Sau điều trị tân bổ trợ có 12 bệnh nhân (15 %) đáp ứng hoàn toàn, 43 bệnh nhân (54%) đáp ứng một phần; 21 bệnh nhân không đáp ứng (26%) và có 4 bệnh nhân (5%) tiến triển. Nghiên cứu của Phạm Cẩm Phương (2005) sau 3 chu kì tỉ lệ đáp ứng hoàn toàn là 9.1 %, đáp ứng một phần 52.7%, không đáp ứng là 21.8% và bệnh tiến triển 16.4% [18]. Theo nghiên cứu của Lê Văn Quảng (2012) sau 3 chu kì, tỉ lệ đáp ứng hoàn toàn là 12%, một phần 50.4 %, không đáp ứng 30.8%, bệnh tiến triển 6.8% [5]. Posner và cộng sự (2007) báo cáo tỉ lệ đáp ứng hoàn toàn nhóm 246 bệnh nhân ung thư đầu cổ giai đoạn III, IV điều trị bổ trợ trước bằng phác đồ CF trong nghiên cứu TAX324 là 64% [49]. Vermorken và cộng sự (2007) báo cáo tỉ lệ đáp ứng hoàn toàn của nhóm 181 bệnh nhân ung thư đầu cổ giai đoạn III, IV điều trị bổ trợ trước bằng phác đồ CF là 54% [62]. Theo nghiên cứu của Zonat và cộng sự (2004) tỉ lệ này là 80% trong nhóm 118 bệnh nhân [66]. So với nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, tỉ lệ đáp ứng chung nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn, lắ do liều điều trị so với liều chuẩn của chúng tôi thấp hơn do thể trạng yếu hơn, việc tuân thủ điều trị cũng không tốt bằng.
So với nghiên cứu của một số tác giả trên thế giới, một số tác giả dùng phác đồ có thêm nhóm Taxane (Docetaxel hoặc Paclitaxel) cho tỉ lệ đáp ứng cao hơn nhưng độc tắnh cũng cao hơn. Ở bệnh viện K cũng điều trị phác đồ TCF, nhưng phác đồ CF rẻ tiền hơn, và phác đồ TCF tỉ lệ độc tắnh đặc biệt nôn, tiêu chảy nặng hơn phác đồ CF. Chúng tôi không đưa bệnh nhân điều trị TCF vào nghiên cứu này, do vậy chúng tôi chưa so sánh được hiệu quả cũng như độc tắnh của 2 phác đồ này. Terakado và cộng sự (2003) khi nghiên cứu điều trị hóa chất với Docetaxel và Cisplatin cho thấy độc tắnh viêm miệng, nôn, tiêu chảy cao hơn so với nhóm điều trị Cisplatin đơn thuần 12 Ờ 34% [58].