Cơ cấu chi NSĐP tác động đến sự phát triển KT XH trên địa bàn

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý chi ngân sách địa phương nhằm thúc đẩy phát triển các mục tiêu kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 45 - 46)

TRấN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

2.3.3.Cơ cấu chi NSĐP tác động đến sự phát triển KT XH trên địa bàn

Kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh đó cú những bước phát triển khá, tốc độ tăng GDP bình quân của giai đoạn 2009 - 2011 là 12,31%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng định hướng mà Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ đã đề ra, giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, du lịch, dịch vụ và nuôi trồng thuỷ hải sản. Năng lực sản xuất không ngừng được nâng lên, kết cấu hạ tầng được cải thiện tạo điều kiện thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo tiền đề cho bước phát triển mới. Đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần được cải thiện một bước, tình hình chính trị được tiếp tục ổn định, quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững …v. Đạt được những thành tựu nêu trên thì nguồn lực tài chính Ngân sách đóng góp một phần rất quan trọng, là điều kiện cơ bản để ổn định và thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Để thấy được sự tác động của cơ cấu chi Ngân sách cần đánh giá trên 1 số mặt như sau:

* Cơ cấu chi Ngân sách địa phương tác động đến tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội:

Quảng Ninh đã chú trọng chi đầu tư phát triển cho các ngành, cỏc vựng, cỏc lĩnh vực để cung cấp và xây dựng thêm hệ thống kết cấu hạ tầng, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và động viên thu hút các nguồn vốn ngoài Ngân sách Nhà nước để tăng đầu tư. Từ đó, cơ cấu kinh tế

đã được chuyển dịch theo đúng định hướng, tạo nên năng lực sản xuất mới phát triển hơn.

Nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn 2009 - 2011 là tăng trưởng kinh tế với mức độ cao. Theo số liệu thống kê thì Ngân sách địa phương đó trực tiếp đóng góp vào tăng trưởng GDP với tỷ trọng tăng từ 18,25 % năm 2009 lên 22,39% năm 2011.

Thời gian qua, nhìn chung nền kinh tế - xã hội và bộ mặt đô thị đều có sự thay đổi lớn, nổi bật đó là: Kết cấu hạ tầng cơ sở được nâng lên, giao thông, đô thị, điện nước, thị chính công cộng, các công trình phúc lợi, trường học, cơ sở khám chữa bệnh… đều được bố trí vốn đầu tư một cách hợp lý nhằm đảm bảo các cơ cấu, cân đối lớn của tỉnh.

Tóm lại, có thể nói Ngân sách địa phương thông qua trình tự bố trí và thứ tự ưu tiên, tỷ trọng các nội dung chi để khuyến khích đầu tư vào những ngành, những lĩnh vực theo định hướng phát triển đã được phê duyệt, qua đó gián tiếp làm tăng GDP và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội.

Để làm rõ tác động cơ cấu chi Ngân sách địa phương đối với tăng trưởng kinh tế, ta có thể xem xét tình hình chi đầu tư từ Ngân sách địa phương trong tổng đầu tư toàn xã hội và phát triển của các ngành như sau:

Bảng 2.6 - Chi đầu tư từ NSĐP trong tổng đầu tư xã hội trên địa bàn và phát triển của các ngành trong giai đoạn 2009 - 2011

Chỉ tiêu Nông lâm, N. nghiệp

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý chi ngân sách địa phương nhằm thúc đẩy phát triển các mục tiêu kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 45 - 46)