo lại độ phì và sức sản xuất của đất. Thêm vào đó, rừng cịn là nguồn cung cấp thực phẩm, gỗ, củi thuốc chữa bệnh, vv...

4.1.2.2. Sử dụng vật rơi rụng của rừng để bón đất nơng trại

Ở Nhật, Việt Nam và một số nước khác nơng dân có tập quán giữ rừng kế cận ruộng lúa của họ để thu lượm vật rụng từ rừng và bón chúng vào đất ruộng hàng năm. Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng vật rơi rụng rừng là nguyên nhân làm kiệt quệ đất rừng do phá vỡ chu trình biến dưỡng chất trong đất (Olofson, 1983).

Ở Tây Guatemala và Mexico, một kỹ thuật tương tự được áp dụng để chuyển hóa rừng thành ruộng. Vật rơi rụng thu lượm sẽ được rải lên và vùi vào đất để cải thiện cấu tượng và khả năng giữ nước của đất, nó cịn được sử dụng như là vật liệu che tủ cho đất (Olofson, 1983).

Tại Đông Bắc Thái Lan và vùng Tây Nguyên ở Việt Nam, một hệ thống truyền thống là cây rừng trong ruộng lúa đã được người dân địa phương áp dụng trong các rừng khô thưa hay trảng cỏ bụi có cây sao dầu nhằm lợi dụng được nguồn phân từ vật rụng của cây rừng.

4.1.2.3. Kiểm sốt chống xói mịn đất và nước chảy bề mặt

Trong hệ thống canh tác lúa theo bậc thang, người Ifugaos, Dao và Hmong đã lưu ý bảo vệ đến thành phần rừng bao gồm rừng trồng và các rừng tự nhiên ở các vị trí xung yếu để giảm lượng nước chảy bề mặt, xói mịn đất và điều tiết nước cần cho sinh hoạt và canh tác (Olofson, 1980). Khả năng của rừng để bảo vệ đất và nước đã được nghiên cứu nhiều nhưđã đề cập bài trước.

4.1.2.4. Rừng phòng hộ và tạo bóng cho cây trồng

Một vài loại hoa màu địi hỏi bóng che ở trên hay ừ nhất chúng có thể chịu đựng để phát triển dưới bóng che. Rừng tự nhiên đã được dùng trong các hệ thống nơng lâm kết hợp vì giá trị che bóng của nó Cây cà phê thường dùng được trồng dưới tán rừng thông (Pinus kesiya) (Penafiel và Botengan, 1985) hay dưới tán rừng thứ sinh (Ronquillo và nhiều người khác, 1987), (Lasco, 1987c), cây quế cũng được trồng dưới bóng của cây khác hay rừng thứ sinh thí dụở Trà Mi Quảng Nam, Văn Chấn Yên Bái. Hệ thống Ifugao cũng được trồng xen bằng nhiều loại cây hoa màu và thực vật có lợi dưới tán rừng.

4.2. VAI TRỊ KINH TẾ, VĂN HĨA VÀ XÃ HỘI CỦA RỪNG

4.2.1. Kinh tế

Rừng là nơi cung cấp các nguồn lợi kinh tế cho người dân và xã hội như gỗ các loại, các nguyên liệu giấy sợi và nguyên liệu cho công nghiệp. Hơn nữa, rừng cịn cung cấp các loại sản phẩm ngồi gỗ như thực phẩm cho các bộ lạc người dân tộc khiến rừng trở thành một thành phần cất lõi của hệ thống nơng lâm đối với họ. Thí dụ, người Tagbanua ở đảo Palawan, Philippin đã thu nhặt thực phẩm trong rừng khi họ khan hiếm gạo hay cây có củ (Wamer, 1981). Tương tự như vậy một số lớn các bản làng dân tộc ít người ở Việt Nam có nguồn thực phẩm thu hái từ rừng như thu hái quả hạt cây rừng trong rừng tự nhiên đặt biệt trong những thời kỳ giáp hạt, đói kém Nấm rừng, cây có củ, ốc, dúi, rắn, trăn, các loại động vật bị sát, mật ong, cá, củi khơ, gỗ mục, thuốc thực và động vật chữa bệnh, ngơ, mây, tre, chai, dầu, vv... là những sản phẩm từ rừng thường được dân cư sinh sống trong và gần rừng thu hoạch mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của rừng. Ở vùng rừng tràm Đồng Tháp Mười, cây tràm trong mùa ra hoa được bảo vệ cho phát triển nuôi ong lấy mật, một nguồn thu nhập quan trọng cho nông dân ởđây.

Nhiều nơi ở vùng núi, rừng được xem là nơi thiêng liêng nơi có các vị thần thiện và ác và họ xem đó là nơi bảo vệ bản làng và nhà cửa của họ tránh sự xâm lấn của các ác thần. Tín ngưỡng của họđã chứng tỏ rằng nếu rừng bị chặt hạ, nó sẽ mất giá trị thiêng liêng cần cho tín ngưỡng của họ. Điều này quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sự hồi phục của các hệ thống hưu canh do các khu rừng thiêng liêng này là nơi cung cấp hạt giống phát tán đến các vùng đất trống làm rẫy (Olofson, 1983). Một thí dụ khác ở các tỉnh Đông Nam Bộ, đặc biệt ở Đồng Nai, Bà Rịa, Vũng Tàu, đạo phật đã là một động lực quan trọng để tái lập rừng ở đất trống đồi trọc một cách thành công.

Như đã trình bày trên, rừng tự nhiên đã đóng vai trị ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nông lâm kết hợp, tuy nhiên chúng chỉ mới được phát huy trong các hệ thống truyền thống của các cộng đồng người dân tộc, nhưng các kỹ thuật nông lâm cải tiến vẫn cịn ít chú ý tìm hiểu cặn kẽ đến vai trò của rừng trong hệ thống. Chính vì vậy, một lượng lớn thơng tin có giá trị để phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp đã bị bỏ quên. Điều này đặt ra một vấn đề cấp thiết là cần phải tìm hiểu, thơng tin và phân tích tỉ mỉ các hệ thống truyền thống để làm cơ sở cho xây dựng và phát triển các hệ thống nông lâm kết hợp cải thiện.

Một phần của tài liệu Giáo trình nông lâm kết hợp (Trang 37 - 41)