Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh 2009 –

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý chi ngân sách địa phương nhằm thúc đẩy phát triển các mục tiêu kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 28 - 32)

TRấN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

2.1 Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh 2009 –

Quảng Ninh là tỉnh miền núi, biên giới, hải đảo, nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam. Phía Bắc và phía Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Tây Trung Quốc, có đường biên giới đất liền với Trung quốc dài 132,8 km. Quảng Ninh là một trong 5 tỉnh của Việt Nam trong khu vực hợp tác “hai hành lang, một vành đai” kinh tế Việt - Trung, sẽ là một bộ phận, nhịp cầu quan trọng của khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc; có cửa khẩu quốc tế, quốc gia Bắc Luân và nhiều cửa khẩu địa phương trên đất liền, trên biển đã tạo nên vị trí tiền đồn rất quan trọng về kinh tế, quốc phòng - an ninh đối với cả nước.

Diện tích tự nhiên 611.081,3 ha, trong đó: đất nông nghiệp và đất chuyên dùng có khoảng 100.000 ha, đất rừng và có triển vọng để phát triển rừng cú trờn 500.000 ha. Đây là lợi thế lớn cho nghề nông lâm trồng cây công nghiệp, trồng rừng lấy gỗ phục vụ cho công nghiệp khai thác than, công nghiệp chế biến lâm hải sản, thủ công nghiệp sản xuất hàng hoá phục vụ đời sống dân sinh và xuất khẩu.

Bờ biển Quảng Ninh dài hơn 250 km với hàng ngàn ha bãi triều ven biển có nhiều lợi thế để nuôi trồng thuỷ sản, trên 600.000 ha mặt biển có 2078 đảo chiếm 2/3 số đảo ven biển Việt Nam (trong đó 22 đảo có dân sinh sống) và 30 con sông, suối chảy ra vịnh Bắc Bộ, tạo nên nhiều bến cảng sông biển, thuận tiện cho lưu thông hàng hoá, quan hệ giao lưu với cỏc vựng trong nước, nước ngoài đang là một lợi thế lớn để phát triển các ngành công nghiệp chế biến thuỷ hải sản, công nghiệp đóng mới và sửa chữa tầu thuyền, sản xuất muối và

xây dựng các trạm thuỷ điện nhỏ, cực nhỏ phục vụ đời sống đồng bào dân tộc miền núi cùng nhân dân trong tỉnh Quảng Ninh....

Khoáng sản ở Quảng Ninh có nhiều loại với trữ lượng lớn, ngày nay đó cú hơn 140 mỏ khoáng sản và hàng ngàn điểm quặng có trữ lượng lớn, nhỏ đang được khai thác như: than đá, đá vôi, đất sét, sét trắng, cát thuỷ tinh, cao lanh Pyrụphilớt, Titan, Ăngtymoam, Vàng, Kẽm, Nước khoáng thiên nhiên...

Đến nay toàn tỉnh có 14 huyện, thị xã, thành phố, gồm 4 thành phố, 1 thị xã, 9 huyện và 186 xã, phường, thị trấn, dân số hiện nay là 1.104.453 người, với 22 dân tộc anh em, thuộc các dân tộc: Kinh, Dao, Tày, Sỏn Dỡu, Sỏn Chay, Hoa, Mường, Nựng, Thỏi,.... (dân tộc ít người chiếm 10%); số người trong độ tuổi lao động chiếm 61%, dân số đô thị chiếm 45%; mật độ dân số bình quân 180 người/km2. Hiện nay lao động trong độ tuổi chiếm tỷ lệ trên 56% dân số, trong đó lao động trong ngành công nghiệp và thủ công nghiệp chiếm khoảng 46% tổng số lao động toàn tỉnh.

Nhân dân các dân tộc Quảng Ninh có truyền thống yêu nước nồng nàn, lao động cần cù sáng tạo kết hợp với truyền thống văn hoá lâu đời. Truyền thống đú đó làm cho con người Quảng Ninh vượt qua khó khăn trong các thời kỳ chiến tranh chống giặc ngoại xâm và thiên tai để xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc, xây dựng tỉnh Quảng Ninh ngày thêm giàu đẹp, văn minh.

Những điều kiện tự nhiên, xã hội và truyền thống tốt đẹp đã tạo dựng cho Quảng Ninh có ưu thế mạnh để phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, đóng và sửa chữa tàu thuyền, sơ chế nụng - lõm - thuỷ - hải sản, sản xuất hàng dệt may, thủ công nghiệp... phát triển tương ứng.

