THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CHÈ VIỆT NAM SANG THỊ

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng chè của việt nam sang thị trường hoa kỳ (Trang 32 - 37)

1.2.1.2 .Phân loại mặt hàng chè

2.2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CHÈ VIỆT NAM SANG THỊ

2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu là tổng giá trị xuất khẩu của các (hoặc một) hàng hoá xuất khẩu của quốc gia (hoặc một doanh nghiệp) trong một kì nhất định thường là quý hoặc năm, sau đó quy đổi đồng nhất ra một loại đơn vị tiền tệ nhất định. Để đánh giá kết quả xuất khẩu của một quốc gia, kim ngạch xuất khẩu là chỉ số đầu tiên được nhắc đến. Sau đây là thống kê giá trị xuất khẩu chè từ Việt Nam sang Hoa Kỳ theo đơn vi ngàn USD từ năm 2016 đến năm 2021.

Hình 2. 7. Biểu đồ giá trị xuất khẩu mặt hàng chè Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 2016 – 2021 (Nghìn USD) 9 3 3 4 7 6 4 9 7 9 9 2 7 3 5 0 7 0 3 5 7 1 7 3 0 1 0 0 0 2 0 0 0 3 0 0 0 4 0 0 0 5 0 0 0 6 0 0 0 7 0 0 0 8 0 0 0 9 0 0 0 1 0 0 0 0 2 0 1 6 2 0 1 7 2 0 1 8 2 0 1 9 2 0 2 0 2 0 2 1

Nguồn: Trade Map, 2021 Sau năm 2016 thị trường chè Việt Nam xuất khẩu có xu hướng sụt giảm, có tăng nhưng khơng ổn định. Theo Biểu đồ thống kê Giá trị xuất khẩu mặt hàng chè Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 2016-2021 ta có thể thấy năm 2016 có sự khởi sắc trong giá trị xuất khẩu của nước ta với 9334 nghìn USD. Tuy nhiên, con số này lại giảm mạnh vào năm 2017 xuống 7649 nghìn USD, giảm hơn 18% so với giá trị của năm 2016. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này biến động nhẹ trong 4 năm tiếp theo, dao động trong khoảng từ 7000 đến 8000 nghìn USD. Năm 2020, khi dịch bệnh bùng phát mạnh với tốc độ lây lan nhanh chóng, phức tạp thì đã ảnh hưởng trực

tiếp đến kinh tế và tất cả các ngành xuất khẩu, xuất khẩu chè của Việt Nam đã bị giảm mạnh về cả lượng và giá trị do nhiều nhà máy chế biến đã phải tạm dừng sản xuất, tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu. Cụ thể năm 2020 thì ngành xuất khẩu chè của Việt Nam bị giảm 1,8% về lượng còn về giá trị giảm 7,8% so với 2019. Tuy nhiên, sang đến 2021 thì ngành chè đã có những tín hiệu khả quan hơn khi nền kinh tế thế giới đã dần phục hồi và cải thiện nhờ triển khai mạnh mẽ việc phòng chống dịch, tiêm vacxin. Bên cạnh đó các Hiệp định thương mại tự do tiếp tục tạo điều kiện để mặt hàng chè được tham gia vào thị trường Mỹ với thuế quan ưu đãi.

Nguyên nhân khách quan cho sự suy giảm vào năm 2017 và sự chững lại trong kim ngạch xuất khẩu là do sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu. Nguyên nhân chủ quan là do những điểm hạn chế mà ngành chè chưa khắc phục được như chưa có vùng nguyên liệu tập trung cho mỗi doanh nghiệp, khó tìm đủ nguồn hàng để cung ứng, chưa tạo dựng được thương hiệu Chè Việt Nam, chất lượng chè chưa được củng cố ở thị trường Hoa Kỳ. Ngoài ra, chè Việt Nam cịn khơng đạt được chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm mà Mỹ là một thị trường khó tính, có tiêu chuẩn cao và rất khắt khe về vấn đề này. Tuy nhiên, các đối tác Mỹ cho rằng chè Việt Nam vẫn có nhiều tiềm năng và thế mạnh để có thể làm hài lòng người tiêu dùng Mỹ. Các sản phẩm làm từ cây chè của Việt Nam đang ngày càng đa dạng và phong phú, được đảm bảo sản lượng và chất lượng, phục vụ cho nhu cầu người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

