MƠ TẢ VÀ PHÂN TÍCH CÁC HỆ THỐNG NƠNG LÂM KẾT HỢP 1. CÁC HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP TRUYỀN THỐNG
1.1. KHÁI NIỆM
Hệ thống nông lâm kết hợp truyền thống (bản địa) là những là hệ thống nông lâm kết hợp đã được phát triển và sử dụng qua nhiều thế hệ, được chứng thực qua thời gian. Chúng thường phổ biến ở các cộng đồng người dân tộc sống ở gần hay ngay tại rừng. Một cách đơn giản hơn, hệ thống truyền thống có thể liên hệ đến các kiểu canh tác nơng lâm kết hợp phát triển bởi chính người dân ở tại địa phương nào đó. Trong phần này các cộng đồng người dân tộc được tách riêng với các nơng dân mới đến sinh sống tại vùng cao. Nhóm thứ nhất bao gồm các dân tộc đã có truyền thống sống ở các vùng rừng núi và ít bịảnh hưởng bởi thế giới bên ngồi. Trong khi đó nhóm thứ hai thường mới di cư từ vùng đồng bằng lên canh tác ở vùng đồi núi.
Mặc dù nông lâm kết hợp là một môn học mới mẻ, nó thực sự là một kiểu canh tác đã được áp dụng từ lâu. Nhiều dạng nông lâm kết hợp đã tồn tại nhiều nơi trên thế giới qua hàng nghìn năm. Có thể nói chúng được phát triển lâu bền qua sự thử nghiệm của thời gian và được chấp nhận bởi cư dân của vùng đó. Thí dụ chúng có thể xác định về loại cây trồng và sự phối hợp lồi thích hợp cho một hồn cảnh nào đó. Điều nhận định này sẽ giúp các nước đang phát triển tiết kiệm được công sức và thời gian nghiên cứu. Cho nên, tổng kết và phân tích các hệ thống nông lâm kết hợp truyền thống là một điều thiết thực cần làm.
Các yếu tố để xem xét một hệ thống là truyền thốnglbản địa bao gồm: Hệ thống được tồn tại từ lâu
Hệ thống được chấp nhận bởi cư dân địa phương vì nó phù hợp với tập qn, tín ngưỡng và suy nghĩ của họ.
Hệ thống có năng suất, vững bền theo thời gian
Tại các nước châu Á cũng như Việt Nam, có rất nhiều các cộng đồng dân cư, dân tộc ít người đã và đang sinh sống phát triển tại các vùng đồi núi. Dưới áp lực của gia tăng dân số, phần lớn họđang sống gần hay trong rừng, nơi xa xôi hẻo lánh, giao thơng liên lạc khó khăn; chính họ là những người tiên phong trong việc hình thành các kỹ thuật nơng lâm kết hợp mang tính truyền thống. Tổng qt, có thể chia làm hai loại hệ thống nơng lâm kết hợp truyền thống thường thấy ở các nước đang phát triển ở châu Á.
1.2. CÁC HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP TRUYỀN THỐNG (BẢN ĐỊA):
1.1.1 1.2.1. Hệ thống bỏ hóa/nương rẫy cải tiên
Đây là hình thức lâu đời của nơng lâm kết hợp, nhằm khắc phục khó khăn của canh tác nương rẫy (Vergara, 1982), kiểu canh tác này không thực sự bỏ hóa đất, mà đất cũng được phát, đất và "trỉa" hạt trong vài năm rồi sau đó được cho "nghỉ" hay tạo điều kiện thuận lợi để rừng phục hồi độ phì đất. Thật ra họ luân canh từ mảnh đất này sang mảnh đất khác theo thời gian đã được suy tính trước. Với cách làm này hệ thống tỏ ra vững bền theo thời gian. Mấu chốt cho sự vững bền của kiểu canh tác này là thời gian bỏ hóa, ở nơi có áp lực cao về dân số, quỉ đất bình quân trên đầu người càng giảm thì thời gian bỏ hóa ngày càng ngắn lại, đất khơng có đủ thời gian để phục hồi. Điều này dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống. Có khá nhiều cộng đồng dân tộc thiểu sốở Việt Nam có kiểu canh tác nương rẫy có thời gian bỏ hóa khá dài so với thời gian canh tác. Người Stieng, Chil, Khoe, Muông, Jarai, K'tu… ở cao nguyên thường xem rẫy bỏ hóa của họ như nơi dự trữ rau, trái cây, lương thực, thuốc trị bệnh... và họ thường xuyên lui tới để thu lượm sản phẩm trên đất bỏ hóa.
