Môi trường và nguồn lợi thủy sản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều kiện môi trường gây trồng vá sinh trưởng của tảo xoắn (spirulina platensis) ở phá tam giang – cầu hai, tỉnh thừa thiên huế (Trang 25 - 27)

Phú Lộc có hệ đầm phá Cầu Hai - Lăng Cô rộng lớn, với hơn 11.000 ha đất mặt nước chun dùng và có khoảng hơn 1200 ha diện tích mặt nước là có tiềm năng phát triển ni trồng thủy sản. Với diện tích mặt nước rộng lớn có nguồn lợi thủy sản đa dạng và phong phú, trong đó nhiều lồi có giá trị kinh tế cao như: tôm

sú, tôm rảo, tôm rằn, cua ghẹ, cá nâu, cá mú, cá đối, cá dìa,... đầm phá có nhiều lồi nhuyễn thể như: ngao, sò, ốc hương, vẹm xanh, hàu, rong câu; đặc biệt có tiềm năng ni trồng, khai thác thủy sản xuất khẩu; nếu tổ chức khai thác, quản lý tốt, sẽ là nguồn lực rất lớn cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, từ năm 2004 mơi trường nước đầm phá có dấu hiệu ơ nhiễm do phát triển ni trồng thủy sản ồ ạt, dịch bệnh tơm ni phát sinh, thuốc kháng sinh, hóa chất xử lý cải tạo, dập dịch bệnh tơm, các chất thải rắn, lỏng sinh hoạt dân cư đã làm cho môi trường nước ngày một xấu đi.

Vùng nước ngọt, gồm 3 con sơng chính (sơng Truồi, sơng Nong, sông Bù Lu), nhiều ao hồ tự nhiên với khoảng 1.240 ha diện tích đất sơng, suối mặt nước chun dùng, và có nhiều hồ chứa (đập) đảm bảo thơng thống phù hợp cho phát triển ni trồng thủy sản nước ngọt.

Nước biển ven bờ, chất lượng nước cịn khá tốt thuận lợi cho phát triển ni trồng thủy sản trên cát, tuy nhiên, do nhu cầu đa mục tiêu, đa ngành nên cần vùng quy hoạch phù hợp để phát triển.

Nước thải là nước đã qua sử dụng vào các mục đích như sinh hoạt, dịch vụ, tưới tiêu, thủy lợi, chế biến công nghiệp, chăn nuôi,… Dựa vào các nguồn gốc nước thải ta sẽ phân loại ra và hiểu rõ đễ có hường giải quyết dễ dàng hơn.

Đã triển khai nhiều dự án nghiên cứu về đầm Lập An, đầm Cầu Hai để có những chương trình, giải pháp nhằm quản lý, khai thác bền vững. Nhiều mơ hình ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp đạt hiệu quả; mở rộng chương trình khuyến nơng, khuyến lâm, khuyến công.

4.1.1.8. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường

* Những thuận lợi:

Hệ thống giao thông rất thuận lợi, có địa hình trải dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 1A, gần khu du lịch Bạch Mã, huyện Phú Lộc có vị trí hết súc thuận lợi trong tiến trình phát triển giao lưu kinh tế, văn hóa – xã hội.

Huyện Phú Lộc chủ yếu là đầm phá, nơi có nguồn lợi thủy sản tự nhiên phong phú. Phục vụ cho việc phát triển thủy sản, nhất là tôm, cá, râu câu,.., Bước đầu đã

hình thành các vùng sản xuất thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung, và ngành ngư nghiệp của dân cư Phú Lộc nói riêng theo hướng quy hoạch, hiện đại hóa.

Đã có nhiều mô hình gia đình sản xuất kinh tế giỏi, có nhiều mô hình trồng trọt chăn nuôi có thu nhập và hiệu quả kinh tế cao, nhiều đơn vị làm ăn có hiệu quả tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và đầu ra ổn định.

* Khó khăn:

Khí hậu thời tiết khu vực huyện Phú Lộc mang đặc điểm tiếp giáp giữa hai vùng khí hậu Nam - Bắc, nên phải chịu ảnh hưởng khí hậu của cả 2 miền, với địa hình đặc biệt nên Phú Lộc vừa chịu ảnh hưởng của khí hậu ven biển lại vừa có khí hậu của vùng núi cao, trong năm có hai mùa rõ rệt. Tác đợng lớn đến sản xuất nông nghiệp, công tác thủy lợi hoàn toàn phụ thuộc và thiên nhiên.

Rất nhiều hộ nông dân chưa quen với sản xuất hàng hóa, lao động phần lớn không được đào tạo, trình độ nuôi trồng còn hạn chế, chậm thích nghi với thị trường, đời sống của hộ dân còn gặp nhiều khó khăn.

Do quá trình đô thị hóa đang diễn ra, nhu cầu kinh tế tăng, phát triển một cách ồ ạt, không kiểm soát được, làm ô nhiễm sinh thái, nên không đảm bảo chất lượng nên khó khăn cho việc tổ chức sản xuất, đầu tư thâm canh có hiệu quả.

Đặc điểm huyện Phú Lộc chủ yếu là các đầm phá nên thuận lợi cao phát triển thủy sản, du lịch sinh thái nơi đây. Nhưng chưa có hướng đi cụ thể cho môi trường sinh thái, du lịch, dich vụ, kinh tế cùng phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều kiện môi trường gây trồng vá sinh trưởng của tảo xoắn (spirulina platensis) ở phá tam giang – cầu hai, tỉnh thừa thiên huế (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w