Do có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của cả nước, Quảng Ninh đã được Chính phủ xác định: "Xây dựng Quảng Ninh trở thành một địa bàn động lực, một trong những cửa ngõ

giao thông quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đối với khu vực và quốc tế, một khu vực phát triển năng động của kinh tế ven biển và biển, có tốc tăng trưởng cao và bền vững; có thế và lực ngày càng lớn thúc đẩy sự phát triển và khả năng cạnh tranh” ( Quyết định số 269/2006/QĐ-TTg ngày 24/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ ).

Trong thời gian qua, trong bối cảnh có khó khăn, nhất là tác động của suy giảm kinh tế trong những năm gần đây, song Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra và đạt được những thành tựu quan trọng, toàn diện trờn cỏc lĩnh vực.

Kinh tế tiếp tục phát triển toàn diện, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, tiềm lực và quy mô tăng khá. Tổng sản phẩm xã hội (GDP) tăng bình quân 12,5%/năm, tăng 4.872 tỷ đồng so với năm 2006 (theo giá thực tế tăng 12.456 tỷ đồng); tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 137.043 tỷ đồng, tăng bình quân 27,3%/năm; tổng thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 69.940 tỷ đồng, tăng bình quân 29,4%/năm, đã vươn lên là một trong 6 tỉnh có số thu cao nhất cả nước.

Huy động vốn đầu tư phát triển tiếp tục tăng, trong đó đầu tư từ vốn trong nước chiếm tỷ trọng lớn. Đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách có tiến bộ vượt bậc. Đã đưa vào sử dụng nhiều công trình quan trọng (cầu, đường, nhiệt điện, xi măng, cảng biển. . .), hạ tầng kinh tế - xã hội ở các địa phương có sự cải thiện đáng kể, làm động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Văn hoá - xã hội được quan tâm, có bước phát triển, tiến bộ. Ngân sách đầu tư cho phát triển giỏo dục, y tế, xã hội, văn hóa 3 năm gần đây đạt 2.061 tỷ đồng, tăng bình quân 35,6%/năm. Đã hoàn thành nâng cấp mở rộng các bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viên đa khoa khu vực, bệnh viện tuyến huyện và trạm y tế xã góp phần giảm tình trạng quá tải và nâng cao

chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân. Chất lượng giáo dục có chuyển biến, Quảng Ninh là một trong 10 tỉnh đứng đầu cả nước vê kết quả thi tốt nghiệp lớp 12, học sinh giỏi quốc gia, học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng. Đầu tư cho an sinh xã hội tăng cao, 3 năm đạt 1.404 tỷ đồng, tăng bình quân 59%/năm, đã góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững an ninh nông thôn, vùng núi, vùng dân tộc.

Quốc phòng - an ninh và công tác quán lý nhà nước về biên giới, vùng biển được củng cố, tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; công tác cải cách tư pháp được đẩy mạnh và chuyển biến tích cực. Hoạt động khai thác, tiêu thụ than trái phép được tập trung giải quyết. Tệ nạn xã hội được ngăn chặn có kết quả. Quan hệ hợp tác đối ngoại đối với các địa phương trong nước và quốc tế được tăng cường; các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư thu được kết quả.

Công tác lãnh đạo, điều hành từ tỉnh đến cơ sở có đổi mới, tiến bộ. Cấp uỷ, chính quyền các cấp đã chủ động, sáng tạo trong tổ chức thực hiện; từng bước sâu sát cơ sở, tăng cường kiểm tra, khảo sát nắm tình hình, tiến độ thực hiện để kịp thời xử lý tại chỗ những vướng mắc, tạo điều kiện cho quá trình thực hiện nhiệm vụ. Đã tranh thủ có hiệu quả sự ủng hộ, tạo điều kiện, giúp đỡ của Trung ương Đảng, Chính phủ và tăng cường xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các bộ, ngành Trung ương.

Nhìn lại sau 25 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, với những nỗ lực, cố gắng không ngừng, tỉnh Quảng Ninh đó cú bước tiến bộ, chuyển biến căn bản, phát triển khá toàn diện trên tất cả các mặt, tiếp tục tự cân đối lại ngân sách và có đóng góp chung với cả nước. Những kết quả, thành tựu đạt được trong 5 năm qua tiếp tục khẳng định vị thế, vai trò động lực của tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng Sông Hồng, tạo ra thế và lực mới rất quan trọng cho sự phát triển của tỉnh trong những năm tới.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý chi ngân sách địa phương nhằm thúc đẩy phát triển các mục tiêu kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 28 - 32)