CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MÔ TẢĐIỂM, CHẨN ĐOÁN VÀ THIẾT KẾ

Một phần của tài liệu Giáo trình nông lâm kết hợp (Trang 133 - 138)

Chương V : ÁP DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT NÔNG LÂM KẾT HỢP

1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT NÔNG LÂM

2.1. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MÔ TẢĐIỂM, CHẨN ĐOÁN VÀ THIẾT KẾ

Để có được một kế hoạch nghiên cứu và phát triển nơng lâm kết hợp có tính khả thi cần phải mơ tả, chẩn đốn các vấn đề, có liên quan ở cộng đồng và hộ gia đình.

Mơ tảđiểm là mơ tả và phân tích các hệ thống sinh thái nông nghiệp nhằm phát hiện ra những điểm gắng và khác nhau về không gian và thời gian trong các hệ thống sinh thái nông lâm nghiệp. Một hệ thống sinh thái nông nghiệp là một tập hợp các yếu tố vật lý, môi trường, kinh tế và xã hội có ảnh hưởng đến canh tác.

Q trình mơ tả, chẩn đốn và thiết kế có thể chia ra theo thứ tự 4 bước

Bước 1: Thu thập và phân tích thơng tin đưa ra các giả định (nhận định)

-Những thông tin cần thu thập: Thông tin liên quan đến môi trường - vật lý - Sinh vật

• Đất đai, địa hình và dạng đất -độ dốc và độ cao, hướng phơi và hướng gió và ảnh hưởng

Khí hậu - thuỷ văn

Sinh vật - cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật, thuỷ sản Các hoạt động sử dụng đất và hệ thống canh tác. Những thông tin về kinh tế xã hội và văn hoá

• Các thơng tin về dân tộc học: Dân số, phân nhóm hộ, các nhóm dân tộc, các thành phần dân cư.

Kết cấu hộ gia đình và khả năng lao động

Thu nhập của hộ gia đình và phân loại kinh tế hộ Tín ngưỡng, tập tục, truyền thống

• Các yếu tố kinh tế: Cơ sở hạ tầng, thị trường, dịch vụ hỗ trợ (tín dụng, cung cấp vật tư, nghiên cứu/khuyến nơng).

Hệ thống cây trồng và lịch mùa vụ

Sở hữu và tình trạng đất đai, các vấn đề tranh chấp

Các vấn đề xã hội (y tế, giáo dục, khả năng tiếp cận) hồ bình và an ninh, vi phạm pháp luật, canh tác nương rẫy

• Các tổ chức, cơ quan địa phương.

-Sử dụng các cơng cụ chẩn đốn có sự tham gia để chẩn đoán các vấn đề. Những câu hỏi trong canh tác hộ gia đình:

Phỏng vấn bán cấu trúc Các sơ đồ 2.1. Các bản đồ a) Bản đồ hiện trạng sử dụng đất b) Bản đồ về giới 2.2. Lát cắt a) Lát cắt vềđịa hình khơng gian b) Lát cắt về lịch sử sử dụng đất 2.3. Nông lịch a) Lịch thời vụ b) Khả năng về thực phẩm c) Khả

năng về thức ăn gia súc. d) Các hoạt động mùa vụ theo giới và lứa tuổi. 2.4. Biểu đồ về lao động và các nguồn a) Phân chia lao động theo giới và

2.5. Sơ đồ nguyên lý giả định a) Kiểu hệ thống canh tác

b) Hệ sinh thái nông nghiệp của nông hộ

Phân cấp

Các công cụ khác

Thu thập thông tin và số liệu về hệ thống canh tác nhằm tìm ra các vấn đề và cản trở trong canh tác hộ gia đình và xác định các giải pháp giả định để giải quyết các vấn đề.

Sử dụng phỏng vấn bán định hướng phù hợp và các cơng cụ chẩn đốn khác để thu được những thông tin và số liệu phù hợp về hệ thống canh tác và tổng hợp thông tin.

Thông tin, số liệu cung cấp phải rõ ràng và thích hợp với mục tiêu, chiến lược, nguồn, kinh doanh, quản lý các vấn đề và những rủi ro.

Bước 2. Xác định các giả định và thử nghiệm các giả định

Đưa ra các giả định có liên quan đến các bộ phận then chốt của hệ thống canh tác như:

Các vấn đề và cản trở của nông dân Các chiến lược quản lý của nông dân

Các tác động giúp cho nông dân đạt được mục tiêu của họ.

Các giả định và biện pháp tác động về nông lâm kết hợp cũng có thể khơng phải nơng lâm kết hợp cần được xếp thứ tựưu tiên theo mức độ quan trọng. Các tiêu chí để xếp thứ tựưu tiên cho các giả định và các biện pháp tác động cần được thảo luận cùng người dân.

-Kiểm tra các giả định về các vấn đề và cản trở của nông dân và những giải pháp nông lâm kết hợp có tiềm năng phát triển đã được đưa ra và thu thập các tài liệu thông tin bổ sung cần thiết cho việc xác định các biện pháp tác động nơng lâm kết hợp có ưu tiên.

Việc kiểm tra tập trung vào phỏng vấn, đối thoại trực tiếp ngồi đồng ruộng với nơng dân, trước hết là kiểm chứng các giả thiết cùng với người dân sau đó là xếp thứ tựưu tiên các vấn đề và cản trở theo mức độ quan trọng (số người dân chịu ảnh hưởng và các ưu tiên của người dân).

Bước 3. Thiết kê các biện pháp tác động và xếp thứ tựưu tiên các hoạt động nghiên cứu và phát triển nông lâm kết hợp.

Dựa vào số liệu và thông tin phản hồi từ nông dân về các biện pháp tác động nông lâm kết hợp.

-Tìm ra các lỗ hổng về kiến thức và các vấn đề có liên quan đến những biện pháp tác động.

-Xếp thứ tựưu tiên các nhu cầu nghiên cứu để đáp ứng các lỗ hổng về kiến thức. -Xác định và xếp thứ tựưu tiên các nhu cầu phát triển, xem xét tất cả những thông tin, tài liệu có thể có, phân tích những gì đã biết rõ về biện pháp tác động trong bối cảnh cụ thể, xác định các lỗ hổng về kiến thức, các dạng nghiên cứu (sinh học, kinh tế - xã hội, chính sách..) cần có để giải quyết vấn đề, xây dựng và xếp thứ tựưu tiên các mục tiêu nghiên cứu.

Bước 4. Thiết kế nghiên cứu và phát triển nông lâm kết hợp

Căn cứ vào các vấn đề và những hạn chếđã phát hiện, thiết kế các hoạt động nghiên cứu và phát triển nông lâm kết hợp nhằm giải quyết các vấn đề và hạn chế trong phát triển nông lâm kết hợp của cộng đồng và hộ gia đình. Bước 3 chúng ta đã xác định và xếp thứ tựưu tiên các hoạt động nghiên cứu và phát triển nông lâm kết hợp. Ở bước này cán bộ nghiên cứu và cán bộ khuyến nông cần thúc đẩy và tham gia cùng người dân thiết kế các hoạt động nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Giáo trình nông lâm kết hợp (Trang 133 - 138)