TÍNH CẤP THIẾT CỦA PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT NÔNG LÂM KẾT HỢP CÓ SỰTHAM

Một phần của tài liệu Giáo trình nông lâm kết hợp (Trang 126 - 133)

Chương V : ÁP DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT NÔNG LÂM KẾT HỢP

1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT NÔNG LÂM

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT NÔNG LÂM KẾT HỢP CÓ SỰTHAM

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT NƠNG LÂM KẾT HỢP CÓ SỰ THAM GIA SỰ THAM GIA

1.1.1. Tại sao những hoạt động nghiên cứu và khuyến nông quy ước chưa mang lại hiệu quảở vùng cao?

Hệ thống nghiên cứu và khuyến nông quy ước hoạt động tốt ở vùng thấp, nơi mà các tiếp cận về nhập lượng và dịch vụ hỗ trợ tương đối dễ dàng và kỹ thuật "trọn gói" rất thích hợp với các điều kiện đồng nhất, nguồn lực dồi dào. Nhưng ngược lại, do các điều kiện phức tạp và nguồn lực rất giới hạn ở vùng cao, hệ thống nghiên cứu và phát triển quy ước ít có hiệu quả vì các ngun nhân sau đây:

Không chú ý đến kiến thức và nguồn lực tại địa phương

Quá tập trung vào việc nghiên cứu ở các trạm với các điều kiện lý tưởng. • Nghiên cứu đặc trưng chỉ chú trọng nhiều vào một loại hàng hóa, trái ngược với hệ thống có tương tác.

Quên các khu vực canh tác nhờ nước trời.

Quên các ảnh hưởng của sinh thái (đặc biệt là hệ sinh thái) Có thành kiến về giới

Ưu tiên tập trung cho việc sản xuất theo thị trường. Các kỹ thuật khuyến nơng chưa thích hợp.

Các phương pháp khuyến nơng nghèo nàn (ví dụ như q "hình thức", thời gian bố trí khơng phù hợp, nhân viên khuyến nơng khơng quen thuộc với các điều kiện và ngôn ngữ địa phương.

1.1.2. Nguyên tắc phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp có sự tham gia

Người dân tham gia các hoạt động nghiên cứu và khuyến nơng (cịn được gọi là "phát triển kỹ thuật có sự tham gia") kết hợp kiến thức và năng lực nghiên cứu của cộng đồng địa phương với việc nghiên cứu và phát triển của các tổ chức trong quá trình học hỏi hai chiều. Nó liên quan đến việc xác định, tạo dựng, kiểm tra và thích nghi cho các kỹ thuật mới và để giúp đỡ giải quyết các vấn đề của địa phương. Mục đích cuối cùng là nhằm tăng cường kinh nghiệm và năng lực quản lý kỹ thuật của dân và cộng đồng địa phương, do đó, người dân đóng vai trị chủ chốt trong tồn bộ q trình. Chữ “P” trong PTD cũng có thể hiểu là "lấy con người làm trung tâm" trong các chiến lược

và quá trình phát triển.

Các nguyên tắc chính thực hiện phát triển kỹ thuật có sự tham gia

Quan tâm tới nhu cầu của người nông dân, kiến thức bản địa, các nguồn tài nguyên hiện có và mạng lưới của cộng đồng Tạo điều kiện để phát triển các nguồn lực trên.

Tăng cường liên kết để hiểu những đặc điểm chính với/và những thay đổi trong hệ sinh thái nông nghiệp.

Hỗ trợ nông dân và các tổ chức của họ để tăng cường sự nhận thức, tự tin, kiến thức và kỹ năng của họ. Đồng thời khuyến khích họ tiếp tục tham gia tiến trình nghiên cứu và khuyến nông sau khi chấm dứt các hỗ trợ từ bên ngồi.

Bảo đảm cho nơng dân và những người hỗ trợ bên ngoài cùng xác định được những vấn đề ưu tiên.

Cung cấp những kinh nghiệm thực tiễn cho những nông dân được chọn lựa để họ có thể lựa chọn phát triển các kỹ thuật và chuyển giao chúng cho những người khác.

Sử dụng các đầu vào thấp, nghiên cứu và mở rộng việc sử dụng các nguyên liệu sản xuất tại chổi Hãy để người dân và những tổ chức của họ phổ biến chúng. Điều này bảo đảm rằng người dân tự tin và sử dụng các đầu vào hợp lý.

Khuyến khích các nơng dân hoặc nhóm nơng dân trình diễn trên nơng trại của họ. Việc trình diễn có thể được các nơng dân khác nhân lên.

