Độc tắnh thời kì hóa chất tân bổ trợ:

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả điều trị ung thư lưỡi giai đoạn không mổ được bằng hóa chất trước phác đồ cf kết hợp hóa xạ trị đồng thời (Trang 67 - 70)

Trong hóa trị, bác sĩ luôn luôn phải đối mặt với các độc tắnh và tác dụng không mong muốn của thuốc. Hóa trị có tác dụng làm giảm thể tắch khối u, ngăn chặn sự phát triển của khối u nhưng bản thân nó cũng gây độc với các tế bào bình thường của cơ thể, đặc biệt là những tế bào có tốc độ phân chia nhanh như tế bào niêm mạc đường tiêu hóa, tóc, hồng cầu, bạch cầu. Một trong những biến chứng đáng lo ngại nhất là biến chứng hạ bạch cầu hạt làm giảm sức đề kháng của cơ thể, gây ra tình trạng nhiễm khuẩn.

Độc tắnh trên hệ tạo máu:

Trong quá trình điều trị, tỉ lệ bệnh nhân hạ huyết sắc tố là cao nhất chiếm tỉ lệ 63%. Trong đó hạ độ 1 và 2 là 50%, hạ độ 3 và 4 là 5%. Nghiên cứu của Zonat và CS (2004) trên 118 bệnh nhân ung thư đầu cổ giai đoạn III và IV điều trị bổ trợ trước bằng phác đồ CF, thiếu máu độ III, IV là 3% [66]. Nghiên cứu của Vermorken và CS (2007) trong nhóm 179 bệnh nhân ung thư đầu cổ giai đoạn III, IV điều trị bổ trợ trước bằng phác đồ CF, tỉ lệ thiếu máu độ III, IV là 12.8% [62]. Theo nghiên cứu của Lê Văn Quảng (2002) tỉ lệ hạ huyết sắc tố độ 1 là 60.9%, độ 2 là 58.9%, độ 3 là 2.8%, và không có trường hợp nào hạ độ 4 [5]. Trong nghiên cứu của Phạm Cẩm Phương (2005) tỉ lệ bệnh nhân hạ huyết sắc tố 52.7% trong đó hạ độ 3 là 1.8 %, không có bệnh nhân hạ độ IV [18].

Trước điều trị các bệnh nhân của chúng tôi đều có số lượng bạch cầu và bạch cầu hạt trong giới hạn bình thýờng. Nhýng sau hóa chất tân bổ trợ có 54% bệnh nhân hạ bạch cầu, trong đó hạ độ I, II týõng ứng là 26% và 16%, độ 3 và 4 týõng ứng là 6% và 6%. Có 57% hạ bạch cầu hạt trong đó độ 1 và 2 týõng ứng là 25% và 19%. Độ 3 và 4 là 8% và 5%. Theo nghiên cứu của Lê Vãn Quảng (2002) tỉ lệ hạ bạch cầu là 20.2% trong đó chủ yếu độ 1,2 (20,2%), tỉ lệ hạ bạch cầu hạt là 28.2% trong đó chủ yếu là độ 1,2 chiếm 21.9% [5]. Nghiên cứu của Richard và CS (1998) trên 36 bệnh nhân UTL giai đoạn III, IV điều trị bổ trợ trýớc phác đồ CF, tỉ lệ hạ bạch cầu độ 3 là 10%, độ 4 là 2% [55]. Nghiên cứu của Posner và CS (2007) tỉ lệ hạ bạch cầu hạt độ 1,2 trong nhóm bệnh nhân ung thý đầu cổ giai đoạn III, IV điều trị bằng phác đồ CF bổ trợ trýớc là 56%, độ 3,4 là 6.3% [49]. Nghiên cứu của Zonat và CS (2004) trên 118 bệnh nhân ung thý đầu cổ giai đoạn III, IV điều trị bổ trợ trýớc bằng CF, có 7% hạ bạch cầu độ 3,4 [66].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ hạ tiểu cầu là 37% trong đó chủ yếu là hạ độ 1 (26%). Chỉ có 5% hạ độ 3,4. Theo Posner và CS (2007) nghiên cứu TAX 243 bệnh nhân ung thư đầu cổ giai đoạn III, IV điều trị bổ trợ trước bằng CF, có 11% bệnh nhân hạ tiểu cầu độ 3,4 [49]. Nghiên cứu của Vermoken và CS (2007) gồm 179 bệnh nhân UT đầu cổ giai đoạn III, IV điều trị bổ trợ trước phác đồ CF có 17.9% bệnh nhân hạ tiểu cầu độ 3,4. Nghiên cứu của Domenge và CS (2008) 157 bệnh nhân UT họng miệng điều trị bổ trợ trước phác đồ CF có 3% hạ tiểu cầu độ 3, 1% hạ tiểu cầu độ 4 [54].

Độc tắnh trên gan thận:

Độc tắnh trên gan thận cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến liệu trình điều trị của bệnh nhân. Các hóa chất dùng trong nghiên cứu chuyển hóa chủ yếu ở gan và thải trừ ở thận nên có khả năng gây độc cho các cơ quan

này. Sau 3 chu kì tỉ lệ tăng AST, ALT chủ yếu độ 1 tương ứng 9 và 10%, không có bệnh nhân nào tăng độ 3,4. Độc tắnh trên thận xuất hiện trong quá trình điều trị (được đánh giá thông qua chỉ số Creatinine) trong nghiên cứu của chúng tôi rất thấp. Tỷ lệ tăng Creatinine độ 1, 2 tương ứng là 15% và 10%, không có bệnh nhân nào tăng độ 3,4 (bảng 3.19).

