MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CHÈ CỦA

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng chè của việt nam sang thị trường hoa kỳ (Trang 41 - 46)

1.2.1.2 .Phân loại mặt hàng chè

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CHÈ CỦA

trường Hoa Kỳ

3.2.1. Quy hoạch hóa vùng trồng chè và ổn định nuôi trồng theo hướng thâm canh thâm canh

Trước tiên những vùng cung cấp ngun liệu chính cần phải được quy hoạch hóa và khuyến kh ch người dân nuôi trồng theo hướng thâm canh chuyên canh. Dựa vào đặc đặc điểm địa hình của nước ta có thể chia thành 3 vùng trồng chè. Thứ nhất, vùng có độ cao dưới 100m so với mặt nước biển (một số vùng thuộc Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Hồ Bình, các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An,…). Diện tích ni trồng của vùng này có thể mở rộng lên đến 14 hoặc15 nghìn ha. Thứ hai, các vùng như Mộc Châu và Cao Nguyên Lâm Đồng có độ cao từ 100 – 1000m, diện tích trồng chè vùng này có thể mở rộng ra đến 10 nghìn ha. Cuối cùng là vùng cao nhất, nằm ở độ cao trên một nghìn mét so với mặt nước biển (một số huyện thuộc Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu) có diện tích có thể mở rộng từ 6 – 8 nghìn ha. Mục đ ch của việc phân ra các vùng chè tập trung này là nhằm có được những vùng chè đặc sản, cho ra nguồn nguyên liệu ổn định về cả sản lượng lẫn chất lượng.

Bên cạnh đó, lợi ích của kinh doanh chè với lợi ích của người trồng chè cần phải được gắn kết, phát triển song song với nhau. Các cơ quan quản lý của ngành chè cần cải thiện cơ sở điều kiện làm việc và nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người trồng chè. Các doanh nghiệp thu mua nguyên liệu cần đưa ra mức giá hợp lý, đảm bảo người nơng dân có lãi và n tâm gắn bó với cây chè. Những năm trở lại đây, việc này đã dần được triển khai ở hầu hết các doanh nghiệp thu mua chè. Mức thu nhập bình quân một ngày của người trồng chè ngày càng tăng, và toàn ngành đang tiếp tục phấn đấu đạt mức năm triệu đồng một tháng. Tương lai kì vọng, những vùng trên sẽ là nơi sản xuất ra nguyên liệu chè ổn định nhất và là nguồn cung cấp sản phẩm chủ lực cho tiêu dùng trong nước và phục vụ tốt cho hoạt động xuất khẩu. Việc quy hoạch lại vùng nuôi trồng chè sẽ làm cho việc sản xuất trở nên ổn đinh hơn, là tiền đề cho việc thực hiện mục tiêu phát triển sản xuất tăng sản lượng. Bên cạnh đó, các ch nh quyền địa phương cũng tăng cường phối hợp với các hộ gia đình trồng chè để tập huấn cho người dân cách áp dụng những cải tiến mới về kĩ thuật để sản xuất thâm canh chè an toàn, đạt chất lượng cao. Địa phương cũng như các doanh nghiệp thu mua nên đưa ra các khoản hỗ trợ để người trồng chè có thể sử dụng các loại phân bón hữu cơ vi sinh cao cấp chuyên dùng cho cây chè nhằm khắc phục những yếu kém trong hoạt động nuôi trồng thâm canh chè, khuyến kh ch tăng sử dụng các loại phân hữu cơ đặc biệt là phân hữu cơ vi sinh. Loại phân này không những ni dường cây mà cịn giúp cải tạo đất, làm tăng độ phì nhiêu của đất, làm tăng năng suất cho mùa vụ, chuẩn bị vùng đất nuôi trồng tốt cho mùa vụ sau, góp phần bảo vệ mơi trường và phát triển bền vững.

