Kết quả hỏi ý kiến chuyên gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) soạn thảo bài tập chương động lực học chất điểm, vật lí 10 và sử dụng trong đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh (Trang 102)

CHƢƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.6. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm

3.6.1. Kết quả hỏi ý kiến chuyên gia

Qua tổng hợp ý kiến của các chuyên gia, chúng tơi nhận thấy:

- Có 12/13 (92,3%) chun gia cho rằng hệ thống bài tập đã xây dựng tƣơng đối phù hợp với trình độ năng lực nhận thức của hầu hết các học sinh có lực học khá trở lên.

- Có 13/13 (100%) chuyên gia đồng ý với cách thức phân mức độ cho các bài tập đã xây dựng.

- Có 12/13 (92,3%) chuyên gia cho rằng hệ thống bài tập có thể giúp phát triển và đánh giá năng lực GQVĐ của HS.

Đa số các chuyên gia cho rằng nhìn chung hệ thống bài tập các bài tập đã xây dựng có tính thực tiễn, gần gũi với cuộc sống, các bài tập tƣơng đối đa dạng. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng góp ý một số vấn đề sau đây:

- Hệ thống bài tập chủ yếu mới phù hợp để đánh giá các HS có lực

học khá. Cần soạn thảo thêm các bài tập ở mức độ 1 và 2 để đánh giá đƣợc nhiều đối tƣợng HS

- Khi xây dựng đề kiểm tra cần lƣu ý lựa chọn các mức bài tập phù

hợp với từng đối tƣợng HS.

- Hiện nay đa số các GV chỉ chú trọng đánh giá KT, KN của HS, vì

vậy HS chƣa quen với cách thức đánh giá NL. Để việc sử dụng bài tập đánh giá NL GQVĐ của HS đem lại hiệu quả cao thì trong quá trình giảng dạy, GV cần soạn thảo các bài tập tƣơng tự để giúp HS phát triển NL GQVĐ

- Cần soạn thảo thêm các bài tập gắn với thực tiễn, gắn với KHKT để

hệ thống bài tập thêm phong phú.

3.6.2. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm với học sinh

3.6.2.1. Đánh giá hệ thống bài tập đã soạn thảo

Về việc phân mức độ cho các bài tập

Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sƣ phạm đối với 60 HS thuộc các

lớp 10 chuyên Toán 2 và lớp 10 chuyên Hóa. Sau khi chấm, chúng tơi mã hóa kết quả bài. Chúng tơi mã hóa HS làm đƣợc bài là 1, HS khơng làm đƣợc là 0, sau đó chúng tơi nhập kết quả vào phần mềm Excel và thống kê số HS làm đƣợc bài trong mỗi mức, kết quả nhƣ sau:

Bảng 3.1. Thống kê số học sinh làm được các mức theo mỗi bài

Bài Số HS làm đƣợc Mức 1 Mức 2 Mức 3 1 54 39 8 2 50 30 8 3 54 49 25 4 55 53 27 5 53 15 8 6 54 48 15 7 52 46 13 8 54 33 8 9 52 42 15 10 55 42 9 11 54 53 21 12 55 28 15 13 53 48 20 14 41 16 6

15 56 40 9

16 55 49 16

Tổng số lƣợt 847 631 223

Phần trăm 88,2% 65,7% 23,2%

Biểu đồ 3.1. Thống kê số HS làm được các mức theo mỗi bài

Bảng thống kê và biểu đồ thống kê số HS làm đƣợc các mức theo mỗi bài cho thấy:

- Ở mỗi bài tập số HS làm đƣợc mức 1 là nhiều nhất, và ở mức 3 là ít nhất. Tuy nhiên ở các bài tập 1, 4, 11, 16 số HS làm đƣợc mức 1 và mức 2 chênh nhau không nhiều. Các bài tập này cần điều chỉnh độ khó ở mức 2 tăng lên để tăng hiệu quả sử dụng của bài tập.