• Thúc đẩy vai trị nghiên cứu và khuyến nơng cho nông dân. Nông dân sẽ thực hiện các chức năng trên theo tập quán và không bỏ công việc này để những người ngồi cộng đồng, những người thường ít hiểu biết về các điều kiện của cộng đồng, làm,

• Cung cấp thơng tin về thay đổi hiện trạng để tạo sự quan tâm.

Thử nghiệm tại đồng ruộng với các kỹ thuật khác nhau thu được từ nông dân ở địa phương (kiến thức bản địa hay các kinh nghiệm khác) và từ khoa học chính thống. Đề nghị các lựa chọn kỹ thuật cho nông dân để họ quyết định thực hiện và kiểm tra trên đồng ruộng của họ và đồng thời cũng khuyến khích nơng dân đề nghị các kỹ thuật để thử nghiệm.

Tổ chức các diễn đàn để nông dân đánh giá và mở rộng các kết quả nghiên cứu cho những nơng dân khác.

1.2. Q TRÌNH ÁP DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT NÔNG LÂM KẾT HỢP CĨ SỰ THAM GIA

1.2.1. Q trình phát triển phát triển kỹ thuật có sự tham gia

Áp dụng và phát triển nơng lâm kết hợp có nghĩa là đưa những kỹ thuật nông lâm kết hợp vào cho cộng đồng địa phương và nông dân. Việc áp dụng kỹ thuật mới cần đáp ứng nhu cầu của cộng đồng địa phương, phù hợp với các điều kiện về địa lý, tự nhiên, kinh tế - thị trường chính sách - xã hội - văn hố. Như vậy, áp dụng và phát triển nơng lâm kết hợp có hiệu quả là một quá trình phát hiện và giải quyết vấn đề của cộng đồng địa phương có sự tham gia của nhiều bên có liên quan. Các phương pháp tiếp cận từ trên xuống trước đây đối với các hoạt động nông lâm kết hợp coi trọng vai trị của các chun gia thuộc các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan đào tạo khác coi nhẹ sự tham gia của người dân địa phương. Điều này đã dẫn đến thiếu hụt thơng tin chính xác, trao đổi thơng tin hai chiều giữa các nhà chuyển giao, nghiên cứu và người dân địa phương, gây ra sự thiếu hiểu biết, không tin tưởng và ít phù hợp của các kỹ thuật đưa vào áp dụng. Các hoạt động nông lâm kết hợp tiên tiến lôi cuốn sự tham gia hợp tác đàm thoại giữa người dân và các bên có liên quan vào chu trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, đổi mới và đánh giá kết quả nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp và đáp ứng các lỗ hổng về kiến thức.

Các giai đoạn phát triển nơng lâm kết hợp có sự tham gia có thể mơ tả như sau:

• Mơ tảđiểm, chẩn đốn và thiết kế

Đây là giai đoạn mơ tả hiện trạng, chẩn đoán các vấn đề và thiết kế các hoạt động nghiên cứu và phát triển nông lâm kết hợp phù hợp (C,D & D).

Thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển kỹ thuật nơng lâm kết hợp có sự tham gia là giai đoạn nhằm tạo những kỹ thuật mới cho phát triển và chuyển giao

các kỹ thuật nông lâm kết hợp, có xem xét đến vai trị của các tổ chức cơ quan, chính sách.

Giám sát và đánh giá có sự tham gia phản ánh một q trình đánh giá năng xuất, tính ổn định và tính bền vững của các hoạt động nông lâm kết hợp, các hoạt động nghiên cứu và phát triển nông lâm kết hợp.

1.2.2. Kinh nghiệm của vùng Đông Nam Á về q trình phát triển kỹ thuật có sự tham gia

1.2.2.1. Đánh giá có sự tham gia

Các nhà nghiên cứu và nhân viên khuyến nông hướng dẫn đánh giá vềđiều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của cộng đồng và các yếu tố bên ngồi ảnh hưởng đến nó. Các chủ đề xác định như sau:

Kiến thức bản địa.

Các mạng lưới thơng tin truyền thống

• Tiềm năng và giới hạn của hệ thống canh tác ở địa phương và sự quản lý tài nguyên tự nhiên cùng với thay đổi của điều kiện bên ngồi.

• Các lựa chọn kỹ thuật để giải quyết các giới hạn đó.

1.2.2.2. Thiết kê nghiên cứu

Điều khiển các cuộc họp với nông dân để thiết kế nghiên cứu. Những chủ đề thảo luận:

• Những thay đổi bên ngồi

• Các lựa chọn kỹ thuật được các nhà nghiên cứu và khuyến nông đề nghị liên quan đến kiến thức và kinh nghiệm của nông dân.

Các lựa chọn để kiểm tra trên đồng ruộng. Thiết kế các thí nghiệm.