Người dân xóm Chính Phú 1, xã Phú Xun, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cũng sử dụng phương pháp sản xuất chè theo hướng thâm canh và đạt được hiệu quả đáng kể. Năng suất chè tăng từ 5-10%, từ diện tích 2,5ha chè sản xuất thâm canh an tồn sử dụng phân bón vi sinh cao cấp tạo ra được sản lượng khoảng trên 32 tấn chè búp tươi an toàn, chất lượng; chất lượng chè được tăng lên đáng kể cả về chè búp tươi và búp khô như chè búp tươi có lá dày, xanh đậm, láng bóng, chè búp khơ có ngoại hình khá, cánh chè đều và đẹp, hương thơm, vị đậm, ngọt hậu; giá bán được tăng lên đáng kể; hiệu quả kinh tế tăng từ 15-20% so với sản xuất chè thơng thường ngồi mơ hình. Hơn thế nữa, mơ hình thâm canh chè an tồn chất lượng cao sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh cao cấp chuyên dùng còn giúp bổ sung chất hữu cơ, mùn và các chủng vi sinh vật hữu ích giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu cho đất, tăng hiệu quả sử dụng phân bón, cải thiện điều kiện sản xuất, khắc phục được những hạn chế trong thâm canh chè hiện nay hướng tới một nền sản xuất an toàn, sản xuất theo hướng hữu cơ và phát triển bền vững. Chất lượng cây chè kể từ đây không những được nâng cao đáng kể mà chất lượng đất gieo trồng cùng được cải thiện.

3.2.2. Khắc phục trình trạng sử dụng lượng thuốc bảo vệ thực vật quá mức cho phép cho cây chè cho phép cho cây chè

Việc lạm dụng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật với lượng quá mức cho phép trong quá trình sản xuất cây chè đã làm cho nhiều giống chè của Việt Nam khi xuất sang thị trường Mỹ bị trả lại. Nhận thức được sâu sắc vẫn đề này, bên cạnh chính phủ và các doanh nghiệp đang tập trung đưa ra các ch nh sách quy định để giảm thiểu lượng thuốc trừ sâu trong chè thì đầu mối quan trọng nhất là các nơng hộ. Cần có sự phối hợp chặt chè và nghiêm túc của nhà nước, doanh nghiệp và các nông hộ, cam kết cắt giảm tối đa nhất lượng thuốc trừ sâu được sử dụng trong q trình ni trồng sản xuất cây chè.

Việc mở rộng diện tích trồng chè cùng với việc thâm canh tăng năng suất đã góp phần phá vỡ cân bằng sinh học, gây ra hiện tượng sâu bệnh trên chè ngày càng tăng, dẫn đến mức độ phá hại ngày càng lớn. Người trồng chè vì thế mà lạm dụng thuốc hóa học để kiểm sốt tình tình.

Vì nhu cầu ngày càng mở rộng diện tích trồng chè, mà như vậy thì lại càng gây ra nhiều khó khăn hơn trong kiểm sốt việc lạm dụng thuốc hóa học để chống lại sự phá hoại của sâu bệnh, ta cần có những biện pháp cần thiết nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng các loại thuốc hóa học trên cây chè:

- Thuốc bảo vệ thực vật chỉ được sử dụng khi cần thiết. Khi mới xuất hiện sâu bệnh cần được kịp thời loại bỏ, không được để tình trạng chỉ sử dụng thuốc khi sâu bệnh đã lan ra thành dịch, việc làm này sẽ tốn rất nhiều thuốc và mang lại hiệu quả không cao.

- Áp dụng hệ thống phịng trừ tổng hợp trên chè (trong đó có cả biện pháp hóa học). Chú ý bảo vệ các thiên địch của rầy xanh, bọ trĩ, nhện đỏ... trên chè. Để tránh tình trạng nhờn thuốc trừ sâu, người dân nên luân phiên sử dụng các loại thuốc hóa học, khơng nên sử dụng cùng một loại thuốc cho một loại sâu bệnh trong cả mùa vụ. Các loại thuốc cấm trên cây chè tuyệt đối không được sử dụng

- Các loại thuốc sử dụng trên cây chè phải được quy định thời gian cách ly cụ thể. Người dân cũng đặc biệt chú ý tới mức dư lượng tối đa cho phép sử dụng thuốc mà Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) đã quy định.

- Các địa phương xây dựng phương án tập hợp lực lượng chuyên trách, các đội phịng trừ sâu bệnh, có nhiệm vụ kiểm sốt các loại thuốc đã cấm sử dụng trên cây chè.

3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào và hoàn thiện khâu chế biến chế biến

Đây là yêu cầu ưu tiên hàng đầu của nhà nước đặt ra cho các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè. Nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào là bước đầu đảm bảo đầu ra của một danh nghiệp. Ngày nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp chế biến chú trọng hơn vào nguồn ngun liệu, thậm chí có những doanh nghiệp của xây dựng cung ứng thành một vịng khép k n để tiện kiểm sốt.