Hệ thống cải tiến bỏ hóa của người Naalad là một ví dụ. Hệ thống đã được thực hiện hơn 80 năm nay tại một số cộng đồng ở huyện Naga, đảo Cebu, Philippin. Để khắc phục tình trạng thiếu đất, đất dốc thối hóa nhanh, giảm thời gian bỏ hóa, tăng thời gian canh tác người dân đã nhập nội và trồng thành cơng lồi cây keo dậu
(Leucaena leucocephala). Họ thường chia đất canh tác ra nhiều lô để trồng luân canh
cây hoa màu và cây keo dậu để cải tạo đất. Thời gian canh tác thay đổi từ 2 - 4 năm tùy theo số lô luân canh và tổng diện tích rẫy của hộ gia đình, đặc biệt là phụ thuộc sức sinh trưởng của keo dậu. Keo dậu được gieo trực tiếp ngay sau khi đất nghỉ canh tác, thời gian bỏ hóa kéo dài 8 - 10 năm hoặc ngắn hơn. Với cách làm này người dân rút
ngắn được thời gian bỏ hóa và chia đất rẫy ra làm ít lơ ln canh hơn, thậm chí có gia đình chỉ ngăn đơi khu rẫy để ln canh, ngồi ra cịn khai thác keo dậu lầm cột nhỏ và củi đun, lá và cành nhánh nhỏ dược giữ lại tại chỗ làm phân xanh và xây dựng các rào chắn cơ giới theo đường đồng mức gọi là "bagbag", khoảng cách giữa chúng từ 1 - 2 m để trồng hoa màu. Chức năng chủ yếu của bagbag là chống xói mịn. Kinh nghiệm của người dân cho thấy hoa màu (ngô, thuốc lá, hành...) được trồng theo kiểu này có sức sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao hơn.
Lợi ích:
Đưa lồi cây thân gỗ họ đậu, có khả năng cố định đạm vào gây trồng đã rút ngắn đáng kể thời gian bỏ hóa nhờ vào khả năng phục hồi độ phì đất.
Xúc tiến vịng tuần hồn dinh dưỡng khống một cách có hiệu quả (khơng đốt). Hình thành dần các bờ đất, làm ổn định đất dốc.
Hạn chế:
Gỗ thu hoạch được từ cây keo dậu, được dùng để làm hàng rào "babag" nhiều hơn để làm chất đốt.
Công việc rất nặng nhọc, do phải xây dựng và duy trì các hàng rào chắn "Babag"
1.2.2. Các hệ thống nhiều tầng truyền thống (Indigenous Multistorey Systems)
1.2.2.1. Hệ thống nông lâm kết hợp rừng và ruộng bậc thang
Hệ thống rừng và lúa trồng theo bậc thang được áp dụng một số nơi của vùng Tây Bắc Việt Nam và ở vùng Banaue, Philipin. Đây là những nơi nổi tiếng về phong cảnh
của hàng loạt các bậc thang lúa nước ở sườn dốc. Năng suất lúa ởđây khá cao (8,2 tấn/ha). Hệ thống này đã tồn tại hàng ngàn năm nay.
Canh tác trên ruộng bậc thang là phương cách hữu hiệu nhất để giảm lượng xói mịn do điều kiện đất ởđây có tầng đá mẹ bền vững khơng bị nạn đất lở. Kỹ thuật canh tác bậc thang thường được cư dân vùng cao áp dụng để canh tác.
Quản lý nước là một yếu tố quan trọng của hệ thống canh tác này, người dân địa phương thường chú trọng phát triển các hệ thống dẫn nước từ trên cao xuống thấp. Hơn nữa, người dân còn biết cách dùng nước như là nguồn dẫn nhập các chất dinh dưỡng cho hệ thống
Thành phần rừng đóng vai trị quan trọng trong việc điều hịa nước đầu nguồn để dẫn về các ruộng bậc thang và cây rừng bảo vệ đất khỏi bị sụp lở. Các mảng rừng đầu nguồn được điều hành bởi các cộng đồng nhằm thúc đẩy nơng dân giữ gìn diện tích và vị trí rừng thích hợp liên quan đến ruộng bậc thang và họ chọn cây thích hợp để trồng rừng Các mảng rừng có diện tích từ 0,5 trở lên. Ngồi ra, rừng cịn là nơi cung cấp các sản phẩm cần cho nông dân như gỗ xây dựng, củi, tre, mây, cây thuốc... (Olofson, 1983).
Lợi ích:
Hệ thống có tính bền vững
Từng bước biến đất dốc thành vững sản xuất lúa nước.
Hạn chế:
Rất tốn công lao động trong việc xây dựng và duy trì hệ thống Chỉ áp dụng được ở những vùng có nguồn nước tự nhiên.
1 2.2.2. Vườn hộ truyền thống
Ở Việt Nam, vườn hộ là một trong những phương thức nơng lâm kết hợp truyền thống rất phổ biến, có thể tìm thấy ở mọi miền đất nước, đặc biệt là ở vùng đồng bằng và trung du, nơi đất hẹp người đông.
