Bước 5: Thiết kế các CH-BT đánh giá NLHS dựa theo bảng ma trận của chuyên đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực người học trong dạy học phần sinh học vi sinh vật sinh học 10 trung học phổ thông (Trang 53 - 54)

9. Cấu trúc luận văn

2.1. Quy trình thiết kế câu hỏi, bài tập kiểm tra đánh giá theo năng lực

2.1.5. Bước 5: Thiết kế các CH-BT đánh giá NLHS dựa theo bảng ma trận của chuyên đề

chuyên đề

Từ ma trận đã thiết kế ở bước 4 làm cơ sở cho việc tiến hành thiết kế CH-BT để KT- ĐG NL người học.

Có nhiều loại CH-BT nhưng trong giới hạn đề tài chúng tôi chỉ tập trung thiết kế CH-BT tự luận.

Theo Hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra kèm theo công văn số 8773/BGDĐT- GDTrH ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ GDĐT [57] đã đưa ra một số nguyên tắc và yêu cầu khi thiết kế các CH-BT tự luận như sau:

Một số nguyên tắc khi thiết kế các CH-BT tự luận đánh giá NL

- CH-BT phải đánh giá mục tiêu của chương trình;

- CH-BT yêu cầu HS phải vận dụng kiến thức vào thực tiễn và tình huống mới; - CH-BT thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo;

- Yêu cầu của CH-BT phù hợp với trình độ và nhận thức của HS;

- Nếu CH-BT yêu cầu HS nêu quan điểm và chứng minh cho quan điểm của mình, CH-BT cần nêu rõ: bài làm của HS sẽ được đánh giá dựa trên những lập luận logic mà HS đó đưa ra để chứng minh và bảo vệ quan điểm của mình chứ khơng chỉ đơn thuần là nêu quan điểm đó.

- CH-BT phải ngắn gọn, vừa đủ để vấn đề được nêu rõ ràng

+ Nêu chủ đề nhằm mục đích kiểm tra NL trả lời chứ khơng phải là khả năng đốn được những gì mà người ra đề dự định hỏi gì.

+ Từ vựng được sử dụng và những khái niệm được thể hiện trong chủ đề khơng được q khó đối với HS bình thường để có thể hiểu được nhanh chóng mà làm bài.

+ Một chủ đề khó chỉ phân biệt được giữa những HS rất giỏi với số cịn lại. Bên cạnh đó việc đọc hiểu khó khăn sẽ biến bài thi thành thi khả năng đọc.

- Bản thân CH-BT cần phải cung cấp một nguyên lí tổ chức để viết tự luận. Ví dụ: Hãy so sánh và đối chiếu; Hãy mô tả ngắn gọn và sau đó phân tích; Hãy thảo luận qua câu trả lời của em cho câu hỏi này, trình bày nguyên nhân đưa ra câu trả lời của em và đưa ra các ví dụ cụ thể để minh họa cho những nguyên nhân này..

- Nên nhắm đến việc KT-ĐG các mục tiêu quan trọng ở mức trí lực cao (nhận thức và tư duy bậc cao).

+ Nên dùng các từ “so sánh…”, “trình bày các lý lẽ để ủng hộ hay phản đối…”, “cho một ví dụ mới về...”, “giải thích tại sao…”, “làm thế nào…”, “xác định những nguyên nhân cho…”, “trình bày những ví dụ độc đáo của…”, “hãy giải thích bằng cách nào mà…”, “hãy dự đốn điều sẽ xảy ra nếu…”, “hãy phân biệt…”, “hãy minh hoạ...” … để luyện tập HS tư duy và áp dụng sáng tạo những điều đã học, hơn là hỏi những điều vụn vặt chỉ cần trí nhớ.

+ Khơng nên dùng các từ như “người nào…”, “cái gì…”, “Ai…”, “Khi nào…” và “Liệt kê…”, bởi vì các từ này dẫn đến các địi hỏi chỉ việc sao chép lại thơng tin.

- GV nên viết ra đáp án và xác định xem CH-BT đã đưa ra có thực sự địi hỏi câu trả lời đó hay khơng.

GV cũng nên cố gắng thử trả lời CH-BTtrong khoảng thời gian giới hạn cho phép (70%), điều này giúp cho thấy được tính hợp lý của thời gian dành cho HS để viết câu trả lời.

Hệ thống CH-BT đã xây dựng chúng tơi sẽ trình bày trong mục 2.2.2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực người học trong dạy học phần sinh học vi sinh vật sinh học 10 trung học phổ thông (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)