2.2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Xét về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của mặt hàng chè Việt Nam sang Hoa Kỳ, ta có thể thấy chè đen và chè xanh là hai chủng loại chiếm đa số phăm trăm sản lượng cùng như giá trị xuất khẩu. Các loại chè ô long, chè trắng,.. chiếm một lượng rất nhỏ còn lại. Cơ cấu chè đen và chè xanh trong tổng chè xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ trong 5 năm gần đây được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2. 2. Bảng cơ cấu chè đen và chè xanh xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 2016 – 2020

Năm

Sản phẩm

2016 2017 2018 2019 2020

Chè đen lên men hoặc bán lên men, có hay khơng có ướp vị, đóng

gói nhanh > 3kg

6067 6199 5873 5971 5835

Chè xanh đóng gói nhanh > 3kg 997 1519 1387 980 1241 Chè xanh đóng gói nhanh <= 3kg 573 274 61 43 56

Chè đen lên men hoặc bán lên men, có hay khơng có ướp vị, đóng

gói nhanh <= 3kg 11 1 30 42 40 Tổng 7649 79 92 73 50 70 35 71 73

Như vậy, chè đen và chè xanh là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành chè Việt Nam, chè đen chiếm tỷ trọng 79,46%, chè xanh chiếm tỷ trọng 20,52% vào năm 2016. Con số này được duy trì tương đối ổn định đến năm 2020 là 81,90% đối với chè đen và 18,08% đối với chè xanh. Trong đó, chè được đóng gói với trọng lượng > 3kg được tiêu thụ chủ yếu, chè đóng gói <= 3kg chiếm tỷ lệ thấp, với khoảng 7,6%. Tỷ lệ người dùng sản phẩm chè đóng gói <= 3kg giảm dần qua các năm và giảm xuống chỉ còn 1,34% vào năm 2020. Tỷ trọng của chè đen xuất sang thị trường Mỹ chiếm ưu thế tuyệt đối với chè xanh. Tổng lượng tiêu thụ chè đen gấp khoảng 3,5 đến 4 lần tổng lượng tiêu thụ chè xanh trong 3 năm 2016, 2017 và 2018. Năm 2019, lượng chè xanh Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ có sự giảm mạnh, giảm 29,3 % so với năm 2018. Tuy nhiên năm 2020, chè xanh đã dần lấy lại đc vị thế trong lòng người tiêu dùng Mỹ. Tuy vẫn chưa cạnh tranh thị phần được với chè đen nhưng ta có thể thấy tiềm năng phát triển của loại chè này trong tương lai. Nhưng trong thời gian tới, Việt Nam không nên bỏ qua những mặt hàng chè tiêm năng khác của mình để đa dạng hóa các loại sản phẩm đến tay người tiêu dùng Mỹ.

Theo bài báo của tác giả Đỗ Thị Bích Thủy, Phịng Thơng tin, Thư viện và Xúc tiến thương mại – VIOIT đăng tháng 2/2021 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn thống kê có thấy hiện nay có tới 70% số lượng giống chè của Việt Nam chỉ phù hợp cho chế biến chè đen, tỷ lệ giống cho chế biến chè xanh và các chè khác chỉ chiếm 30%. Do cơ cấu giống chưa hợp lý nên chè đen vẫn là sản phẩm chủ lực xuất khẩu của Việt Nam với 55% sản lượng, chè xanh chiếm 44%, các loại chè khác chỉ chiếm 1%. Trong khi đó, trên thế giới cơ cấu giống chè đen chỉ chiếm xấp xỉ 10%; giống chế biến được cả chè đen và chè xanh chiếm 44,2%; giống chuyên chế biến chè xanh chiếm 21,2%; giống cho chế biến chè Ô long và các chè cao cấp khác chiếm gần 25%.

Ngoài ra, giải thích cho sự chênh lệch trong tỷ trọng xuất khẩu của chè đen và chè xanh là do các thành phần, công dụng khác nhau đã được công bố về hai giống chè này. Thứ nhất là do chè đen có mùi thơm hơn khi uống, vị trà mạnh hợp thị hiếu tiêu dùng của người Mỹ hơn. Chè đen cũng được làm từ lá trà giống như chè xanh nhưng lại được ủ men oxy hóa. Chè đen được chỉ ra rằng có tác dụng chống lão hóa và oxy hóa rất tốt. Tuy vậy, chè xanh cũng có những ưu điểm riêng của mình. Chè xanh có nồng độ caffein thấp hơn chè đen. Ngoài ra, chè xanh còn chứa chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn bệnh phát triển và hạn chế các triệu chứng từ bên trong. Việt Nam nên tuyên truyền những tác dụng này của chè xanh để chè xanh có thể đến tay được nhiều người tiêu dùng Mỹ hơn.