Trong vườn hộ, các hợp phần nơng lâm ngư súc có nhiều khả năng và được kết hợp hài hịa. Khơng gian dinh dưỡng được tận dụng triệt để và phát huy một cách tối đa, thời gian và các nguồn lao động trong gia đình được sử dụng có hiệu quả để tạo ra của cải vật chất và sản phẩm hàng hóa cho gia đình.
Vườn hộđã đem lại hiệu quả kinh tế xã hội và sinh thái môi trường vô cùng to lớn nên đã được người dân không ngừng xây dựng, duy trì và phát triển. Các hệ thống vườn hộở Việt Nam. rất phong phú và đa dạng, tùy thuộc điều kiện khí hậu, đất đai và tập quán truyền thống.
1.1.2.2.1. Vườn rừng
Vườn rừng thường sử dụng để trồng cây lâm nghiệp có áp dụng các biện pháp thâm canh để sản xuất một hoặc nhiều loại sản phẩm có giá trị hàng hóa cao.
Địa điểm: Vườn rừng thường gặp tương đối phổ biến ở các tỉnh trung du và vùng núi miền bắc và miền trung Việt Nam
Đặc điểm: Lượng mưa có biến động lớn nhưng phổ biến từ 1500 đến 1800 mm. Đất đai được hình thành trên nhiều loại đá mẹ khác nhau, chủ yếu là đá macma acít, đá biến chất, đá trầm tích và các loại đá vôi, phần lớn là đất dốc đã bị thối hóa.
Diện tích phần lớn 0,3 - 0,5 ha, có khi lên đến vài ha cho mỗi hộ, gắn với đất thổ cư của gia đình khoảng 200 - 300 m2 để làm nhà, sân và trồng một số cây ăn quả, gia vị thiết dụng làm thức ăn và tăng nguồn sinh tố cho bữa ăn hàng ngày. Cịn lại phần lớn diện tích được sử dụng trồng cây lâm nghiệp có giá trị sản xuất hàng hóa.
Vườn rừng thường có cấu trúc một tầng cây chính được trồng gần như thuần lồi. Ngồi ra cịn có tầng thấp được trồng xen dưới tán hay tầng thảm tươi tự nhiên được duy trì bảo vệ giữ lại.
Tầng cây chính: tùy theo điều kiện sinh thái, tập quán và kinh nghiệm truyền thống của từng vùng cũng như nhu cầu của thị trường, người nông dân thường chọn lựa một trong những loài sau đây để trồng trong vườn rừng của mình.
Các loại tre trúc để cung cấp vật liệu làm nhà, đồ dùng và nguyên liệu cho một số sản phẩm thủ cơng tre diễn ở Phú Thọ; luồng ở Thanh Hóa, Hịa Bình; Trúc cần câu ở Cao Bằng, Bắc Cạn; Tre gai và Vầu được trồng ở nhiều nơi.
Các loại cây gỗ hoặc đặc sản có giá trị cao, cung cấp tinh dầu, dầu nhựa phục vụ công nghiệp và xuất khẩu Quếở Yên Bái, Thanh Hóa, Quảng Nam; Trám ở Phú Thọ; Giẻở Bắc Giang, Cao Bằng; Cọ và Mỡở Phú Thọ, Tuyên Quang; Bời Lời ở Gia Lai; Trẩu, Sở và Bạch đàn, Giẻ, Trám ; Điều ởĐơng Nam Bộ, Dừa ở Bình Định, Cam Ranh, Bến Tre,… ở nhiều nơi.
Tầng cây thấp: thường được kết hợp để tận dụng đất đai và năng lượng mặt trời sản xuất thêm lương thực, thực phẩm và các sản phẩm có giá trị khác hay có tác dụng phù trợ cho cây trồng chính.
-Cây ưa sáng cho lương thực, thực phẩm như sắn, lúa, các loại đậu đỗ.
-Cây chịu bóng ưa ẩm cho được liệu, hoa củ quả như gừng, nghệ, ớt, sa nhân, dứa…
- Cây phù trợ làm phân xanh, che phủ đất như cất khí, đậu triều, keo dậu…
Lợi ích:
Vườn rừng tuy có cấu trúc tương đối đơn giản nhưng đã sử dụng các lồi cây bản địa có tính thích ứng cao với điều kiện sinh thái và đất đai của địa phương.
Duy trì và phát triển được tầng cây thấp có tác dụng phù trợ cho tầng cây chính. Góp phần tạo dựng mơi trường sinh thái ổn định cho sự phát triển bền vững của cây trồng. Bảo tồn được nguồn tài nguyên đất và nước.
Các hộ gia đình tận dụng được thời gian, nguồn lao động, tạo ra nhiều loại sản phẩm hàng hóa có giá trị cao, tăng thu nhập cho gia đình và có nguồn đầu tư trở lại cho cây trồng. Điều hịa được lợi ích trước mắt và lâu dài.
