Một số biện pháp để hoàn thiện chi Ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý chi ngân sách địa phương nhằm thúc đẩy phát triển các mục tiêu kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 73 - 76)

D. vụ, d lịch và h tầng khác

NINH GIAI ĐOẠN 2012

3.2.4. Một số biện pháp để hoàn thiện chi Ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012

địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012 - 2015

Một là, Quán triệt Luật Ngân sách Nhà nước, đưa mọi hoạt động chi Ngân sách Nhà nước vào khuôn khổ Luật định.

Như chúng ta đã biết Luật Ngân sách Nhà nước đã được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 20/03/1996, sửa đổi bổ sung lần 1 năm 1998 và sửa đổi bổ sung lần 2 vào năm 2002, triển khai thực hiện từ năm Ngân sách 2004. Việc quán triệt Luật NSNN là điều kiện cơ bản, là cơ sở để

thực hiện pháp luật hoá hoạt động của Ngân sách. Sắp xếp lại chi Ngân sách địa phương cũng phải được thực hiện dựa trên cơ sở Luật và các văn bản hướng dẫn thực hiện luật Ngân sách Nhà nước.

Hai là, Hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý điều hành Ngân sách, các nội dung chi, chế độ tiêu chuẩn định mức chi.

Trong quá trình quản lý, điều hành Ngân sách, một trong những nguyên tắc quan trọng của chi Ngân sách Nhà nước là phải thực hiện theo đúng phân cấp và đúng chế độ, chính sách, định mức chi tiêu; để thực hiện tốt công tác quản lý Ngân sách địa phương trên lĩnh vực này cần triển khai thực hiện một số giải pháp cụ thể như sau:

- Về phân cấp quản lý chi: Phân cấp nhiệm vụ chi cho các cấp Ngân sách gắn với hệ thống quản lý Nhà nước trên từng địa bàn theo nguyên tắc: Một khoản chi chỉ do một cấp Ngân sách chi, giảm tối đa các khoản chi kinh phí uỷ quyền để nâng cao chức năng giám đốc của cơ quan Tài chính. Tiếp tục thực hiện cơ chế phân cấp quản lý chi sự nghiệp giáo dục phổ thông trung học, các bệnh viện khu vực, trung tâm điều dưỡng cho cấp huyện quản lý, bổ sung nhiệm vụ chi đầu tư phát triển cho Ngân sách phường, thị trấn. Cân đối các chương trình mục tiêu quốc gia vào Ngân sách địa phương, cõn đối các chương trình mục tiêu của địa phương trên từng địa bàn và các cấp Ngân sách tương ứng.

- Các ngành cần phối hợp với cơ quan Tài chính để cụ thể hoỏ cỏc tiêu chuẩn định mức phân bổ, định mức chi tiêu Ngân sách để làm cơ sở lập và phân bổ dự toán cho ngành, cho từng đơn vị trên địa bàn. Đồng thời căn cứ vào định mức phân bổ, định mức chi tiêu để phối hợp kiểm tra, theo dõi đối với các địa phương trong việc bố trí, cấp phát, quản lý chi tiêu Ngân sách nhằm đảm bảo thực hiện theo đúng định hướng phát triển của ngành.

- Đối với Trung ương trong việc ban hành chính sách chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi: Để đảm bảo cho địa phương chủ động bố trí cơ cấu chi Ngân

sách, thì Trung ương chỉ nên quy định những tiêu chuẩn, định mức, chính sách, chế độ chủ yếu, quan trọng, thống nhất trong phạm vi toàn quốc, giao cho địa phương chủ động quyết định những tiêu chuẩn, định mức, chính sách, chế độ cụ thể theo khung do Trung ương quy định, những quy định này cần được điều chỉnh qua mỗi thời kỳ ổn định Ngân sách. Bên cạnh đó, cần rà soát để loại bỏ các nội dung chi bao biện, bao cấp, hoàn thiện phương thức chi để các khoản chi từ Ngân sách địa phương đảm bảo tiết kiệm, có hiệu quả, đúng mục đích, chế độ, tiêu chuẩn quy định. Ngân sách Trung ương đảm bảo nguồn chi cho những chính sách chế độ mới do Trung ương ban hành, Ngân sách địa phương đảm bảo nguồn chi cho những chính sách, chế độ mới do địa phương ban hành trên cơ sở nguồn thu được phân cấp và huy động các nguồn lực tài chính khỏc trờn địa bàn, không ban hành các chính sách, chế độ khi không có nguồn đảm bảo.

Ba là, Xây dựng kế hoạch Ngân sách trung hạn và dài hạn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội và phối hợp giữa các ngành trong quá trình lập, phân bổ và chấp hành dự toán Ngân sách hàng năm.

Trong thực tế hiện nay, địa phương chưa xây dựng được kế hoạch Ngân sách trung và dài hạn, lại càng chưa gắn kết được kế hoạch Ngân sách với định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai. Các kế hoạch phát triển 5 - 10 năm của các ngành, các địa phương chưa gắn chặt với các nguồn lực có thể huy động được hay sự thay đổi về chính sách và tổ chức cần thiết để thực hiện chúng. Cho nên việc thiếu các chiến lược như trên là một trong các yếu tố hạn chế việc xác định thứ tự, cơ cấu và nội dung chi ngân sách.

Các ngành có một vai trò quan trọng trong việc hoạch định chính sách, tổ chức quản lý chi tiêu trong các lĩnh vực của mình, có quyền tham gia vào tất cả các cuộc thảo luận Ngân sách với các địa phương. Thực chất là các địa phương phải có trách nhiệm gửi các đề xuất chi tiêu và thông báo cho các

ngành về chỉ tiêu phân bổ Ngân sách cho ngành đó. Nhưng trong thực tế hiện nay, các ngành chủ quản không phải bao giờ cũng tham gia đầy đủ vào các cuộc thảo luận với các địa phương và nhận được thông tin chi tiết về phân bổ chi tiêu của địa phương. Cơ chế hiện hành chưa cho phép các ngành tiếp cận được với các thông tin về chi tiêu thực tế của ngành thuộc Chính quyền nhà nước cấp dưới quản lý, điều này hạn chế trong việc đánh giá một cách tổng hợp chi tiêu của các ngành hiện nay.

Việc xây dựng kế hoạch Ngân sách trung và dài hạn nó bắt buộc phải thận trọng hơn trong việc sắp đặt thứ tự ưu tiên giữa các ngành, trong phạm vi ngành; đồng thời nó cũng khuyến khích việc cung cấp nguồn vốn trung và dài hạn và các nguồn vốn tài trợ cho ngành đó. Mặt khá, tạo điều kiện cho các ngành trong việc đánh giá, bố trí chi tiêu nhất quán với chính sách của ngành, để từ đó có cơ sở để thay đổi chính sách quản lý chi tiêu một cách linh hoạt hơn.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý chi ngân sách địa phương nhằm thúc đẩy phát triển các mục tiêu kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w