Giới thiệu tảo spirulina:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều kiện môi trường gây trồng vá sinh trưởng của tảo xoắn (spirulina platensis) ở phá tam giang – cầu hai, tỉnh thừa thiên huế (Trang 34 - 36)

2011 so với năm 2001 và năm 2010 của huyện Phú Lộc

4.2.1.Giới thiệu tảo spirulina:

Tảo Spirulina ( Spirulina platensis) là một lồi vi tảo có dạng xoắn hình lị so, màu xanh lam với kích thước chỉ khoảng 0,25mm. Chúng sống trong mơi trường nước giàu bicacbon (HCO3) và độ kiềm cao (pH từ 8,5-11).

Năm 1964, Brandily một nhà nhân chủng học người Pháp là người đầu tiên phát hiện ra loài tảo này trong lần khảo sát sự đa dạng sinh học tại vùng hồ ở Tchad (Châu Phi) sau khi quan sát và nhận thấy những người dân sống quanh hồ này rất khỏe mạnh vì họ thường vớt tảo này về ăn như là một lồi thực phẩm chính.

Hai mươi năm sau, vào những năm cuối thập thế kỷ tám mươi thế kỷ 20 nhiều giá trị dinh dưỡng và chức năng sin học của tảo Spirulina đã được khám phá và công bố rộng rãi không chỉ ở Pháp mà ở cả nước khác trên thế giới như Mỹ, Nhật, Canada, mehico, Đài Loan,...

Hầu hết các nghiên cứu đều đã chỉ ra rằng tảo Spirulina rất giàu protein (tới 60-70% trọng lượng khô của tảo) trong khi thịt bị loại I chỉ có 21%, thit gà ta 20,3%, thịt lợn nạc 19%, thịt chó sấn 16%,....

Tảo lam này còn đước gọi là vi khuẩn lam theo tiếng Hy Lạp thì cyanos – blue là một ngành vi khuẩn mà có khả năng hấp thụ năng lượng qua q trình quang hợp.

Trong số các cơ thể tự dưỡng thì tảo lam được xem là nhóm ngun thủy nhất. Di tính hóa thạch của chúng phát hiện cách đây 3,8 tỷ năm. Chúng được xếp liền sau các vi khuẩn, riêng với các nhóm khác vì ngồi những đặc chưa có nhân thật, lục lạp, chỉ chúa diệp lục tố a, sắc tố phụ trội bản tính protein thường làm cho chúng có màu lam ra thì chúng cũng chưa có sự sinh dục hữu phái, tảo có cấu tạo

đơn bào, hoặc hình sợi. Tảo lam khơng có tiêm mao di chuyển bằng cách trượt lên bề mặt.

Tế bào tảo Spirulina chưa có nhân điển hình, vùng nhân là vùng giàu axit nucleic chưa có màng nhân bao bọc, phân bố trong nguyên sinh chất. Ngoài ra, tế bào Spirulina khơng có khơng bào thực, chỉ có khơng bào chứa khí làm chức năng điều chỉnh tỷ trọng tế bào. Mặc dù khơng có ty thể và mạng lưới nội chất song tế bào Spirulina vẫn có ribosom và một số thể vùi như hạt polyphotphat, glycogen, phycocyanin, carboxysome và hạt mesosome.

Thành tế bào Spirulina có cấu trúc nhiều lớp, không chứa xenlulo mà chứa mucopolyme pectin và các loại polisacarit khác. Màng tế bào nằm sát ngay bên dưới thành tế bào và nối với màng quang hợp thylakoid tại một vài điểm. Spirulina khơng có lục lạp mà chỉ chứa thylakoid quang hợp nắm rải rác trong nguyên sinh chất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều kiện môi trường gây trồng vá sinh trưởng của tảo xoắn (spirulina platensis) ở phá tam giang – cầu hai, tỉnh thừa thiên huế (Trang 34 - 36)