5.1. Giá của chính sách chống lạm phát
Những tác động của lạm phát đối với việc phân phối lại thu nhập, sản lượng, sựphân bổ nguồn lực và hiệu quảkinh tếthường xảy ra đối với loại lạm phát cao và không dự đoán trước được. Mặc dù nhữngảnh hưởng của loại lạm phát này là hiển nhiên, các nhà hoạch định chính sách vẫn phải đặt câu hỏi: nên làm cho nền kinh tếthíchứng với lạm phát hay cố gắng thủ tiêu lạm phát bằng các biện pháp cứng rắn. Câu trả lời thực sựkhơng dễ dàng, nó tuỳvào thực trạng của nền kinh tế, mức độ lạm phát và sựnhạy cảm của các biến sốkinh tế vĩ mô đối với sựthay đổi của 1% lạm phát. Vềmặt ngắn hạn, theo quy luật Okun được rút ra từsựkhảo sát nền kinh tếMỹvào thập kỷ70, cứ1% giảm lạm phát sẽ kéo theo 2% tăng lên của tỷlệthất nghiệp so với tỷlệtựnhiên và 4% giảm đi của GDP thực tếso với GDP tiềm năng. Tỷlệ“hy sinh” này khác nhau tuỳvào thực trạng kinh tếcủa từng nước. Có thểtham khảo tỷlệphần trăm sản lượng bịgiảm để đánh đổi tỷ lệlạm phát giảm 1%ởmột sốnước trong bảng dưới đây:
Nước Tỷ lệ % Australia Canada Pháp Đức Italia Nhật Thuỵ sĩ Anh Mỹ 1,00 1,50 0,75 2,95 1,74 0,93 1,57 0,79 2,39
Nguồn: Kinh tếhọc vềtiền tệ, ngân hàng và thịtrường tài chính, F.S.Mishkin, 1997
5.2. Các giải pháp giảm tỷlệlạm phát
Về mặt dài hạn, việc kiềm chếlạm phát, giữgiá trịtiền tệ ổn định sẽtạo điều kiện tăng 131Các nước đang phát triển khơng có thị trường vốn phát triển tốt như Mỹ nên khó vay cơng chúng bằng phát hành trái phiếu chính phủ nên chỉ cịn cách in tiền. Ngay cả có thị trường vốn thì nếu thâm hụt dai dẳng cũng sẽ làm cho thị trường vốn khơng kham nổi số trái phiếu chính phủ bán ra. Cịn thị trường vốn của Mỹ có thể kham được số trái phiếu lớn song Fed lại có chủ trương giữ lãi suất thấp. Việc phát hành thêm trái phiếu chính phủ có thể gây áp lực buộc lãi suất tăng, Fed lại phải bằng nghiệp vụ thị trường mở để mua trái phiếu chính phủ vào nhằm giảm lãi suất, kết quả là tiền tung ra và nguy cơ lạm phát xuất hiện.
anhtuanphan@gmail.com sản lượng thực tếvà giảm thất nghiệp. Vì thếduy trì sự ổn định tiền tệlà mục tiêu dài hạn của bất kỳnền kinh tếnào. Nhưng trong từng thời kỳviệc lựa chọn các giải pháp kiềm chếlạm phát cũng như liều lượng tác động của nó phải phù hợp với yêu cầu tăng trưởng và các áp lực xã hội mà nền kinh tế phải gánh chịu. Chính phủ các nước có thểchọn chiến lược giảm lạm phát từtừ, ít gây biến động cho nền kinh tếhoặc chiến lược giảm tỷ lệlạm phát nhanh chóng tạo nên sựgiảm mạnh vềsản lượng trong quá trìnhđiều chỉnh. Việc đưa ra các giải pháp chống lạm phát thường xuất phát từsựphân tích đúng đắn nguyên nhân gây nên lạm phát bao gồm những nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp. Nguyên nhân trực tiếp của bất kỳcuộc lạm phát nào cũng xuất phát từcác lý do đẩy tổng cầu tăng quá mức hoặc làm tăng chi phí sản xuất khiến tổng cung giảm. Tuy nhiên nguồn gốc phát sinh các lý do làm dịch chuyển đường tổng cầu và đường tổng cung lại rất khác nhauởcác cuộc lạm phát khác nhau: có thểlà do cơ chếquản lý kinh tếkhông phù hợp, nền kinh tếthiếu tính cạnh tranh và do đó khơng hiệu quả, cơ cấu kinh tế mất cân đối, các năng lực sản xuất khơng được khai thác, trìnhđộlao động và cơng nghệlạc hậu... Đểgiải quyết những nguyên nhân sâu xa này cần phải có thời gian và đi kèm với các cuộc cải cách lớn. Thông thường đểtác động vào các nguyên nhân trực tiếp của lạm phát và kiềm chếlạm phátởtỷlệmong muốn, chính phủcác nước sửdụng một hệthống các giải pháp nhằm làm giảm sựgia tăng của tổng cầu hoặc khắc phục các nguyên nhân làm gia tăng chi phí.
