Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ yếu đến giá trị sản xuất

Một phần của tài liệu phát triển chăn nuôi thỏ trong kinh tế hộ ở phường xuân khanh – thành phố sơn tây – tỉnh hà tây (Trang 73 - 77)

IV Kết quả nghiên cứu

4.2 Phân tích những yếu tố chủ yếu tác động đến kết quả chăn nuôi thỏ

4.2.2 Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ yếu đến giá trị sản xuất

Giá trị sản xuất của thỏ sinh sản phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Thức ăn, kinh nghiệm trong chăn ni, trình độ học vấn của chủ hộ, thời tiết khí hậu… Để có thể lượng hố được các yếu tố ảnh hưởng này chúng tơi sử dụng mơ hình Cobb – Douglas để ước lượng:

LnY = A+α 1lnX1+α2lnX2+α 3lnX3+α4lnX4+α 5lnX5+βD+ε

Trong đó:

A : Hệ số tự do

Y : Giá trị sản xuất/con/chu kì (đồng) X1: Lượng thức ăn xanh/con/chu kì (kg) X2: Lượng thức ăn tinh/con/chu kì (kg) X3: Thời gian lao động/con/chu kì (cơng) X4: Số năm kinh nghiệm chăn ni thỏ (năm) X5: Số lượng thỏ chăn nuôi (con)

D: Tập huấn kĩ thuật chăn nuôi thỏ (D = 1 nếu chủ hộ thường xuyên tham gia các lớp khuyến nông tập huấn kĩ thuật chăn nuôi thỏ; D = 0 nêu chủ hộ không tham gia các lớp khuyến nông tập huấn kĩ thuật chăn nuôi thỏ)

A, α 1, α 2, α 3, α4, α 5, β : là các tham số cần ước lượng ε: Là sai số chuẩn ngẫu nhiên

Yếu tố giá sản phẩm được tính thống nhất theo giá thị trường.

Kết quả bài toán với số liệu điều tra trực tiếp từ các hộ chăn ni thỏ, sử dụng chương trình máy tính Excel với số mẫu là 55 và 5 biến độc lập để ước lượng các hệ số ảnh hưởng trong mơ hình chúng tơi thu được kết quả theo biểu 4.10.

ước lượng có R2 = 0,7049 và R2 = 0,6681 cho thấy mơ hình lựa chọn đã phản ánh tốt bộ số liệu sử dụng.

Mơ hình ước lượng cụ thể như sau:

Ln Y = 10,5808 + 0,0424.Ln(X1) + 0,5370. Ln(X2) + 0,0718. Ln(X3) +

0,1201. Ln(X4) + 0,0397. Ln(X5) + 0,0286.D

Biểu 4.10: Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất của thỏ sinh sản

Các biến trong mơ hình Hệ số tStat

Hệ số tự do 10,5808 34,1734 ***

Thức ăn xanh 0,0424 0,4706

Thức ăn tinh 0,5370 4,9876 ***

Thời gian lao động 0,0718 1,8198 *

Số năm kinh nghiệm chăn nuôi 0,1201 4,0321 ***

Số lượng thỏ chăn nuôi 0,0397 1,8187 *

Tập huấn kĩ thuật chăn nuôi thỏ 0,0286 0,836

Hệ số xác định 0,7049 ***

Hệ số xác định hiệu chỉnh 0,6681 ***

Giá trị F 19,11 ***

Số quan sát 55

(*, **, ***: tương ứng với các mức ý nghĩa thống kê 10%, 5%, 1%) Qua kết quả của mơ hình cho ta thấy rằng, các yếu tố đưa vào mơ hình đã giải thích được 66,81% ngun nhân ảnh hưởng tới giá trị sản xuất của thỏ mẹ với mức độ tin cậy 99%. Hay khoảng 66,81% biến động của giá trị sản xuất bình qn được giải thích bởi các biến ước lượng trong mơ hình.