Do chè đã qua sơ chế có thể bảo quản trong một thời gian nhất định nên người tiêu dùng có xu hướng mua các sản phẩm có đóng gói lớn hơn để có thể tiện sử dụng trong một thời gian dài. Chúng ta nên đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm có khối lượng đón gói > 3kg. Đối với các sản phẩm chè đóng gói <= 3kg, ta nên có những cải tiến ở bao bì, chất lượng sản phẩm, ch nh sách giá bán để có thể kích cầu cho mặt hàng này.

2.2.3. Chất lượng chè xuất khẩu

Chất lượng chè xuất khẩu, đặc biệt là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đang là vấn đề lớn của chè Việt Nam khi xuất khẩu. Hơn nữa, đây còn là rào cản lớn để chè Việt Nam tiếp cận được các thị trường cao cấp tiềm năng như Mỹ. Theo Cục Bảo vệ Thực vật ( Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ) đã thống kê “ Theo kết quả điều tra, có tới 49% nơng dân các cùng trồng chè được hỏi sử dụng thuốc với nồng độ cao hơn hướng dẫn, 64% nông dân sử dụng hỗn hợp 2 loại thuốc khi phun và có 14%

hộ nông dân trộn 3 loại thuốc khi phun. Trong khi đó bà con khơng hề biết rằng việc phối trộn các loại thuốc này sẽ làm nồng độ thuốc tăng lên rất nhiều lần.”

Gần 50% nông dân phun thuốc 7 lần trên một vụ, gây lãng phú trong sử dụng thuốc, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới thiên nhiên và làm mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Người dân mới chỉ nghĩ đến những hướng đi ngắn hạn để xuất được nhiều chè chứ chưa đặt ra những tiêu chuẩn để có thể có những bước tiến xa hơn trong việc xuất khẩu hàng hóa.

Nhiều lơ hàng xuất khẩu chè của Việt Nam bị đối tác cảnh báo hoặc trả về do qua kiểm tra, dư lượng thuốc hóa học trên sản phẩm vượt giới hạn cho phép. Hiện trạng này xảy ra do người trông chè sử dụng các loại thuốc trừ sâu tùy tiện, nổng độ cao hơn mức quy định, sử dụng các thuốc cấm trên cây chè.

Việt Nam tuy đang là nước xuất khẩu chè lớn thứ 5 trên thế giới nhưng phần lớn thị trường nước ta xuất khẩu sang lại là những thị trường không khắt khe như Mỹ, khơng có những quy định quá cao về chất lượng sản phẩm

Cũng theo thông tin tr ch từ bài báo của tác giả Đỗ Thị Bích Thủy trên trang VIOIT, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống kê cho thấy hiện nay, nguyên liệu chè cung cấp cho các nhà máy chế biến chủ yếu từ các giống chè có chất lượng thấp. Bên cạnh đó, khâu chế biến, tiêu thụ chè hiện cũng tồn tại nhiều bất cập. Số lượng các doanh nghiệp đầu tư chè chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường vẫn cịn khiêm tốn. Hiện cả nước có 370 tổ chức, cá nhân tham gia xuất khẩu chè tới 74 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng chủ yếu là sản phẩm thơ, giá trị thấp. Trong khi đó, việc tổ chức 30 sản xuất chè giữa các tỉnh có sự chênh lệch lớn, có nơi một ha chè đạt giá trị từ 500 đến 800 triệu đồng/năm, nhưng có nơi chưa đạt đến 100 triệu đồng/ha/năm. Việc liên kết sản xuất, chế biến chưa đạt u cầu. Vẫn cịn xảy ra tình trạng tranh mua, tranh bán, thậm chí làm rối loạn thị trường xuất khẩu, không kiểm sốt được chất lượng, an tồn thực phẩm. Tình trạng thu gom nguyên liệu qua nhiều khâu trung gian khơng những làm tăng giá đầu vào mà cịn kéo dài thời gian bảo quản, làm giảm chất lượng nguyên liệu, tăng chi ph đầu tư, nhân công trong khâu chế biến, giảm chất lượng chè thành phẩm.

Vậy chất lượng mặt hàng chè Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ là vấn đề tương đối nan giải hiện nay đối với những doanh nghiệp xuất khẩu. Khó khăn hơn nữa là Mỹ còn là một thị trường khó t nh, địi hỏi chất lượng sản phẩm cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chúng ra cần giảm thiếu lượng thuốc trừ sâu, hóa chất sử dụng khi trồng chè, cũng như cải thiện giống chè cung cấp đầu vào nguyên vật liệu cho các nhà máy chế biến.