5.2.1. Nhóm giải pháp tác động vào tổng cầu
Các giải pháp này nhằm hạn chếsựgia tăng quá mức của tổng cầu.
y Trước hết là thực hiện một CSTT thắt chặt do nguyên nhân cơ bản của lạm phát cầu kéo là sựgia tăng của khối lượng tiền cungứng. Sựhạn chếcungứng tiền sẽ có hiệu quảngayđến sựgiảm sút của nhu cầu có khảnăng thanh tốn của xã hội. Một CSTT thắt chặt được bắt đầu bằng việc kiểm soát và hạn chếcungứng tiền cơ sở(MB), từ đó mà hạn chếkhả năng mởrộng tín dụng của hệthống ngân hàng trung gian. Lãi suất ngân hàng và lãi suất thịtrường tăng lên sau đó sẽlàm hạn chế nhu cầu tiêu dùng và đầu tư, làm giảm áp lực đối với hàng hoá và dịch vụcung ứng. Cùng với việc thực thi CSTT thắt chặt là sựkiểm soát gắt gao chất lượng tín dụng cungứng nhằm hạn chếkhối lượng tín dụng, đồng thời đảm bảo hiệu quảcủa kênh cungứng tiền cũng như chất lượng của việc sửdụng tiền tệ.
y Kiểm soát chi tiêu của ngân sách nhà nước từtrung ương đến địa phương nhằm đảm bảo tiết kiệm và hiệu quảtrong chi tiêu ngân sách: rà soát lại cơ cấu chi tiêu, cắt giảm các khoản đầu tư khơng có tính khả thi và các khoản chi phúc lợi vượt quá khảnăng của nền kinh tế, cải tiến lại bộmáy quản lý nhà nước vốn cồng kềnh, khơng hiệu quả, gây lãng phí ngân sách. Khai thác các nguồn thu, đặc biệt là thu
thuếnhằm giảm mức bội chi, cổphần hoá các doanh nghiệp nhà nước ... Và cuối cùng là hạn chếphát hành tiền đểbù đắp thiếu hụt ngân sách.
y Thực hiện chính sách khuyến khích tiết kiệm, giảm tiêu dùng. Lãi suất danh nghĩa được đưa lên cao hơn tỷlệ lạm phát để hấp dẫn người gửi tiền. Biện pháp này thường được sửdụng trong trường hợp lạm phát cao và có tác động tức thời. Tuy nhiên, trong thời gian áp dụng chính sách lãi suất cao, cần có sự điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với mức độbiến động của lạm phát và hạn chếhậu quảtiềm tàng cho các tổchức nhận tiền gửi.
y Trong điều kiện nền kinh tế mở, sựcan thiệp vào tỷgiá nhằm điều chỉnh tỷgiá tăng dần dần (chứkhông đểtăng lên ngay) theo mức độ lạm phát cũng được sử dụng như một giải pháp nhằm giảm cầu do tỷgiá tăng khiến giá hàng xuất khẩu rẻ đi làm tăng nhu cầu xuất khẩu dẫn đến tăng tổng cầu và do đó là tăng sức ép lên giá. Mặt khác, việc điều chỉnh tỷgiá từtừcũng sẽlàm cho giá nội địa của hàng nhập khẩu không tăng nhanh quá, giảm bớt áp lực tăng mặt bằng giá trong nước. Đối với những nước phụthuộc vào hàng nhập khẩu, điều này đặc biệt có ý nghĩa. Tuy nhiên, hành động can thiệp này có thểlàm cạn kiệt nguồn dựtrữngoại tệvì phải bán ra đểkìm hãm tỷgiá tăng. Chính vì thếviệc sửdụng giải pháp này cũng cần cân nhắc đến khảnăng dựtrữngoại hối cũng như khảnăng phục hồi nguồn dự trữcủa quốc gia.
