Kết quả điều tra và bàn luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua hệ thống bài tập phần sắt và hợp chất của sắt – hóa học 12 (Trang 31 - 39)

1.4. Thực trạng sử dụng bài tập hoá học và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho

1.4.2. Kết quả điều tra và bàn luận

1.4.2.1. Về kết quả điều tra giáo viên và bàn luận

* Từ phiếu điều tra GV (phụ lục 1), chúng tôi thu được kết quả (xem phụ lục 3). * Bàn luận:

Hình 1.3. Biểu đồ kết quả mức độ sử dụng các PPDH trong DHHH của GV

Qua hình 1.3 trên nhận thấy:

Ba PPDH: Đàm thoại, thuyết trình và DH GQVĐ được đa số GV sử dụng thường xuyên (chiếm trên 60%). Hai PPDH: DH dự án và nghiên cứu thì ít khi GV sử dụng hoặc khơng sử dụng.

Những khó khăn mà GV gặp phải khi sử dụng DH GQVĐ là đa số đều cho rằng: PPDH này mất nhiều thời gian chuẩn bị và trình độ HS cịn hạn chế, khi tổ chức thực hiện mất nhiều thời gian.

Về mục đích sử dụng BT trong DHHH ở trường phổ thơng thì các phương án: Củng cố kiến thức cho HS, rèn luyện các kĩ năng học tập, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, giúp HS hứng thú với việc học tập, có thái độ tích cực chủ động trong học tập được đa số GV lựa chọn (chiếm trên 60%). Với mục đích là: Hình thành và phát triển các NL (nhận thức, sáng tạo, GQVĐ, làm việc nhóm, tự học,…) cho HS, sử dụng BTHH như nguồn kiến thức để HS nghiên cứu kiến thức mới thì ít GV lựa chọn.

Hình 1.6. Biểu đồ kết quả về tiêu chí xây dựng HTBT của GV

Với tiêu chí để xây dựng HTBT thì đa số GV lựa chọn các tiêu chí: Theo nội dung từng bài SGK, các BT hay có trong các đề thi tốt nghiệp hoặc cao đẳng đại học, theo trình độ HS, sắp xếp theo mức độ từ dễ đến khó, theo từng dạng bài (chiếm trên 50%). Việc xây dựng các BT liên hệ thực tế, áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cũng đã được nhiều GV lựa chọn. Tuy nhiên việc xây dựng BT nhằm phát triển NL cá nhân của HS (NL nhận thức, NL tự học, NLGQVĐ,…) thì rất ít GV xây dựng BT theo hướng này.

Hình 1.7. Biểu đồ kết quả nhận thức của GV về việc phát triển NLGQVĐ cho HS trong DHHH

Khi đánh giá tầm quan trọng của việc phát triển NLGQVĐ cho HS trong DHHH thì đa số GV được khảo sát đều cho là quan trọng (chiếm trên 70%).

Hình 1.8. Biểu đồ kết quả về việc sử dụng BTHH của GV để hình thành và phát triển năng lực GQVĐ cho HS

Với ý kiến lựa chọn về sử dụng BTHH như thế nào để hình thành và phát triển NLGQVĐ cho HS thì tất cả các GV khảo sát đều lựa chọn dùng BTHH chứa mâu thuẫn để kích thích HS suy nghĩ, tìm cách GQVĐ. Phương án: Chữa chi tiết một BT có tình huống có vấn đề, cho HS làm BT tương tự và sử dụng BT có tình huống thực của cuộc sống yêu cầu HS sử dụng kiến thức đã học để giải quyết cũng được đa số GV lựa chọn.

Hình 1.9. Biểu đồ kết quả về mức độ sử dụng BTHH có nội dung thực tiễn, thí nghiệm hóa học, mơ hình, sơ đồ trong DHHH của GV

Với BTHH có nội dung thực tiễn, thí nghiệm hóa học, mơ hình, sơ đồ trong DHHH thì những BT loại này ít được GV sử dụng thường xuyên trong dạy học.

1.4.2.2. Về kết quả điều tra học sinh và bàn luận

* Bàn luận:

Hình 1.10. Biểu đồ kết quả về mức độ yêu thích các giờ học hóa học của HS

Khi khảo sát HS về việc có u thích các giờ học hóa học khơng thì chỉ có một số ít HS là thực sự u thích. Số HS thích và cảm thấy bình thường tương đương nhau.

Hình 1.11. Biểu đồ kết quả về việc chuẩn bị của HS cho tiết bài tập

Để chuẩn bị cho tiết BT thì đa số HS lựa chọn 2 phương án: Đọc lướt qua phần BT và làm trước phần BT. Chỉ một số ít HS là đọc kĩ bài, ghi lại những phần chưa hiểu và khơng chuẩn bị gì cả.

Với khảo sát về thời gian dành để làm BT trước khi đến lớp đa số chọn phương án từ 30 đến 60 phút. Nhiều HS không cố định thời gian làm BT.

Hình 1.13. Biểu đồ kết quả về mức độ thái độ của HS khi phát hiện các vấn đề trong câu hỏi hoặc BT của thầy/cô giáo

Khi phát hiện các vấn đề (mẫu thuẫn với kiến thức đã học, khác với điều em biết) trong câu hỏi hoặc BT của thầy/cơ giáo thì đa số HS lựa chọn 2 phương án: Thấy lạ nhưng khơng cần tìm hiểu và hứng thú, muốn tìm hiểu. Tỉ lệ số HS lựa chọn mỗi phương án này gần bằng nhau. Chỉ 1 số ít HS là cảm thấy rất hứng thú hoặc khơng quan tâm đến.

Hình 1.14. Biểu đồ kết quả về mức độ cần thiết phải hình thành và rèn luyện NLGQVĐ của HS

Khi khảo sát sự cần thiết phải hình thành và rèn luyện NLGQVĐ thì đa số HS lựa chọn là cần thiết hoặc bình thường. Số lượng HS cho rằng rất cần thiết rất ít.

Hình 1.15. Biểu đồ kết quả về mức độ vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tƣợng, sự vật, sự việc trong cuộc sống của HS

Với việc vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng, sự vật, sự việc trong cuộc sống thì đa số HS thỉnh thoảng mới vận dụng. Thường xuyên và rất thường xuyên chiếm tỉ lệ ít.

Như vậy, qua điều tra GV và HS ở một số trường THPT tỉnh Nam Định, chúng tôi nhâ ̣n thấy viê ̣c sử dụng BTHH trong DHHH còn chưa chú tro ̣ng phát triển NLGQVĐ cho HS.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương này, chúng tôi đã tổng quan và làm sáng tỏ một số làm cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài. Đó là, NL (khái niệm, các loại NL, NL của HS THPT và phát triển một số NL cho HS trong DHHH, đánh giá năng lực); NLGQVĐ (từ khái niệm, cấu trúc, biểu hiện đến biện pháp phát triển và đánh giá NL này); BTHH (khái niệm, phân loại, các đặc điểm và các bậc trình độ của BT theo định hướng NL); thực trạng sử dụng BTHH để phát triển NLGQVĐ cho HS ở một số trường THPT thuộc huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định.

Đây là những cơ sở lí luận và thực tiễn vững chắc để chúng tôi nghiên cứu xây dựng BTHH theo định hướng phát triển NL và sử dụng chúng trong DHHH để phát triển NLGQVĐ cho HS trong chương 2.

Chƣơng 2. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN SẮT VÀ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua hệ thống bài tập phần sắt và hợp chất của sắt – hóa học 12 (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)