- Số lƣợt HS làm đƣợc các bài ở mức 1 – mức thấp nhất là nhiều nhất: 847/960 lƣợt (đạt 88,2%), số lƣợt HS làm đƣợc các bài ở mức 2 – mức trung bình là 631/960 lƣợt (đạt 65,7%), số HS làm đƣợc các bài ở mức 3 – mức cao là ít nhất: 223/960 lƣợt (đạt 23,2%).

Nhƣ vậy, có thể thấy việc phân mức độ cho hệ thống các bài tập đã soạn thảo trong đề tài là tƣơng đối phù hợp.

Về khả năng đánh giá NL GQVĐ của hệ thống bài tập

Mỗi bài làm đúng ở mỗi mức của HS đƣợc đánh giá là 1 điểm, bài khơng làm đƣợc thì đánh giá là 0 điểm. Sau khi tính điểm của mỗi HS chúng

0 10 20 30 40 50 60 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Số HS làm đƣợc mức 1 Số HS làm đƣợc mức 2 Số HS làm đƣợc mức 3

tôi sắp xếp thứ tự từ trên xuống dƣới là HS có tổng điểm từ cao xuống thấp, theo thứ tự từ trái sang phải là các bài tập (theo các mức) có số lƣợng HS làm đúng từ cao đến thấp. Kết quả chụp màn hình Excel nhƣ sau:

Kết quả chụp màn hình Excel cho thấy các bài tập đã soạn thảo đều có sự phân mức hợp lí: xét trên mỗi bài tập, các bài tập ở mức 1 đều nằm bên trái, còn các bài tập ở mức 3 đều nằm ở bên phải bảng thống kê.

Dựa vào điểm tổng của mỗi HS, chúng tôi chia 60 HS thành 3 nhóm: + Nhóm 1: gồm 16 HS (chiếm 27% tổng số HS) có điểm cao nhất từ 36 đến 45 điểm.

+ Nhóm 2: gồm 28 HS có điểm tổng trung bình từ 23 điểm đến 35 điểm

+ Nhóm 3: Gồm 16 HS (chiếm 27% tổng số HS) có điểm tổng thấp nhất từ 11 điểm đến 21 điểm.

Kết quả cho thấy, nhóm HS có điểm tổng cao đều làm đƣợc các bài tập ở mức 1, tỉ lệ làm đƣợc các bài tập ở mức 2 đạt từ 75% đến 100%, các bài tập ở mức 3 có tỉ lệ thấp nhất là 31,3% và cao nhất là 75%. Nhóm HS có

tổng điểm trung bình có tỉ lệ làm đƣợc các bài ở mức 1 thấp nhất là 75%, cao nhất là 96,4%, với các bài ở mức 2 có tỉ lệ làm đúng từ 18,8% đến 89,3%, các bài ở mức 3 đạt tỉ lệ thấp nhất là 3,6% và cao nhất là 53,6%. Nhóm HS có điểm tổng thấp nhất cũng là nhóm có tỉ lệ làm đƣợc các bài ở các mức tƣơng ứng là thấp nhất trong 3 nhóm, cụ thể: tỉ lệ làm đƣợc bài ở mức 1 đạt từ 25% đến 81,3%, mức 2 đạt từ 0 đến 81,3%, chỉ có 1 HS (6,3%) làm đƣợc bài ở mức 3.

