Việc theo dõi kết quả điều trị, đặc biệt là thời gian sống thêm đối với ung thư nói chung và ung thư lưỡi nói riêng đóng vai trò rất quan trọng. Từ kết quả đó người ta sẽ tiếp tục phương pháp cũ hay nghiên cứu các phương pháp mới nhằm kéo dài thời gian sống của bệnh nhân.
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ sống thê5 không bệnh 1,2, 3 năm lần lượt là 78%, 43%, và 19%. Tỉ lệ sống thêm toàn b5ộ 1,2,3 năm lần lượt là 84%, 47%, và 23%. Theo nghiên cứu của Lê Văn Quảng trên 117 bệnh nhân ung thư lưỡi giai đoạn III, IV thời gian sống thêm 5toàn bộ 12 tháng là 75.2%, 24 tháng là 57.5%, sau 36 tháng là 45.2% [5], cao hơ5n nghiên cứu của chúng tôi do nhóm bệnh nhân của Lê Văn Quảng sau hóa trị tân bổ trợ được phẫu thuật, do vậy mà tiên lượng tốt hơn. Theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Lợi, thời gian sống thêm 5 năm ở giai đoạn III, IV là 18.65% [6],[17]. Theo Donald và CS (2002) tỉ lệ sống thêm 5 năm là 57% [32]. Theo nghiên cứu của Urba S G và CS (2005) trên 37 bệnh nhân ung thư gốc lưỡi điều trị 2 chu kì hóa chất tân bổ trợ CF sau đó điều trị hóa xạ trị đồng thời (xạ trị 72 Gy và hóa chất Cisplatin 100 mg/m2 3 chu kì. Kết quả sống thêm 3 năm không bệnh là 52% và 3 năm toàn bộ là 64%. Theo nghiên cứu của Giralt JL và CS (2000) trên 62 bệnh nhân ung thư biểu mô vảy vùng khoang miệng giai đoạn III và IV được điều trị hóa chất tân bổ trợ sau đó hóa xạ trị đồng thời, tỉ lệ sống thêm không bệnh và sống thêm toàn bộ là 73 và 76%. Theo nghiên cứu của Argiris và CS 39 bệnh nhân ung thư biểu mô vảy vùng đầu cổ được điều trị theo phác đồ với thời gian theo dõi trung bình 36 tháng, tỉ lệ sống thêm không bệnh và sống thêm toàn bộ là 70 và 74% [27].
Hầu hết các tác giả trên thế giới đều cho rằng kắch thước u và mức độ xâm lấn của u là một yếu tố tiên lượng quan trọng. Phân tắch thời gian sống thêm theo giai đoạn T cho thấy tỷ lệ sống thêm 3 năm toàn bộ của nhóm giai đoạn T2,3 cao hơn nhóm T4 với tỉ lệ tương ứng là 50% và 16%. Theo nghiên cứu của Lê Văn Quảng (2012) cho thấy đối với T2, T3 thời gian sống thêm toàn bộ 5 năm là 35.6% cao hơn giai đoạn T4 là 8.8% [5]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Lợi (2002) giai đoạn T3 và T4 thời gian sống thêm 5 năm là 18.75% [6].
Một yếu tố khác được nhiều tác giả công nhận là hạch cổ. Nếu chưa di căn hạch thì tiên lượng rất tốt, nhưng khi có di căn hạch thì tiên lượng xấu hơn nhiều, tỉ lệ sống thêm giảm đi nhiều. Theo nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ sống thêm của nhóm giai đoạn N0 cao hơn rất nhiều nhóm N1, N2, N3 với tỉ lệ tương ứng là 44% so với 21%, 11%, 0%. Theo nghiên cứu của Lê Văn Quảng (2012) tỷ lệ sống thêm 5 năm của nhóm chưa có di căn hạch trên lâm sàng là 27.7% và nhóm có di căn hạch là 13.3% [5]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Lợi (2002) tỷ lệ sống thêm 5 năm với N0 là 47.78%, N1 là 26.89%, N2 là 5.56%, và không có bệnh nhân N3 nào sống đến 5 năm [6]. Theo nghiên cứu của Gehano (1987) tỷ lệ sống thêm 5 năm với N0 từ 42- 49%, có di căn hạch chỉ còn 13-24% [29]. Theo Moyse và CS (1972) tỉ lệ này là 60% với N0 và 20% với trường hợp di căn hạch [42].
Trong ung thư giai đoạn bệnh phản ánh sự phát triển bệnh. Bệnh ở giai đoạn muộn thì kết quả điều trị kém. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ gồm những bệnh nhân ở giai đoạn III và IV. Tỷ lệ sống thêm của nhóm giai đoạn III cao hơn nhiều nhóm giai đoạn IV với tỉ lệ tương ứng là 56% và 13%. Theo nghiên cứu của Lê Văn Quảng (2012) tỉ lệ sống thêm 5 năm toàn bộ giai đoạn III, IV tương ứng là 42.5% và 11.3%) [5]. Theo nghiên cứu của Clayman và CS
(2000) tỉ lệ sống thêm 5 năm ở giai đoạn III và IV tử 15-30% [42]. Theo Franceschi và CS (1993) khi nghiên cứu 297 trường hợp UTL tỉ lệ sống 5 năm ở giai đoạn III và IV là 49%[36]. Trong nghiên cứu 602 bệnh nhân UTL của Decroix và CS (1983) tỉ lệ sống 5 năm ở giai đoạn III là 25%, giai đoạn IV là 13% [31].