5.2.2. Nhóm giải pháp tác động vào tổng cung
y Giải pháp quan trọng nhất là tác động vào mối quan hệgiữa mức tăng tiền lương và mức tăng của năng suất lao động xã hội. Thực chất là thiết lập một cơ chế để đảm bảo mức chi trảtiền lương phù hợp với hiệu quảkinh doanh của từng doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế. Sựthành cơng của cơ chế này sẽhạn chế những địi hỏi tăng tiền lương (chi phí chủyếu trong giá thành sản phẩm) bất hợp lý dẫn đến vòng luẩn quẩn: tăng lươngỈ tăng tiềnỈtăng giáỈ tăng lương... Việc thiết lập cơ chếtiền lương trong khuôn khổ hiệu quảkinh doanh được thực hiện bằng các phương pháp khác nhau: có thểnhà nước tham giaấn định các mức thu nhập một cách đơn phương (Mỹ), có thểtrên cơ sởthoảthuận giữa nhà nước, giới chủvà tổchức cơng đồn đểxây dựng một hệthống các mức thu nhập (Thuỵ điển, Úc) hoặc thoả thuận tiền lương được thực hiện ngay tại cơ sởkinh doanh giữa giới chủ và đại diện công đồn. Chính sách kiểm sốt giá cảphải được tiến hành đồng thời với cơ chếtiền lương nhằm hạn chế sựbiến động của tiền lương thực tế, tránh rơi vào vịng xốy: lạm phátỈtăng lươngỈtăng giáỈtăng tiền. y Các giải pháp tác động vào chi phí ngồi lương nhằm sửdụng tiết kiệm và hiệu
quảnhư: Xây dựng định mức tiêu hao nguyên liệu và kỷluật lao động nhằm tơn
anhtuanphan@gmail.com trọng định mức đó; Hợp lý hố nguồn khai thác, vận chuyển và sửdụng nguyên liệu; Hạn chếtối đa các chi phí trung gian làm tăng giá nguyên liệu. Trong trường hợp sửdụng nguyên liệu nhập ngoại, cần quan tâm tới nhữngảnh hưởng bên ngồi đến giá nhập khẩu và có xu hướng tìm nguyên liệu thay thếnếu giá tăng quá cao, sựgiúp sức của chính sách tỷgiá cũng như thuếnhập khẩu đóng một vai trị quan trọng trong việc giảm giá nội địa ngun liệu nhập. Ngồi ra, các chi phí quản lý gián tiếp cũng như các chi phí liên quan đến việc bốtrí dây truyền cơng nghệbất hợp lý cũng phải được xem xét và giảm thiểu tối đa.
5.2.3. Nhóm giải pháp nhằm mởrộng khảnăng cungứng hàng hố
y Giải pháp tình thế và tác động tức thời đến cân đối tiền hàng là nhập khẩu hàng hoá, nhất là các hàng hoá đang khan hiếm, góp phần làm giảm áp lực đối với giá cả. Tuy nhiên giải pháp này chứa đựng những nguy cơ tiềm tàng: làm cạn kiệt nguồn dựtrữquốc tế, tạo thói quen dùng hàng ngoại và đặc biệt làm suy giảm sức sản xuất trong nước.
y Tăng khảnăng sản xuất hàng hoá trong nước được coi là giải pháp chiến lược cơ bản nhất, tạo cơ sở ổn định tiền tệmột cách vững chắc. Thực chất đây là giải pháp nhằm tăng mức sản lượng tiềm năng của xã hội. Đây là chiến lược dài hạn tập trung vào việc khai thác triệt đểnăng lực sản xuất của xã hội, nâng cao trìnhđộcủa lực lượng lao động, đổi mới thiết bị, hiện đại hoá dây truyền sản xuất và quan trọng nhất là đổi mới cơ chếquản lý kinh tế, khuyến khích cạnh tranh và hiệu quả.