TRấN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
2.2.1. Tình hình chi Ngân sách địa phương
Trước đây do ảnh hưởng của cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung nên chi Ngân sách địa phương nói chung và Ngân sách tỉnh Quảng Ninh nói riêng mang nặng tính bao biện và bao cấp, Ngân sách địa phương đã phải gánh vác hầu hết các nhu cầu chi của nền kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tất cả các hoạt động kinh tế - xã hội đều phụ thuộc vào nguồn kinh phí của Ngân sách Nhà nước, chi Ngân sách địa phương rất bị động, nhiều khi lãng phí và kém hiệu quả.
Việc quản lý, cấp phát theo cơ chế bao cấp trước đây đã tạo nên sự phụ thuộc, ỷ lại và trông chờ hết sức thụ động của các đơn vị cơ sở, tạo nên thói quen sử dụng kinh phí Ngân sách Nhà nước bừa bãi gây lãng phí.
Từ năm 1989 đến nay, Nhà nước ta đã thi hành chính sách Ngân sách thiểu phát hay còn gọi là chính sách Ngân sách thắt chặt, chấm dứt thời kỳ thực hiện chính sách Ngân sách lạm phát nêu trên. Thể hiện cụ thể ở việc áp dụng hàng loạt các biện pháp tình huống như: ban hành hàng loạt các chính sách thuế mới, thay thế cho hệ thống chính sách thu trước đây, xoá bỏ các hình thức bù lỗ, bù giá, áp dụng tỷ giá sát với giá thị trường, xoá bỏ gớa cung cấp, thực hiện lãi suất dương, nâng giá đầu vào phù hợp với giá thị trường…. Về cơ chế, chính sách thu Ngân sách Nhà nước đã được Luật hoá dần, cơ chế quản lý và phân cấp Ngân sách cũng đã được sửa đổi cho phù hợp. Nhìn một cách tổng quát việc áp dung chính sách ngân sách thắt chặt bước đầu đã có tác dụng tích cực đối với hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động tài chính nói riêng.
Đối với Ngân sách địa phương Quảng Ninh cũng có những bước chuyển đổi tích cực theo những chính sách chung của Ngân sách Nhà nước.
2.2.1.1. So sánh chi NSĐP với GDP Bảng 2.1 - Tốc độ và tỷ trọng chi NSĐP với GDP Đơn vị: Tỷ lệ % Năm Tỷ trọng chi NSĐP/ GDP của địa phương Tốc độ tăng GDP địa phương ( Giá S.sánh ) Tốc độ tăng chi NSĐP 2009 37,07% 13,02% 7,9 % 2010 56,29% 10,3% 67,0% 2011 41,34% 11,5% - 16,0%
[ Nguồn : Cục thống kê và Sở Tài chính Quảng Ninh ]
Căn cứ vào bảng trên cho ta thấy:
- Tỷ trọng chi NSĐP so với GDP của địa phương luôn đạt mức trên 37% và có xu hướng tăng . Điều đó có ý nghĩa là nhu cầu chi tiêu của NSĐP ngày càng tác động sâu rộng vào nền kinh tế địa phương.
- Tốc độ tăng chi ngân sách địa phương năm 201 đột ngột giảm mạnh là do chính sách tiền tệ thắt chặt ( có thể kể đến là nghị quyết 11 của Thủ tướng Chính phủ về việc cắt giảm chi tiêu công ), kiềm chế lạm phát, đảm bảo cho nền kinh tế của tỉnh Quảng Ninh nói riêng, Việt Nam nói chung đứng vững trong giai đoạn khủng hoảng của kinh tế thế giới.
- Tốc dộ tăng chi ngân sách cao nhất vào năm 2010 đạt 67% so với năm 2009. Đây là số tương đối cho thấy ngân sách nhà nước đó dựng để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế.
2.2.1.2. So sánh chi NSĐP với chi NSTW và chi NSNN
Bảng 2.2 - So sánh chi NSĐP với chi NSTW và chi NSNN trên địa bàn
Năm
Tổng chi NSNN trên địa
bàn
Trong đó Chi đầu tư
Chi thường xuyên NSTW NSĐP NS NN NSĐP NS NN NSĐP 2009 100 15,33% 84,67% 100 89,1% 100 86,04% 2010 100 8,57% 91,43% 100 90,02% 100 91,11% 2011 100 12,73% 87,27% 100 86,04% 100 88%
Nguồn:[ Sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh]
2.2.1.3. So sánh thu NSĐP với chi NSĐP
Theo chế độ phân cấp hiện hành (Theo quy định của Luật NSNN sửa đổi), thì hầu hết NSNN đã để lại 100% các khoản thu trên địa bàn cho các địa phương, nhưng nguồn thu này trong những năm qua vẫn chưa đủ để cân đối chi NSĐP, số tỉnh phải nhận trợ cấp của NSTW còn nhiều, trong đó có Tỉnh Quảng Ninh.
Theo số liệu thống kê tình hình thu, chi ngân sách từ năm 2009 đến năm 2011 cho thấy Ngân sách tỉnh Quảng Ninh vẫn phải tiếp tục nhận bổ sung từ Ngõn sách Trung ương, song xu hướng số trợ cấp giảm dần trong những năm gần đây.