- Phân tích độ khó, độ phân biệt của các bài tập

Trong 60 HS tham gia thử nghiệm, chúng tơi chọn 2 nhóm HS có tổng điểm cao nhất và tổng điểm thấp nhất, mỗi nhóm gồm 16 HS (bằng 27% số HS tham gia thử nghiệm), sau đó chúng tơi sử dụng lí thuyết khảo thí cổ điển để xác định độ khó và độ phân biệt cho từng câu hỏi ứng với từng mức độ, kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 3.3. Độ khó, độ phân biệt của các bài tập Bài Bài Số HS làm đƣợc Độ khó Độ phân biệt Bài Số HS làm đƣợc Độ khó Độ phân biệt 1_M1 54 0.9 0.25 9_M2 42 0.7 0.63 2_M1 50 0.83 0.31 10_M2 42 0.7 0.75 3_M1 54 0.9 0.31 11_M2 53 0.88 0.31 4_M1 55 0.92 0.19 12_M2 28 0.47 0.94 5_M1 53 0.88 0.38 13_M2 48 0.8 0.5 6_M1 54 0.9 0.25 14_M2 16 0.27 0.69 7_M1 52 0.87 0.38 15_M2 40 0.67 0.75 8_M1 54 0.9 0.25 16_M2 49 0,82 0.5 9_M1 52 0.87 0.44 1_M3 8 0.13 0.38 10_M1 55 0.92 0.31 2_M3 8 0.13 0.44 11_M1 54 0.9 0.38 3_M3 25 0,42 0.88 12_M1 55 0.92 0.25 4_M3 27 0.45 0.69 13_M1 53 0.88 0.25 5_M3 8 0.13 0.38 14_M1 41 0.68 0.75 6_M3 15 0.25 0.56 15_M1 56 0.93 0.19 7_M3 13 0.22 0.5 16_M1 55 0.92 0.25 8_M3 8 0.13 0.38 1_M2 39 0.65 0.81 9_M3 15 0.25 0.38 2_M2 30 0.5 0.69 10_M3 9 0.15 0.44 3_M2 49 0.82 0.5 11_M3 21 0,35 0,81 4_M2 53 0.88 0.25 12_M3 15 0.25 0.69 5_M2 15 0.25 0.81 13_M3 20 0.33 0.88 6_M2 48 0.8 0.56 14_M3 6 0.1 0.31 7_M2 46 0.77 0.38 15_M3 9 0.15 0.56 8_M2 33 0,55 0.38 16_M3 16 0.27 0.69

Từ kết quả thu đƣợc, chúng tôi nhận thấy nhƣ sau:

- Trong hệ thống bài tập đã soạn thảo vẫn cịn một số bài tập có độ phân biệt thấp cần phải chỉnh sửa, nhƣ các bài 1 – mức 1, 4 – mức 1, bài 6 – mức 1, bài 12 – mức 1, bài 13 – mức 1, bài 15 – mức 1,

- Các bài tập bài 2 – mức 3, bài 10 – mức 3, bài 15 – mức 3 là các bài tập có độ khó nhỏ, nhƣng có độ phân biệt khá tốt. Cần chỉnh sửa các bài tập này để có độ khó phù hợp hơn

- Có nhiều bài tập có độ khó và độ phân biệt tốt, nhƣ các bài 8 – mức 2, bài 12 – mức 2, bài 3 – mức 3, bài 4 – mức 3…Cần xây dựng và mở rộng các bài tập tƣơng tự.

Phân tích độ tin cậy của các bài tập

Để đánh giá độ tin cậy của các bài tập đã soạn thảo, chúng tơi tính hệ số Cronbach anpha của tất cả các bài tập đã xây dựng bằng phần mềm SPSS. Kết quả nhƣ sau:

Hệ số Cronbach anpha của cả hệ thống bài tập tính đƣợc là 0,936

chứng tỏ các bài tập trong hệ thống có tính tin cậy cao.

Dựa trên các phân tích ở trên có thể thấy hệ thống các bài tập mà chúng tơi xây dựng có tính khả thi trong việc đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của HS. Cần chỉnh sửa một số bài tập để có độ khó phù hợp hơn để nâng cao hiệu quả đánh giá của hệ thống bài tập.

3.6.2.2. Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh

Chúng tôi tiến hành đánh giá NL GQVĐ đối với 30 HS lớp 10 chuyên Tin với đề đã soạn thảo. Sau đó chúng tôi chấm điểm theo Rubric đã xây dựng. Điểm từng câu và tồn bài của các HS đƣợc mơ tả ở bảng 3.5 nhƣ sau:

