Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản: 1 Sự sinh trưởng:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều kiện môi trường gây trồng vá sinh trưởng của tảo xoắn (spirulina platensis) ở phá tam giang – cầu hai, tỉnh thừa thiên huế (Trang 37 - 39)

2011 so với năm 2001 và năm 2010 của huyện Phú Lộc

4.2.4. Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản: 1 Sự sinh trưởng:

4.2.4.1. Sự sinh trưởng:

Spirulina trải qua các giai đoạn: thích nghi, logarit, đường thẳng, giảm, ổn định, lão suy.

Sự sinh trưởng của tảo được diễn tả bằng sự phân chia tế bào. Với chế độ dinh dưỡng thích hợp và điều kiện sinh lý học thuận lợi, quá trính sinh trưởng của tảo trải qua ít nhất các pha sau:

Pha chậm: Sự vơ hiệu hóa các enzyme, sự giảm tốc độ trao đổi chất của tảo giống, tế bào gia tăng kích thước nhưng khơng có sự phân chia; một số yếu tố khuyếch tán được tạo ra do chính các tế bào thì cần cho q trình cố định carbon; hoạt động trao đổi chất của các tế bào đã ức chế sự hoạt động của các độc tố nào đó có mặt trong mơi trường, hay do cấy tảo vào mơi trường có chứa một vài chất có nồng độ quá cao.

Pha tăng trưởng: là giai đoạn mà tế bào phân chia rất nhanh và liên tục. Tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn này tùy thuộc vào kích thước tế bào, cường độ ánh sáng, nhiệt độ.

Pha tăng trưởng chậm: Khi có một vài nhân tố xuất hiện như : sự giảm sút của yếu tố dinh dưỡng nào đó, tỷ lệ cung cấp oxy và carbonic, sự thay đổi pH, sự hạn chế ánh sáng, sự xuất hiện các yếu tố ngăn cản sự phân chia các tế bào do một chất độc nào đó....thì q trình sinh trưởng của tảo bị ức chế, đây là giai đoạn đầu của pha tăng trưởng chậm. Tuy nhiên, pha này diễn ra rất nhanh với sự cân bằng được tạo ra giữa tốc độ tăng trưởng và các nhân tố giới hạn, nó được xem là pha quân bình.

Pha suy tàn: Khi các chất dinh dưỡng trở nên cạn kiệt không đủ cung cấp cho sự sinh trưởng và trao đổi chất đến mức trở nên độc hại, tảo sẽ bị suy tàn gọi là pha chết.

4.2.4.2. Sự sinh sản:

Trong chu kỳ sống, khi đến giai đoạn sinh sản chuỗi xoắn bị vỡ ra tạo thành nhiều đoạn tảo nhờ sự hình thành của những tế bào đặt biệt gọi là tế bào mắc xích). Từ một sợi tảo mẹ, hình thành nên những đoạn Necridia (gồm các tế bào chuyên biệt cho sự sinh sản). Trong các Necridia hình thành các đĩa lõm ở hai mặt và sự tách rời tạo các hormogonia bởi sự chia cắt tại vị trí các đĩa này. Trong sự phát triển, dần dần phần đầu gắn tiêu giảm, 2 đầu hormogonia trở nên trịn nhưng vách tế bào vẫn có chiều dày không đổi. Các đoạn xoắn nhỏ ở mắc xích sẽ hình thành chuỗi ngằn có khả năng trượt gọi là hormogonia và sau đó sẽ hình thành chuỗi dài mới. Tế bào ở hormogonia rời khỏi vị trí đính của tế bào mắc xích và trở nên trịn ở đầu cuối. Số lượng tế bào ở hormogonia tăng lên bởi sự phân chia của tế bào với nguyên sinh chất trở nên có hạt. Các hormogonia phát triển, trưởng thành và chu kì sinh sản được lập đi lập lại một cách ngẫu nhiên, tạo nên vòng đời của tảo. Trong thời kì sinh sản tảo spirulina nhạt màu ít sắc tố xanh hơn bình thường.Với tiến trình này, chuỗi được dài hơn và có dạng xoắn đặt thù.

Sau đây là vòng đời tảo spirulina:

Rõ ràng vòng đời tảo đơn giản, tương đối ngắn.Trong điều kiện tối ưu (ni trong phịng thí nghiệm) vịng đời khoảng 1 ngày. Ở điều kiện tự nhiên là khoảng 3 – 5 ngày.

4.2.4. Đặc điểm sinh hóa

Đặc điểm sinh hóa nổi bật của Spirulina là có hàm lượng protein rất cao, chiếm khoảng 50-70% trọng lượng của tế bào, trong khi các thực phẩm được coi là giàu đạm như đậu đỗ, thịt, phomat cũng chỉ có 20% đạm. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đạm trong spirulina rất dễ hấp thụ do các axit amin hầu như ở dạng tụ do. Tỷ lệ hấp thụ đạm trong Spirulina là hơn 90%.

Thành phần hóa học của tảo Spirulina so với % trọng lượng khô (TLK) như sau: protein tổng số 50-70%; gluxit 13-16%; lipit 7-8%; axit nucleic 4,29%; chlorophylla 0,76%, carotenoit 0,23. Tuy nhiên, thành phần sinh hóa của tảo thay đổi tùy thuộc vào điều kiện nuôi trồng.

Protein của tảo Spirulina chứa hầu hết các loại axit amin thay thế và không thay thế, tỉ lệ của các axit amin này khá cân đối. Tổ chức lương thực thực phẩm thế giới (FAO) đẫ công nhận loại tảo này là nguồn thực phẩm chức năng bổ sung cho người rất tốt. Trong số các axit amin trong tảo có 4 loại axit amin khơng thể thay thế quan trọng sau: lyzin, methionin, phenylanalin, tryptophan (lá nguyên liệu gốc để tổng hợp vitamin B3). Không chỉ cung cấp các axit amin khơng thể thay thế, tảo Spirulina cịn là nguồn cung cấp các axit béo khơng bão hịa quan trọng mà cơ thể không thể tự tổng hợp được,…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều kiện môi trường gây trồng vá sinh trưởng của tảo xoắn (spirulina platensis) ở phá tam giang – cầu hai, tỉnh thừa thiên huế (Trang 37 - 39)