Hạn chế:
Công việc chuẩn bị đất tốn nhiều công lao động. Việc làm đất và trồng cây lâm nghiệp dễ làm hư hại thực bì tự nhiên. Xói mịn đất dễ xảy ra trong những năm đầu ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất cây trồng về sau.
Cây lâm nghiệp thường cần thời gian dài mới cho sản phẩm, điều này hạn chế sự chấp nhận của nông dân, đặc biệt là với các hộ nghèo.
Cần diện tích đất đủ lớn để gây trồng nên khó thích hợp ở vùng có dân số đơng, quỷ đất ít và quy mơ nơng hộ.
Vườn rừng thường ở xa nơi dân cư nên khó khăn trong quản lý, dễ bị chặt phá, lửa rừng và gia súc phá hại.
1.1.2.2.2. Vườn cây công nghiệp:
Vườn được sử dụng để trồng một số lồi cây cơng nghiệp có áp dụng các biện pháp thâm canh theo kiểu làm vườn.
Vườn thường có diện tích 0,5 đến vài ha. Phần lớn điện tích dành cho cây cơng nghiệp kết hợp với cây đa mục đích để che bóng chắn gió và tận dụng các sản phẩm khác Nhà ở hoặc chuồng trại và vườn rau quảở nơi thấp hơn, gần hoặc xa vườn nhưng có điều kiện nước và đường đi lại thuận lợi cho sinh hoạt và giao lưu hàng hóa.
Vườn cây công nghiệp được thiết lập và canh tác theo kiểu nông trại hay rừng đồn điền để kinh doanh những sản phẩm cây cơng nghiệp có giá trị xuất khẩu cao. Kết cấu của vườn thường gồm một tầng cây để sản xuất hàng hóa có ý nghĩa kinh tế và một tầng cây có ý nghĩa sinh thái là chính
Tầng cây kinh tế: Một số loài thường được chọn trồng là cà phê, ca cao, chè, cao
su, điều… ở các vùng thấp hơn cịn có hồ tiêu, dâu tằm. Cây thương được trồng thành hàng hoặc băng theo đường đồng mức, được đào hố hoặc rãnh sâu để giữ nước. Giữa các hàng cây trong những năm đầu thường được trồng lúa, lạc, các loại đậu đỗ, ớt, gừng... để tận dụng đất, hạn chế cỏ dại và che phủ đất.
Tầng cây sinh thái: Được trồng theo hàng hoặc băng hẹp giữa các băng cây cho
sản phẩm chính để che phủ đất, hạn chế dịng chảy bề mặt, che bóng, giữẩm và điều tiết nước cho cây trồng chính, đảm bảo kinh doanh được lâu bền. Các loài cây thường được sử dụng là muồng đen, các loài keo, đậu trăm, so đũa… Những năm gần đây một số vườn hộđã mạnh dạn đưa các lồi cây ăn quả có giá trị như sầu riêng, chôm chôm... cây đặc sản như quế, bời lời… vào trồng kết hợp trong các vườn cây công nghiệp để vừa phát huy hiệu quả sinh thái, phòng hộ vừa tăng cao đáng kể nguồn thu nhập.
Đặc biệt trong các vườn trồng hồ tiêu, một số loài cây cao, thân thẳng, tán hẹp, sinh trưởng nhanh như lồng mức, vơng, gịn gai, dừa, cau, trám trắng, cóc rừng, so đo thuyền, muồng rang… được trồng làm cọc sống cho hồ tiêu leo bám vào.
Ngồi ra quanh vườn cịn trồng muống đen, keo lá năm, bồ kết... với mật độ dày hoặc kết hợp với các lồi cây đa mục đích khác để làm hàng rào xanh bảo vệ, kết hợp với đai chắn gió.
Lợi ích:
Việc chọn lồi cây và bố trí kết hợp các lồi với nhau đã đáp ứng được cả hai nhu cầu về kinh tế và sinh thái, phát huy được các hiệu quả tích cực.
Kết hợp trồng được các lồi cây thân thảo trong những năm đầu của thời kỳ kiến thiết cơ bản đã giải quyết nguồn lương thực tại chỗ và tăng thu nhập cho người dân, thực hiện được phương châm "lấy ngắn nuôi dài" đầu tư trở lại cho vườn cây công nghiệp, đồng thời phát huy được hiệu quả che phủ đất, chống xói mịn.
Hạn chế:
Địi hỏi có đầu tư lớn và cường độ kinh doanh cao, nông dân phải hiểu biết khoa học kỹ thuật và thị trường.
Tập trung với quy mô lớn dễ gây ra dịch bệnh trên diện rộng, mức độ rủi ro tương