Tình hình cạnh tranh trên thị trường

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng chè của việt nam sang thị trường hoa kỳ (Trang 29 - 30)

1.2.1.2 .Phân loại mặt hàng chè

2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CHÈ VIỆT

2.1.2.3. Tình hình cạnh tranh trên thị trường

- Về cạnh tranh nhập nhẩu:

Theo thống kê của Trademap đến năm 2020, Biểu đồ danh sách các nước xuất khẩu chè sang Hoa Kỳ theo giá trị, ta thấy Việt Nam ta đang là nước đứng thứ 13 về giá trị xuất khẩu.

Hình 2. 6. Biểu đồ danh sách các nước xuất khẩu chè sang Hoa Kỳ theo giá trị giai đoạn 2016 – 2020

Có thể thấy, người tiêu dùng Mỹ lựa chọn chè Nhật Bản, Ấn Độ, Argentina rồi đến chè Trung Quốc, Sri Lanka,... một vài nước khác xong mới chọn đến chè của Việt Nam. Nhận thấy, các nước đứng đầu trong giá trị nhập khẩu chè vào Mỹ đều là những nước có chất lượng chè tốt nhất thế giới. Ngoài ra, chè Việt Nam cũng phải cạnh tranh với các quốc gia đang có lượng chè xuất khẩu t hơn, nhưng có tốc độ phát triển nhanh chóng như: Hà Lan, Malawi,…

Như vậy, chè Việt Nam khi xuất khẩu sang Mỹ phải cạnh tranh với rất nhiều quốc gia có trình độ sản xuất các sản phẩm từ chè cao trên thế giới, điều này gây nên áp lực không nhỉ cho nhà nước cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu chè khi chế biến. Chè nước ta phải nâng cao chất lượng chè thì mới có cơ hội tăng thứ hạng trong danh sách các nước xuất khẩu chè sang Mỹ xếp theo giá trị. Tuy nhiên, nhận thấy có nhiều tiềm năng để phát triển với mặt hàng chè của nước ta do có sản lượng chè ổn định sự và giá trị xuất khẩu chè nước ta đã có sự khởi sắc nhẹ trong năm 2021.

- Về cạnh tranh nội địa

Theo thống kê của trang Rate (2018) có tới hơn 48 tiểu bang tại Hoa Kì khơng phù hợp để trồng chè. Các bang ở bờ biển phía Tây có nhiệt độ trung bình lý tưởng để trồng chè nhưng lại có lượng mưa trung bình theo mùa trái ngược với hầu hết các nước ở châu Á với mùa đông ẩm ướt và mua hè khô. Trong khi đó, chè là một cây thích nghi với một mùa trồng trọt nóng, ẩm ướt. Hầu hết các phần cịn lại của Hoa Kỳ đều có nhiệt độ quá lạnh, cây chè khơng sống được, chỉ trừ có hai khu vực là khu vực ẩm ướt ở phía Tây Bắc Thái Bình Dương và khu vực nóng ẩm ph a Đơng Nam đất nước là thích hợp duy nhất để trồng chè.

Tại Hoa Kì hiện nay, chỉ có khoảng 3 khu vực trồng chè chủ yếu phục vụ cho mục đ ch thương mại. Có một đồn điền trà thương mại lớn duy nhất ở Nam Carolina, nay được sở hữu là do công ty trà Bigelow quản lý. Ngồi ra, cịn có hai nơi trồng chè nhỏ, một ở thung lũng Skagit, tiểu bang Washington, do công ty Sakuma Brothers quản lý. Và cuối cùng là một đông điền trà ở Alabama, gọi là vườn ươm chè Fairhope, điều hành bởi Donnie Barett.

Như vậy, xét về cạnh tranh nội địa, mặt hàng chè của nước ta không phải cạnh tranh quá nhiều đối với những hãng ở trong nước vì Hoa Kỳ khơng được biết đến như một vùng trồng và sản xuất chè. Chỉ có ba đối thủ trên là đối thủ cạnh tranh nội địa chủ yếu của chúng ta.

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng chè của việt nam sang thị trường hoa kỳ (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)