Trong tất cả các yếu tố ước lượng ở mơ hình, mức độ ảnh hưởng của thức ăn tinh đến giá trị sản xuất của thỏ mẹ là lớn nhất, α 2 = 0,537 với mức

tin cậy 99%. Nghĩa là trong điều kiện bình thường và các yếu tố khác khơng đổi, khi giá trị thức ăn tinh tăng thêm 1% sẽ làm cho giá trị sản xuất của thỏ sinh sản tăng thêm 0,537%. Yếu tố thức ăn tinh có tác động lớn đến giá trị sản xuất của thỏ mẹ là do ở các hộ gia đình chăn nuôi khác nhau họ sử dụng các loại thức ăn tinh có hàm lượng dinh dưỡng và khối lượng cho ăn khác nhau với mức độ khá lớn. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng thức ăn tinh là yếu tố

cơ bản góp phần làm tăng khả năng sản xuất của thỏ sinh sản qua đó làm tăng giá trị sản xuất trong chăn nuôi thỏ sinh sản. Tuy nhiên, do chăn nuôi thỏ ở đây vẫn cịn ở quy mơ nhỏ và theo hướng tận dụng cho nên việc xây dựng khẩu phần thức ăn tinh đầy đủ và cân đối dinh dưỡng cho thỏ còn chưa được chú trọng. Giải quyết được vấn đề này thì chế độ dinh dưỡng trong chăn ni thỏ sẽ được đảm bảo qua đó góp phần làm tăng giá trị sản xuất cho thỏ sinh sản.

Yếu tố tiếp theo có ảnh hưởng tương đối lớn đến giá trị sản xuất của thỏ mẹ đó là số năm kinh nghiệm chăn ni. Với α 4 = 0,1201 ở mức độ tin cậy

99% cho phép chúng ta khẳng định kinh nghiệm chăn ni có tác động khá lớn đến kết quả chăn nuôi cũng như giá trị sản xuất của thỏ mẹ. Từ đó có thể thấy rằng đối với các hộ gia đình có thời gian chăn ni thỏ lâu dài, người chăn nuôi qua thực tế đã nắm bắt được nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi thỏ đặc biệt là những kinh nghiệm trong việc phối giống, các kĩ thuật trong chăm sóc, ni dưỡng, cho ăn…và phòng tránh, chữa trị bệnh cho thỏ trong q trình chăn ni việc chăn ni sẽ thuận lợi và hiệu quả cao hơn.

Thời gian lao động trong chăn ni thỏ cũng có những ảnh hưởng nhất định đến giá trị sản xuất của thỏ sinh sản. Với α 3 = 0,0718 ở mức độ tin cậy

90%, nghĩa là trong điều kiện chăn ni bình thường và các yếu tố khác không đổi, nếu tăng thời gian lao động vào quá trình chăm sóc ni dưỡng thỏ sinh sản thêm 1% thì sẽ làm tăng giá trị sản xuất của thỏ lên 0,0718%. Như vậy, việc đầu tư thêm lao động trong quá trình chăm sóc, ni dưỡng để thỏ mẹ có thể sinh trưởng, phát triển và cho khả năng sinh sản tốt, thỏ con sinh ra có tỉ lệ sống từ sơ sinh đến cai sữa cao thì sẽ làm tăng giá trị sản xuất của thỏ mẹ và hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.

Số lượng thỏ chăn nuôi trong một lứa là biểu hiện của quy mơ chăn ni và nó cũng là yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến việc làm tăng giá trị sản

xuất của thỏ mẹ, α 5 = 0,0397 với mức độ tin cậy là 90%, trong điều kiện các

yếu tố khác không đổi, việc tăng quy mô chăn nuôi thêm 1% sẽ làm cho giá trị sản xuất của thỏ mẹ tăng thêm 0,0397%. Như vậy, trong điều kiện sản xuất bình thường, các yếu tố khác là khơng đổi với mức đầu tư như hiện nay thì việc chuyển đổi quy mô chăn nuôi từ quy mô vừa và nhỏ lên quy mô lớn sẽ làm tăng giá trị sản xuất của thỏ sinh sản trong q trình chăn ni của hộ gia đình.

Yếu tố thức ăn xanh thường chiếm tỷ lệ lớn trong khẩu phần ăn hàng ngày của thỏ nhưng khơng có ý nghĩa thống kê trong mơ hình chứng tỏ các hộ

Một phần của tài liệu phát triển chăn nuôi thỏ trong kinh tế hộ ở phường xuân khanh – thành phố sơn tây – tỉnh hà tây (Trang 73 - 77)