Bảng 3.5. Kết quả bài kiểm tra

STT HS Điểm Tổng điểm Câu 1 Câu 2.1 Câu 2.2 Câu 3.1 Câu 3.2 Câu 4 1 Đào Bình An 1 1 1 1 0 1 5 2 Tống Phƣơng Anh 1 1 1 2 1 3 9 3 Nguyễn Hồ Bắc 1 1 1 1 0 2 6 4 Phạm Văn Bình 1 1 0 2 1 2 7 5 Nguyễn Đức Cảnh 1 1 1 1 1 2 7 6 Phạm Hùng Cƣờng 1 1 1 2 1 2 8 7 Đinh Vũ Trung Đức 1 1 1 2 1 3 9 8 Điền Ngọc Hải 1 1 0 1 1 2 6

9 Hoàng Ninh Thu Hằng 1 1 1 0 0 1 4

10 Bùi Minh Hiếu 1 0 1 2 1 2 7

11 Lê Minh Hiếu 1 0 0 1 0 1 3

12 Hoàng Lâm Hùng 1 1 1 2 1 3 9 13 Lê Minh Hùng 1 1 1 2 1 0 6 14 Nguyễn Xuân Hƣng 0 1 1 1 0 1 4 15 Trần Ngọc Linh 1 1 1 2 1 2 8 16 Nguyễn Mạnh Luân 1 1 1 1 1 2 7 17 Ninh Thế Mạnh 1 1 0 1 1 2 6 18 Tô Tiến Mạnh 1 1 1 1 0 1 5

19 Nguyễn Công Minh 1 0 0 2 1 2 6

20 Lê Trần Bảo Minh 1 1 1 2 1 2 9

22 Nguyễn Hữu Quang 1 1 1 0 0 2 5

23 Nguyễn Hoàng Sơn 1 1 1 1 1 2 7

24 Đoàn Đức Thành 1 1 1 2 1 2 8

25 Nguyễn Tử Minh Thái 1 1 1 1 1 2 6

26 Đoàn Kim Thu 1 0 0 2 1 1 5

27 Bùi Thị Minh Thúy 1 1 1 1 0 1 5

28 Nguyễn Đặng Việt Tuấn 1 1 1 1 1 2 7

29 Trần Thị Vân Anh 1 1 1 2 1 2 9

30 Ngô Xuân Nam 1 1 1 2 2 3 10

Kết quả bài kiểm tra đƣợc chúng tôi đã tiến hành xử lý bằng phần mềm

Excel và SPSS để tính các giá trị cần thiết của bài kiểm tra. Kết quả phân bố điểm và các giá trị thống kê mô tả của bài kiểm tra thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 3.6. Các thông số thống kê mô tả kết quả bài kiểm tra

Biểu đồ 3.2. Kết quả phân tích bài kiểm tra

Kết quả phân tích bài kiểm tra cho thấy dải điểm bài kiểm tra khá rộng từ 3 đến 10,0 điểm; phân bố gần đạt chuẩn (giá trị trung bình 6.67, trung vị 7 và yếu vị 7 xấp xỉ bằng nhau). Cụ thể nhƣ sau:

- Có 8 HS (chiếm 30% tổng số HS) đạt điểm từ 8 đến 10: đây là các HS có NL GQVĐ ở mức tốt.

- Có 18 HS ( chiếm 60% tổng số HS) đạt điểm từ 5 đến dƣới 7: Đây là nhóm HS có NL GQVĐ ở mức trung bình.

- Có 3 HS (chiếm 10% tổng số HS) đạt điểm dƣới trung bình, tức là có NL GQVĐ ở mức kém.