Với đặc thù riêng của các doanh nghiệp chế biến chè, để có đầu vào tốt cần thực hiện công tác đầu tư tố và hơn hết là hỗ trợ người dân từ khâu giống, gieo trồng, chăm sóc để có nguồn nguyên liệu đạt chuẩn phục vụ giai đoạn chế biến ra thành phầm. Ngồi việc đưa các giống mới có cho ra chè có sản lượng cao chất lượng tốt vào sản xuất (Ph1, 1A. 777, BT95, OL93, KX94,DLP1- 2.BT11- 14,…), doanh nghiệp cần phải tìm hiểu và thu mua một số giống từ các quốc gia khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,…

Ngoài ra, doanh nghiệp cần phối hợp với người trồng chè để canh tác đúng quy trình từ việc xây dựng các đồi nương, chăm sóc, diệt trừ sâu bệnh, đến kỹ thuật hái chè,… Việc đầu tư mua sắm các thiết bị chế biến hiện đại cũng cần được chú trọng, nhằm tạo ra mặt hàng chè có chất lượng tốt, giá trị cao, tạo được uy tín với khách hàng và đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Các cơng trình phụ trợ trên đồi chè, bể nước, cây che bóng, hệ thống tưới tiêu nước cần được xây dựng bổ sung và hoàn thiện. Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp cũng như nông hộ hệ thống thủy lợi, các cơng trình đầu mối và tuyến trục dẫn nước tưới tiêu lên đồi chè, giúp bà con thuận lợi hơn trong việc chăm sóc chè và góp phần làm giảm chi phí trực tiếp trong giá thành sản phẩm chè.

Trước đây, chưa gặp tình trạng nguyên liệu cấp này lại có tỷ lệ phần trăm cấp kia, chẳng hạn trong B có A có C hay trong B có C, D, tuy nhiên, chính hàng loạt doanh nghiệp “Phi quy trình kỹ thuật” tranh chấp thu mua nguyên liệu đã làm việc phát sinh dần việc hái lẫn loại, tăng giá thu mua, tác động xấu trở lại sản phẩm, gây ra hiện tượng nhiều vùng dân cư thu hái không cần phẩm chất, chỉ cần thỏa thuận theo lô nguyên liệu. Ngành chè cũng như cơ quan quản lý địa phương cần kiểm soát việc thu hái đúng cấp, đúng trật, đúng số lá chừa, làm cơ sở tiền đề cho công nghiệp chế biến không bị lẫn loại, tiết kiệm nguyên liệu và hiệu quả.

Để đưa các mục tiêu trên vào thực tế, việc đầu tư phát triển cho vùng chè và cải tiến các thiết bị sản xuất ở các cơ sở chế biến là điều cần thiết. Vốn cho việc nâng cấp vùng trồng chè, chuẩn bị cho quy trình sản xuất nơng nghiệp mới này là khoảng hơn 2.100 tỷ đồng. Hiện đại hóa thiết bị, nhà xưởng cần nguồn vốn khoảng 2.600 tỷ đồng. Đây là một nhu cầu về vốn khơng hề nhỏ, nhà nước cần có những chính sách thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước, song song với đó là t ch cực huy động nguồn vốn trong nước, như vốn từ dân, vốn từ các doanh nghiệp lớn,…

3.2.4. Hoàn thiện chiến lược quản lý xuất nhập khẩu cho ngành chè

Đa phần các doanh nghiệp tham gia vào ngành chè ở Việt Nam đều có những sản phẩm xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, chỉ có số ít trong các doanh nghiệp trong ngành này có chiến lược quản lý xuất nhập khẩu hiệu quả sao cho tối thiểu hóa chi phí vận tải hàng hóa qua các biên giới và quản lý giá thành nguồn thu chi tiết để có thể tái đầu tư cho những chuyến hàng sau.

Đầu tiên, Hiệp hội chè Việt Nam cần kêu gọi các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân tham gia vào hội để tạo ra sự thống nhất trên thị trường chè về giá cả

xuất khẩu, không để tình trạng tranh nhau mua bán xảy ra. Chất lượng chè cần được quản lý chặt chẽ bởi các cơ quan chuyên môn nhằm ngăn chặm kịp thời những tình huống xuất khẩu mặt hàng chè không đạt chất lượng, dẫn dến uy tín của chè Việt Nam trên thị trường chè thế giới bị giảm. Trong thời buổi thị trường chè thế giới đang cạnh tranh khắc nghiệt như hiện nay thì việc này không được phép xảy ra.