Quản lý các nghiên cứu (được thực hiện theo nhóm hay từng cá nhân?) Kế hoạch để triển khai nghiên cứu.

1.2.2.3. Kiểm tra kỹ thuật và trình diễn

Các nhà nghiên cứu và nhân viên khuyến nông trợ giúp nơng dân hoặc nhóm nơng dân thực hiện các thí nghiệm và theo dõi tiến độ.

Nông dân ghi nhận các hoạt động, ví dụ như ngày trồng, làm cỏ và thu hoạch, ngày và số lượng các nguyên liệu đầu vào được sử dụng, năng suất.

Tổ chức các buổi thăm viếng hiện trường, gặp gỡ nhau để cho phép nơng dân giới thiệu các thí nghiệm trình diễn và kết quả tạm thời của họ với các nông dân khác

1.2.2.4. Liên kết đánh giá

Các nhà nghiên cứu, các nhân viên khuyến nông, và nông dân cùng tham gia trong việc đánh giá các thí nghiệm và xây dựng kế hoạch cho những nghiên cứu mới. Các câu hỏi thảo luận:

Kết quả của thí nghiệm là gì? Tích cực hay tiêu cực? Chúng ta học hỏi được gì từ những thí nghiệm đó ? Các thí nghiệm tiếp theo nên được thiết kế như thế nào? Các thí nghiệm tiếp theo nên được quản lý như thế nào?

1.2.2.5. Mở rộng các kết quả và kinh nghiệm của nơng dân

• Sản xuất ở địa phương, cung cấp và thị trường nguyên vật liệu sản xuất.

1.2.2.6. Nông dân như là người huấn luyện

Ưu điểm:

• Cải thiện những khả năng đặc biệt của người nông dân để phổ biến các bí quyết, kinh nghiệm sản xuất.

• Tránh được các trở ngại do ngôn ngữ.

Việc tập huấn diễn ra ở địa điểm và thời gian thích hợp, thường tại nơi ở của học viên.

• Các chủ đề được điều chỉnh cho thích hợp với bối cảnh của người dân, ý tưởng và nguồn lực của địa phương.

Khơng khí thoải mái cho phép trao đổi các ý tưởng. Tăng cường mạng lưới thông tin ở địa phương.

1.2.2.7. Các mối quan tâm

Nơng dân tập huấn phải có tin tưởng về kinh nghiệm, nỗ lực và đạo đức. Việc tập huấn không nên là một gánh nặng cho họ.

Những chun gia cịn trẻ, khơng có kinh nghiệm trong việc trình bày nên làm việc như một người trợ lý tập huấn trước.

Việc lựa chọn nông dân làm người tập huấn là một vấn đề tế nhị, có thể gây ra các mâu thuẫn trong dân làng hay các làng.

Việc tập huấn nên tổ chức trong từng nhóm nhỏ với các kỹ thuật ở hiện trường. Mỗi nhóm nên có một người trợ lý để trả lời các câu hỏi và hướng dẫn kỹ thuật.

Nông dân thường sẵn sàng trả tiền bồi dưỡng cho những người nông dân tập huấn.

1.2.2.8. Gặp gỡ

Các cuộc gặp gỡ trong làng và giữa các làng với nhau cũng như những chuyến đi học tập kinh nghiệm thực tế và thăm hiện trường là những cách để nông dân trao đổi kinh nghiệm, ý kiến và cách làm trong sản xuất. Những chuyến đi học tập kinh nghiệm thực tế và thăm hiện trường cho phép nơng dân nhìn thấy các kinh nghiệm thực tế trong những điều kiện cụ thể. Nó kích thích thảo luận về những vấn đề mà họ có thể áp dụng trong điều kiện của họ. Thăm viếng cũng tăng cường mạng lưới thông tin và hỗ trợ về kỹ thuật.

Những điều quan tâm:

• Ở nhiều nơi, những buổi thăm viếng trong làng và giữa các làng được tổ chức kết hợp theo luật làng hay các lễ hội truyền thống.

Những chuyến đi học tập kinh nghiệm thực tếở các làng khác nhau nên tổ chức giữa những người cùng dân tộc để dễ dàng trao đổi bằng một ngôn ngữ.

Nông dân ln ln quan tâm với việc nhìn thấy (khơng chỉ nghe) những gì diễn ra trên đồng ruộng. Thăm viếng hiện trường là một phương tiện hiệu quả để trao đổi kiến thức và ý kiến.

2. MÔ TẢĐIỂM, CHẨN ĐỐN VÀ THIẾT KỀ KỸ THUẬT NƠNG LÂM KẾT HỢP CÓ SỰ THAM GIA

Một phần của tài liệu Giáo trình nông lâm kết hợp (Trang 126 - 133)