Theo tờ báo điện tử Đảng Công sản Việt Nam (2021), để thích ứng với yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng cũng như cải thiện chất lượng sản phẩm xuất khẩu, nhiều cơ sở sản xuất, hợp tác xã chè trên địa bàn nhiều tỉnh đã chuyển hướng sản xuất sản phẩm chè theo hướng an toàn hữu cơ. Đây là một trong những giải pháp nhằm bảo vệ sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng, góp phần quan trọng nâng cao thu nhập và hướng tới một nền nông nghiệp xanh, phát triển bền vững.

2.2.4. Giá cả chè xuất khẩu

Theo VITAS – Hiệp hội chè Việt Nam, giá chè bình quân xuất khẩu năm 2018 là 1.711 USD/tấn, giá bình quân tăng 5,6% so với năm 2017. Giá bình quân chè đen OTD là: 1.408 USD/tấn, chè đen CTC 1.315 USD/tấn; chè xanh 1.913 USD/tấn. chè hương nhài 1.767 USD/tấn. chè ÔLong 2.800 USD/tấn. Giá chè Việt Nam so với các nước trong khu vực đang là nước có giá chè thấp nhất, chỉ bằng 60 – 70% giá chè thế

Comment [d9]: Với những trích dẫn này, em cần

giới. Để có thực trạng này là do Việt Nam chưa làm tốt cơng tác vệ sinh an tồn thực phẩm dẫn đến việc cho ra sản phẩm chè có chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu của bạn hàng.

Chè Việt Nam muốn xây dựng thương hiệu ở các thị trường khó t nh như Mỹ, theo đại diện Cục Chế biến và Phát triển thị trường nơng sản (Bộ NN&PTNT) thì mặc dù chè Việt Nam đang dần nâng cao được giá trị trên các thị trường quốc tế nhưng để thay đổi hình ảnh chè Việt, khẳng định vị thế, khai thác tốt hơn các thị trường lớn, giàu tiềm năng như Mỹ, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu chè cũng cần đầu tư sâu hơn nữa vào phát triển chuỗi giá trị ngành hàng chè, đặc biệt là quan tâm sát sao đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần mở những chiến dịch quảng bá, khai thác những câu chuyện lý thú về lịch sử trồng chè và văn hóa thưởng trà của người Việt.

Ở thị trường Mỹ, theo số liệu mới đây của 3 tháng đầu năm 2021 của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Cơng thương), giá chè nhập khẩu bình qn đạt 4.326,6 USD/tấn, tăng 1,9% so với ba tháng đầu năm ngoái. Tuy nhiên, giá chè nhập khẩu bình quân từ Việt Nam chỉ đạt 1350,2 USD/tấn, đã tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2020 nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với các nước đối thủ như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia.

Bảng 2. 3. Bảng thị trường cung cấp mặt hàng chè cho Hoa Kỳ trong 3 tháng đầu năm 2021

Nguồn: Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ

Từ bảng trên ta có thể thấy, thống kê sau 3 tháng đầu năm 2021, Việt Nam đang là thị trường cung cấp chè lớn thứ 4 cho Mỹ, tỉ trọng chiếm khoảng 5,5%, tăng 10% so với tỉ trọng cùng kì năm 2020. Cụ thể, xét về sản lượng chè Việt Năm xuất khẩu sang thị trường Mỹ 3 tháng đầu năm 2021 tăng 12,1%, xét về trị giá tăng 15% so với lượng và trị giá cùng kì năm 2020. So sánh về mức độ tăng trưởng với các nước khác trong năm qua, mặt hàng chè Việt Nam tăng trưởng khá đồng đều về cả lượng lẫn trị giá. Tuy nhiên, phần trăm tăng của giá chè Việt Nam xuất khẩu chưa được cao như các nước đối thủ, tăng 2,6%. Các nước như Ấn Độ, Sri Lanka có giá chè trong năm 2021 tăng đến 47,3% và 24,3 %. Như vậy, chè Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ đã

có dấu hiệu khả quan về lượng nhưng vấn đề về giá chè xuất khẩu vẫn cần đưa ra ch nh sách để khắc phục. Thực trạng này dẫn đến việc Việt Nam tuy có lượng xuất khẩu cao hơn nhưng trị giá xuất khẩu lại thấp hơn các nước như Sri Lanka, Nhật Bản, Đức,.. Sản phẩm của các nước này có chất lượng tốt hơn, năm ở phân khúc cao hơn nên sẽ có giá bán tốt hơn những sản phẩm của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng chè của việt nam sang thị trường hoa kỳ (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)