Ngành chè khuyến khích cổ phần hố các doanh nghiệp chè. Đây là một trong những biện pháp nhằm nâng cao mức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu chè trong nước. Cổ phần hoá các doanh nghiệp trước tiên cần ứng dung các hình thức q độ như: khốn hộ, khoán vườn chè, đấu thầu, bán vườn chè. Khi người lao động đã có một mức thu nhập nhất định, có sở sở để tăng nguồn vốn thì đấy là lúc thực hiện cổ phần hóa. Các doanh nghiệp sản xuất chế biến chè nên áp dụng các hình thức như: khốn sản lượng, chất lượng và đấu thầu thiết bị,… Cho người lao động vay dài hạn với hình thức được nhà nước bảo hộ, áp dụng tỷ lệ lãi suất thấp, mua cổ phiếu,… cũng là cách các doanh nghiệp cơ sở đưa người lao động vào hoạt động cổ phần hóa.

Hiệp hội chè Việt Nam cần thể hiện vai trò cao hơn nữa, là chỗ dựa cho các doanh nghiệp cơ sở tham gia hội. Hiệp hội nên xây dựng một hệ thống cung cấp thông tin về thị trường chè, mở ra các kênh tiếp thị, quảng cáo chè Việt Nam ra thị trường xuất khẩu. Đây sẽ là cơ quan có ảnh hưởng nhất đến sự thành công trong hoạt động ngoại thương của ngành chè Việt Nam.

3.2.5. Xây dựng và phát triển thương hiệu chè Việt Nam

Chè Việt Nam cũng như nhiều ngành nông sản khác chỉ dừng lại ở việc xuất khẩu thô trong nhiều năm là do sản phẩm nước ta thiếu thương hiệu trên thị trường nước ngồi. Hơn nữa, xuất khẩu sang nước có yêu cầu khắt khe như nước Mỹ thì việc củng cố thương hiệu chè trên thị trường thế giới lại càng phải được quan tâm. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của vấn đề này, không chỉ các doanh nghiệp sản xuất - chế biến chè mà các cơ quan quản lý của ngành chè Việt Nam cũng đang tập trung xây dựng hình ảnh đẹp cho thương hiệu chè Việt Nam trong mắt bạn bè thế giới.

Dù vẫn sẽ có những thương hiệu chè Việt lâu năm, đã tạo được chỗ đứng nhất định trên thị trường ngoại quốc. Nhưng để tạo được thương hiệu cho cả một ngành chè, nhà nước cần phối hợp với các doanh nghiệp chế biến để cho mặt hàng chè có chất lượng đồng đều và đáp ứng được yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm trên thị trường xuất khẩu.

Ngoài ra, các doanh nghiệp chè nên chủ động phối hợp với người trồng chè để nắm được cách thức canh tác, nhằm kịp thời điều chỉnh cũng như nâng cao kĩ thuật canh tác cho người lao động, từ đó mới đảm bảo được chất lượng của mỗi sản phẩm chè. Việc làm này địi hỏi sự nỗ lực của khơng chỉ ở mỗi doanh nghiệp, nông hộ đơn phải có sự quan tâm của chính quyền, ngành chè Việt Nam để mọi hoạt động được diễn ra theo đúng quy trình.

Cơng ty cổ phần chè Tân Cương Hồng Bình đã rất thành công trong việc xây dựng thương hiệu chè của riêng mình. Sản phẩm chè của Tân Cương Hồng Bình dựa vào chất lượng vốn có để xây dựng nên thương hiệu. Và muốn làm như vậy phải lựa chọn vùng nguyên liệu trước tiên. Ngay từ những ngày đầu công ty đã xây dựng nên những mơ hình hộ nơng dân kết hợp với nhà máy để đưa cái sản phẩm nông nghiệp thành hàng hoá thương mại với một chất lượng tốt nhất. Họ đã mời các hộ nông dân đến, hướng dẫn trồng, chăm sóc theo quy trình.Thực tế hiện nay, thị trường chè thế giới rất đa dạng về khẩu vị trong việc thưởng thức chè. Do đó, bên cạnh việc cải tiến quy trình sản xuất đạt chất lượng cao, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu thì các doanh nghiệp

chè cũng cần phải nghiên cứu kỹ thị trường để chế biến ra nhiều loại sản phẩm chè phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Có như vậy, thương hiệu chè Việt mới có thể được đơng đảo người tiêu dùng biết đến. Ngồi việc nâng cao chất lượng nguyên liệu chế biến, công ty cũng đã quan tâm nhiều đến việc thiết kế những bao bì mẫu mã đẹp, và sản xuất ra rất nhiều loại chè, kết hợp với đó là việc quảng bá marketing cho sản

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng chè của việt nam sang thị trường hoa kỳ (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)