Một là, quản lý các khoản chi Ngân sách địa phương đảm bảo tiết kiệm và có hiệu quả vừa là nguyên tắc, vừa là yêu cầu của quản lý kinh tế Tài chính. Quản lý chặt chẽ các khoản chi Ngân sách địa phương có ý nghĩa quan trọng trong việc tập trung nguồn lực Tài chính để phát triển kinh tế - xã hội; thực hành tiết kiệm, chống các hiện tượng tiêu cực, chi tiêu lãng phí; góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ và làm lành mạnh hoá nền Tài chính địa phương nói riêng và quốc gia nói chung. Bên cạnh đú, nú cũn góp phần nâng cao trách nhiệm cũng như phát huy được vai trò của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến việc quản lý và sử dụng Ngân sách địa phương.
Hai là, các khoản chi Ngân sách địa phương thường mang tớnh khụng hoàn trả trực tiếp. Tớnh khụng hoàn trả trực tiếp thể hiện ở chỗ các đơn vị được Ngân sách cấp phát kinh phí sẽ không phải hoàn trả lại trực tiếp cho Nhà nước số kinh phí đó sau một thời gian sử dụng, mà phải “hoàn trả” cho Nhà nước bằng chính kết quả công việc đã được Nhà nước giao cho. Tuy nhiên, việc lượng hoỏ cỏc kết quả của các khoản chi Ngân sách địa phương thường
rất khó khăn và nhiều khi không toàn diện. Mặt khác, lợi ích của các khoản chi Ngân sách địa phương mang lại thường ít gắn với lợi ích cụ thể, cục bộ. Vì thế, sự quan tâm của người sử dụng Ngân sách địa phương phần nào bị hạn chế. Do vậy, cần thiết phải cú cỏc cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, kiểm soát các khoản chi của Ngân sách địa phương để đảm bảo cho việc Nhà nước sẽ nhận được những kết quả tương xứng với số tiền mà Nhà nước đã bỏ ra.
Ba là, xuất phát từ tính chất, đặc điểm của các khoản chi Ngân sách địa phương là diễn ra trên phạm vi rộng, liên quan đến nhiều đối tượng trong xã hội. Trong khi đó, cơ chế quản lý chi Ngân sách địa phương thì chỉ quy định được những vấn đề chung nhất, mang tính nguyên tắc, không thể bao quát hết tất cả các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện chi Ngân sách địa phương. Hơn nữa, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động chi Ngân sách địa phương cũng ngày càng đa dạng hơn, phức tạp hơn. Điều này làm cho cơ chế quản lý chi nhiều khi không theo kịp với sự biến động của hoạt động chi Ngân sách địa phương. Ví dụ như: cấp phát nhưng thực chất chỉ mang tính chất xuất quỹ Ngân sách địa phương, cho đơn vị rút về chi tiêu; phân bổ dự toán không chính xác; hệ thống tiêu chuẩn, định mức không đồng bộ, xa rời thực tế; cơ chế quản lý chi một số lĩnh vực đặc biệt như chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi chương trình mục tiêu, chi Ngân sách xã chưa phù hợp; công tác kế toán, quyết toán chưa nghiêm túc, chặt chẽ... Tình trạng này đã tạo ra những kẽ hở trong cơ chế quản lý chi Ngân sách địa phương, tạo môi trường cho tham nhũng, lãng phí nảy sinh. Vì vậy, phải có cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình chi tiêu để phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hiện tượng tiêu cực; đồng thời phát hiện những kẽ hở trong cơ chế quản lý. Từ đó, có những kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung hay kịp thời ban hành những cơ chế quản lý phù hợp, chặt chẽ hơn.
yêu cầu khách quan đối với một quốc gia trên con đường phát triển. Một nền kinh tế hướng tới mở cửa và hội nhập hết sức năng động và đầy những thách thức gay gắt cũng đã và đang đặt ra yêu cầu về sự hoàn thiện chức năng của Tài chính. Tài chính không chỉ đảm nhận chức năng phân phối, giám đốc bằng đồng tiền, mà từng bước phải tạo dựng, duy trì, kiểm soát có hiệu quả thị trường Tài chính và các luồng vốn cho sự tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, hội nhập là sự thừa nhận và vận hành nền kinh tế Tài chính tuân thủ các nguyên tắc, thông lệ, các chuẩn mực quốc tế. Trong đó, tự do hoá, minh bạch, công khai… là những nguyên tắc cơ bản của hội nhập. Chính vì vậy, vai trò của kiểm soát chi lại càng cần thiết, nhằm quản lý chặt chẽ ngân quỹ quốc gia, đảm bảo vốn được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. Từ đó, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đồng thời góp phần xây dựng một nền Tài chính công khai, minh bạch, đáp ứng được các yêu cầu của hội nhập.