Tình hình đàn thỏ ni tại các hộ điều tra

Một phần của tài liệu phát triển chăn nuôi thỏ trong kinh tế hộ ở phường xuân khanh – thành phố sơn tây – tỉnh hà tây (Trang 50 - 52)

IV Kết quả nghiên cứu

4.1.2 Tình hình đàn thỏ ni tại các hộ điều tra

Được cung cấp nguồn giống có chất lượng tốt từ Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây nên tình hình chăn ni thỏ trên địa bàn trong những năm qua đã không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng.

Biểu 4.2: Cơ cấu đàn thỏ tại các hộ chăn nuôi năm 2007

Chỉ tiêu ĐVT Chung QM lớn QM vừa QM nhỏ 1. Giống - Newzealand % 60,24 66,06 53,24 57,48 - California % 39,76 33,94 46,76 42,52 2. Số thỏ đực giống/lứa Con 2 3 2 1

3. Số thỏ sinh sản/lứa Con 10 31 11 6

4. Số lứa đẻ/năm Lứa 6,86 6,66 7,16 6,94

5. BQ số con/lứa đẻ Con 6,9 7,17 6,64 6,72

6. Tỉ lệ chết của thỏ sơ sinh % 6,27 6,16 6,51 6,30

7. Số thỏ thương phẩm XC/lứa Con 61 197 61 32

8. Khối lượng XC/con Kg 2,07 2,02 2,04 2,14

9. Thời gian nuôi thỏ thương phẩm/lứa Ngày 76 69 77 78

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2008)

Qua biểu 4.2 cho thấy tuy giống thỏ Newzealand được đánh giá là có khả năng nuôi con khéo hơn, chống chịu bệnh tật và thời gian sinh trưởng ngắn hơn giống thỏ California nhưng trong điều kiện chăn ni tại hộ gia đình sự khác biệt này là khơng lớn chính vì vậy sự chênh lệch số lượng của hai

giống này trong cơ cấu đàn thỏ chăn ni là khơng nhiều. Tính chung cho tổng số hộ điều tra thì giống thỏ Newzealand chiếm 60,24% còn giống California chỉ chiếm 39,76% tổng số lượng đàn. Ở các hộ chăn ni với quy mơ lớn do có sự để ý kỹ càng đến hiệu quả kinh tế hơn ở quy mô vừa và nhỏ nên con số này lần lượt là 66,06% và 33,94%.

Do chủ yếu các hộ dân ở đây chăn ni với mục đích tận dụng lao động dỗi dãi của gia đình và tăng thêm thu nhập nên quy mô chăn nuôi thường chỉ dừng lại ở mức trung bình, tính bình qn thì mỗi hộ chỉ chăn nuôi khoảng 12 thỏ bố mẹ trong chuồng và mỗi lứa cho xuất chuồng khoảng 61 thỏ thương phẩm. Điều này cho thấy chăn nuôi thỏ vẫn chưa tương ứng với tiềm năng của phường, do vậy trong thời gian tới cần có những bước đi cụ thể để mở rộng quy mô chăn sao cho tận dụng tối đa các tiềm năng trên địa bàn.

Qua số liệu biểu 4.2 cũng cho thấy các hộ chăn nuôi ở quy mô vừa và nhỏ do hiểu biết về kĩ thuật chăn ni cịn hạn chế và muốn khai thác triệt để khả năng sinh sản nhanh của thỏ nên thường rút ngắn thời gian một chu kì sinh sản của thỏ mẹ dẫn đến bình qn số lứa đẻ/năm cao (ở quy mơ vừa là 7,16 lứa/năm, quy mô nhỏ là 6,94 lứa/năm trong khi ở các hộ chăn nuôi lớn con số này chỉ là 6,66 lứa/năm). Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến phẩm chất của thỏ mẹ, chất lượng sinh sản của thỏ mẹ sau này, đến khối lượng và sức đề kháng của thỏ sơ sinh. Tỉ lệ chết của thỏ sơ sinh ở nhóm hộ quy mơ lớn chỉ khoảng 6,16% trong khi đó ở nhóm hộ quy mơ nhỏ là 6,30% và ở nhóm hộ quy mơ vừa lên tới 6,51%.

Thời gian chăn nuôi của thỏ thương phẩm ngắn, chỉ khoảng 76 ngày/lứa tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ quay vòng vốn nhanh. Đồng thời chăn nuôi thỏ cho khả năng gối vụ cao thuận lợi cho việc ổn định cung cấp thỏ thương phẩm ra thị trường. Khối lượng thỏ thương phẩm xuất chuồng trung bình đạt ở mức 2,07 kg/con. Như vậy chăn nuôi thỏ ở đây cho hiệu quả

kĩ thuật khá cao, tuy nhiên các hộ chăn nuôi cũng cần quan tâm chú ý hơn nữa trong q trình chăn ni để đạt được hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu phát triển chăn nuôi thỏ trong kinh tế hộ ở phường xuân khanh – thành phố sơn tây – tỉnh hà tây (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w