Nhìn chung độc tắnh trên gan thận ắt gặp. Tắnh cả độc tắnh trên hệ tạo huyết, ko có tác dụng phụ nào nặng, gây nguy hiểm đến tắnh mạng.

Theo nghiên cứu của Lê Văn Quảng (2012) tỉ lệ tăng AST là 13.1% và chủ yếu là độ 1, không có bệnh nhân nào tăng độ 3,4. Tỷ lệ tăng Creatinine là 3.1% ở độ 1, không có bệnh nhân nào tăng độ 2,3,4 [5]. Nghiên cứu của Ensley và CS (1984) trên 36 bệnh nhân ung thư đầu cổ giai đoạn III, IV điều trị bổ trợ trước bằng phác đồ CF không có trường hợp nào xuất hiện độc tắnh trên thận [34]. Trong nghiên cứu của Zonat và CS (2004) 118 bệnh nhân ung thư đầu cổ giai đoạn III, IV điều trị bổ trợ trước bằng phác đồ CF, có 2% trường hợp biểu hiện độc tắnh thận [66].

Các tác dụng phụ không mong muốn trên lâm sàng:

Việc sử dụng thuốc hợp lý sẽ giảm thiểu sự mệt mỏi, suy sụy về thể chất, tinh thần và các biến chứng nguy hiểm đến tắnh mạng. Trong nghiên cứu của chúng tôi, trước điều trị hóa chất tất cả các bệnh nhân đều được dùng thuốc chống nôn bằng tiêm tĩnh mạch 4 mg Dexamethasone và 8 mg Osetron. Sau khi kết thúc truyền hóa chất bệnh nhân lại được tiêm tĩnh mạch 8 mg Osetron. Tuy nhiên nôn và buồn nôn là triệu chứng hay gặp. Tỉ lệ nôn, buồn nôn là 53.5%, trong đó chủ yếu là độ 1 (26%), độ 3 và độ 4 tương ứng là 7.5% và 2.5%. Tỉ lệ mệt mỏi cũng hay gặp với tỉ lệ 50% trong đó chủ yếu là độ 1 (24%), độ 3 và 4 tương ứng là 6% và 1%.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Đỗ Anh Tú (2002) khi điều trị hóa trị bổ trợ trước cho các bệnh nhân ung thư vòm họng bằng phác đồ CF trong 3 chu kì, cho thấy nôn và buồn nôn là triệu chứng hay gặp. Tỷ lệ bệnh nhân nôn nhẹ từ 37.7% đến 57.7%, nôn mức độ vừa từ 16.4% - 26.9%, nôn nặng chỉ chiếm 2.3% [3]. Nghiên cứu của Phạm Cẩm Phương (2005) khi điều trị cho 55 bệnh nhân UTL, tỉ lệ nôn độ 1,2 là 28.5%. Tỉ lệ nôn độ 3 là 1.2% [18]. Trên thế giới có nhiều nghiên cứu khác nhau trong điều trị bổ trợ trước bệnh nhân UTL giai đoạn III, IV. Trong nghiên cứu của Rooney và CS (1985) tỷ lệ buồn nôn và nôn nói chung là 57% [52]. Nghiên cứu của Paccagnella và CS (1994) điều trị ung thư đầu cổ giai đoạn III, IV bằng hóa trị trước phác đồ CF có 9% nôn và buồn nôn ở độ 3 và 4 [48]. Trong nghiên cứu của Richard và CS (1998), gồm 36 bệnh nhân ung thư đầu cổ giai đoạn III, IV được điều trị trước bằng phác đồ CF, không có bệnh nhân nào nôn và buồn nôn độ 4 [63].

Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ tiêu chảy và rụng tóc ắt gặp hơn với tỉ lệ tương ứng 33 và 29% và cũng chủ yếu là độ 1, tỉ lệ tương ứng 21% và 15%, không có bệnh nhân nào tiêu chảy, rụng tóc độ 4. Theo Rooney và CS (1985) tỉ lệ tiêu chảy nói chung là 13% trong 61 trường hợp ung thư đầu cổ giai đoạn III, IV điều trị bổ trợ trước bằng phác đồ CF [52]. Trong nghiên cứu của Posner và CS (2007) , tỉ lệ tiêu chảy độ 3 là 4% [49].

Tổng số bị độc tắnh chung là 63%, trong đó chủ yếu là độ 1 (31%). Độ 3 và 4 chiếm tỉ lệ nhỏ, tương ứng 8% và 5%. Tóm lại các tác dụng không mong muốn ắt gặp, chủ yếu là ở độ 1, 2. Độ 3,4 chiếm tỉ lệ thấp. Nói chung các tác dụng không mong muốn có ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân nhưng ắt và chấp nhận được.

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả điều trị ung thư lưỡi giai đoạn không mổ được bằng hóa chất trước phác đồ cf kết hợp hóa xạ trị đồng thời (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w