Nhƣ vậy có thể đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh lớp 10 Tin chủ yếu đạt mức trung bình, bên cạnh đó vẫn cịn có một số ít HS có NL GQVĐ ở mức yếu. Nguyên nhân là do hiện nay, GV chỉ chú trọng rèn luyện kĩ năng tính tốn cho HS thơng qua các bài tập định lƣợng, vì vậy khi HS tiếp cận với các bài tập đánh giá NL thì vẫn cịn khơng ít HS tỏ ra lúng túng trong việc vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết vấn đề cụ thể. Để nâng cao NL GQVĐ cho HS thì trong quá trình dạy học, GV cần phải chú trọng việc bồi dƣỡng và phát triển NL GQVĐ cho HS. Một trong những cách có thể bồi dƣỡng NL GQVĐ cho HS đó là xây dựng các bài tập gắn với thực tiễn dựa trên cấu trúc của NL GQVĐ và có phân mức độ hợp lí với từng đối tƣợng HS, các bài tập này có thể sử dụng ở mọi khâu của quá trình dạy học để phát triển NL GQVĐ của HS. Đối với nhóm HS có NL GQVĐ ở mức tốt, GV nên biên soạn và giao cho HS làm các bài tập ở mức 3 để các em có cơ hội phát huy NL GQVĐ của mình. Cịn đối với nhóm HS có NL GQVĐ ở mức yếu thì GV cần biên soạn cho HS nhiều các bài tập ở mức 1 để các em làm quen, sau đó sẽ nâng dần lên mức độ 2 và 3.

Tiểu kết chƣơng 3

Chƣơng 3 chúng tơi trình bày mục đích, nội dung, và phƣơng pháp tiến hành TNSP. Từ kết quả thực nghiệm, chúng tơi có một số nhận xét sau:

- Hệ thống bài tập chƣơng “Động lực học chất điểm” mà chúng tôi soạn thảo tƣơng đối phù hợp với trình độ năng lực nhận thức của hầu hết HS.

- Việc phân mức độ cho các bài tập đã soạn thảo là tƣơng đối hợp lí. - Các bài tập có độ khó và độ phân biệt khá tốt, cần chỉnh sửa một số câu để có độ phân biệt tốt hơn.

- Bằng việc sử dụng đề kiểm tra đã soạn thảo, chúng tôi đã đánh giá đƣợc NL GQVĐ của HS, qua đó đƣa ra biện pháp để nâng cao NL GQVĐ của HS.

Đê việc sử dụng hệ thống bài tập đánh giá năng lực GQVĐ đạt hiệu

quả cao thì khi xây dựng đề kiểm tra cần lƣu ý lựa chọn các mức bài tập phù hợp với từng đối tƣợng HS. Ngồi ra trong q trình giảng dạy GV cần soạn thảo nhiều các bài tập gắn liền với thực tiễn để giúp HS phát triển năng lực GQVĐ.

Nhƣ vậy, kết quả TNSP cho thấy rằng đề tài nghiên cứu của chúng tôi mang tính khả thi cao và mục đích nghiên cứu của đề tài đã hoàn thành trong thời gian thực hiện luận văn.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Sau thời gian triển khai thực hiện đề tài chúng tôi đã thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra cụ thể nhƣ sau:

1.1. Nghiên cứu, khái quát cơ sở lí luận của đề tài: Năng lực, NL GQVĐ, đánh giá NL GQVĐ, làm rõ các khái niệm, vai trò và phân loại bài tập Vật lí, trình bày ngun tắc và các bƣớc soạn thảo bài tập đánh giá NL GQVĐ

1.2. Điều tra thực trạng về việc soạn thảo bài tập đánh giá NL GQVĐ của HS trong dạy học mơn Vật lí đối với GV ở hai trƣờng THPT chuyên Lƣơng Văn Tụy và THPT Hoa Lƣ A thuộc tỉnh Ninh Bình.

1.3. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề tài đã soạn thảo một hệ thống bài tập chƣơng "Động lực học chất điểm" để đánh giá NL GQVĐ của HS.

1.4. Thực nghiệm sƣ phạm để kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm cho thấy rằng hệ thống bài tập chƣơng "Động lực học chất điểm" đƣợc chúng tôi lựa chọn, phân chia theo các mức độ là tƣơng đối phù hợp, có tính thực tiễn, hệ thống bài tập có thể đánh giá đƣợc năng lực GQVĐ của HS. Tuy nhiên, để việc sử dụng hệ thống bài tập để đánh giá năng lực GQVĐ có hiệu quả thì khi xây dựng đề kiểm tra cần lƣu ý lựa chọn các mức bài tập phù hợp với từng đối tƣợng HS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) soạn thảo bài tập chương động lực học chất điểm, vật lí 10 và sử dụng trong đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)