Phân tích mục tiêu, nội dung và cấu trúc phần sắt và hợp chất của sắt – Hóa học 12

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua hệ thống bài tập phần sắt và hợp chất của sắt – hóa học 12 (Trang 39 - 41)

2.1. Phân tích mục tiêu, nội dung và cấu trúc phần sắt và hợp chất của sắt – Hóa học 12 Hóa học 12

Theo tài liệu [2] và [7] chúng tôi nhận thấy:

2.1.1. Mục tiêu phần sắt và hợp chất của sắt – Hoá học 12

2.1.1.1. Về kiến thức

+ HS trình bày đƣợc:

– Các dạng tồn tại của oxit trong tự nhiên (hematit đỏ, hematit nâu, manhetit, xiderit, pirit).

– Tính chất vật lý của sắt và một số hợp chất quan trọng của sắt.

– Nguyên tắc điều chế và ứng dụng của một số hợp chất quan trọng của sắt. – Khái niệm và phân loại gang, sản xuất gang.

– Khái niệm và phân loại thép, sản xuất thép.

+ HS giải thích đƣợc:

– Vị trí của Fe trong bảng tuần hồn, giải thích được sự tạo thành các ion Fe2+ và Fe3+.

– Tính chất vật lý và tính chất hóa học của Fe (tác dụng với Cl2, O2, S, axit, tác dụng với dung dịch muối).

– Tính khử và tính oxi hóa của các hợp chất sắt(II): FeO, Fe(OH)2, muối sắt(II). – Tính oxi hóa của các hợp chất sắt(III): Fe2O3, Fe(OH)3, muối sắt(III). – Tính bazơ của FeO, Fe2O3, Fe3O4, Fe(OH)2, Fe(OH)3.

2.1.1.2. Về kỹ năng

– Viết được các phương trình hóa học (PTHH) minh họa tính khử của sắt. – Sử dụng được dãy điện hóa và quy tắc  để dự đoán khả năng phản ứng của Fe, Fe2+, Fe3+ trong dung dịch.

– Viết được các PTHH của các phản ứng oxi hóa – khử xảy ra trong lị luyện gang, thép.

– Bảo quản được các đồ dùng bằng hợp kim của sắt. – Giải được các bài tập có nội dung liên quan.

2.1.1.3. Về thái độ, tình cảm

– HS thấy được tác dụng to lớn của lý thuyết tới ngành công nghiệp gang thép. – HS có ý thức bảo vệ mơi trường, chống ăn mòn kim loại, sử dụng hiệu quả các đồ dùng liên quan đến sắt và kim loại,...

2.1.1.4. Về phát triển các năng lực

Ngoài việc phát triển các NL chung: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL ngơn ngữ, NL tính tốn,... và các NL đặc thù mơn Hóa học: NL sử dụng ngơn ngữ hóa học, NL thực hành hóa học, NL tính tốn, NLGQVĐ thơng qua mơn Hóa học, NL vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn. Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến việc phát triển NLGQVĐ cho HS.

2.1.1.5. Trọng tâm

– Đặc điểm cấu tạo nguyên tử sắt và các phản ứng minh họa tính khử của sắt. – Tính chất hóa học của các hợp chất sắt(II) và hợp chất sắt(III).

– PP điều chế các hợp chất sắt(II) và sắt(III). – Thành phần gang, thép.

– Nguyên tắc và các phản ứng hóa học xảy ra trong q trình luyện gang, thép.

2.1.2. Cấu trúc chương trình phần sắt và hợp chất của sắt – Hóa học 12

Theo khung phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định và thống nhất chun mơn trong nhóm hóa học của trường THPT Thịnh Long chúng tơi có bảng phân phối chương trình sau:

STT TÊN BÀI Số tiết Tiết theo phân

phối chƣơng trình

1 Bài 31. SẮT 1 52

2 Bài 32. HỢP CHẤT CỦA SẮT 2 53; 54

3 Bài 33. HỢP KIM CỦA SẮT 1 55

4 Bài 37. LUYỆN TẬP TÍNH CHẤT HÓA

HỌC CỦA SẮT VÀ HỢP CHẤT CỦA SẮT 2 56; 57

5 Bài 39. THỰC HÀNH TÍNH CHẤT HĨA

HỌC CỦA SẮT 1 60

2.1.3. Một số nội dung và phương pháp dạy học cần chú ý khi dạy học phần sắt và hợp chất của sắt – Hóa học 12 và hợp chất của sắt – Hóa học 12

Theo [30], khi dạy về phần sắt và hợp chất của sắt – Hoá học 12, cần chú ý:

2.1.3.1. Một số điểm cần chú ý về nội dung phần sắt và hợp chất của sắt – Hoá học 12

– Nội dung kiến thức này HS đã được làm quen những kiến thức cơ bản ở chương trình hóa học lớp 9 trước khi học những lí thuyết chủ đạo ở chương trình các lớp trên: HS đã được học sắt, gang, thép, ăn mịn kim loại. Đã được làm các thí nghiệm chứng minh tính chất.

– Nội dung kiến thức này ở chương trình lớp 12 được xây dựng và nghiên cứu trên cơ sở HS đã được học các quan điểm lí thuyết hiện đại, đầy đủ, phong phú và toàn diện. Với các thuyết cấu tạo nguyên tử, phân tử, liên kết hóa học, cân bằng hóa học,... HS có thể dự đốn, giải thích được các tính chất của sắt và các hợp chất quan trọng của sắt.

– Nội dung kiến thức đã được chú trọng nhiều về tính khoa học, hiện đại, hệ thống, toàn diện và thực tiễn, thể hiện được sự phát triển mạnh mẽ của hố học vơ cơ trong việc giải quyết các vấn đề cơ bản là tạo cơ sở vật chất phục vụ đời sống, kinh tế, xã hội trong nước và trên thế giới.

2.1.3.2. Một số điểm cần chú ý về phương pháp dạy học phần sắt và hợp chất của sắt – Hoá học 12

Kiến thức phần sắt và hợp chất của sắt – Hố học 12 có nhiều kiến thức khó, phức tạp, liên quan nhiều đến thực tiễn. Do đó khi giảng dạy nội dung này GV nên kết hợp các phương pháp truyền thống với các phương pháp dạy học tích cực như DH GQVĐ, DH dự án, nghiên cứu bài học,... nhằm có thể phát triển NLGQVĐ cũng như khả năng sáng tạo cho HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua hệ thống bài tập phần sắt và hợp chất của sắt – hóa học 12 (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)