ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CHÈ CỦA VIỆT

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng chè của việt nam sang thị trường hoa kỳ (Trang 37 - 40)

1.2.1.2 .Phân loại mặt hàng chè

2.3.ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CHÈ CỦA VIỆT

Hoa Kỳ

2.3.1. Thành tựu đạt được và nguyên nhân

2.3.1.1. Thành tựu đạt được

Năm 2020, trong khi các nước xuất khẩu chè sang Mỹ lớn như Argentina, Ấn Độ và Trung Quốc đều sụt giảm do tác động của dịch Covid-19 thì Việt Nam lại ghi nhận tăng trưởng cả về lượng và trị giá xuất khẩu sang Mỹ. Việt Nam vươn lên là thị trường cung cấp chè lớn thứ 5 cho Mỹ trong 4 tháng đầu năm 2020, đạt 1,9 nghìn tấn, trị giá 2,4 triệu USD, tăng 14,4% về lượng và tăng 14% về trị giá so với cùng kì năm 2019. Tỉ trọng nhập khẩu chè từ Việt Nam chiếm 5,6% tổng lượng chè nhập khẩu, tăng 1,2 điểm phần trăm so với cùng kì năm 2019.

Như bảng đã phân t ch ở trên, 3 tháng đầu năm 2021, giá trị chè nước ta xuất khẩu sang Mỹ lại tiếp tục có sự khởi sắc. Theo thống kê, Việt Nam đứng thứ 4 trong số các nước có giá trị chè xuất khẩu sang Mỹ cao nhất. Lượng chè xuất khẩu sang Mỹ 3 tháng đầu năm 2021 tăng hơn 12% so với cùng kì năm 2020.

Như vậy, nhìn chung lượng chè nước ta xuất khẩu sang thị trường Mỹ mang tính ổn định trong những năm gần đây mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nè của đại dịch COVID 19, có những thời điểm trong năm lượng chè nước ta xuất khẩu sang Mỹ vươn lên vị trí thứ 4, thứ 5. Đây là dấu hiệu đáng mừng, ta lên tập trung khai thác và tận dụng thời cơ để tăng giá chè Việt Nam xuất khẩu sang.

2.3.1.2. Nguyên nhân

Dựa trên đánh giá của Hiệp hội chè Việt Nam, ngành chè đã có những chuyến biến tích cực trong những năm gần đây. Giống chè đã được chọn lọc hơn, kỹ thuật canh tác được cải thiện và tổ chức sản xuất chế biến chè đã trở nên quy củ, điều này đã làm cho năng suất và sản lượng chè thời gian gần đây tăng liên tục. Nhiều doanh nghiệp đã cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa dây chuyền sản suất chè giúp tiết kiệm chi phí sản xuất. Ngồi ra, ngành chè đã đa dạng hóa các sản phẩm, làm chủ được các cơng nghệ chế biến mới. Các sản phẩm này cũng mang lại dấu hiệu khả quan khi được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Ngành chè đang không ngừng phát triển và tạo được công ăn việc làm cho rất nhiều người lao động.

Giá chè Việt Nam xuất khẩu rẻ do có nguồn lao động dồi dao giá rẻ, chi phí sản xuất thấp, cộng thêm được hưởng những ưu đãi thuế quan từ các Hiệp định Thương mại tự do như EVFTA, CPTPP… Điều này đã giúp cho mặt hàng chè của Việt Nam tạo được một mức cạnh trạnh nhất định trên thị trường Hoa Kỳ.

Những tháng đầu năm 2020, mặc dù phải đối mặt với những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19, song ở nước ta chè là một trong những sản phẩm duy trì được sản xuất, khơng bị đứt gãy trong q trình xuất khẩu, tăng trưởng xuất khẩu chè của Việt Nam sang nhiều thị trường ch nh được đảm bảo ổn định. Trong khi đó, nhiều quốc gia sản xuất chè bị gián đoạn sản xuất do dịch Covid -19 và thời tiết khô hạn, làm chuỗi cung ứng chè trên thị trường toàn cầu gián đoạn, trong đó đáng chú ý là thị trường Ấn Độ, thị trường sản xuất chè và tiêu thụ chè lớn trên thế giới, đang bị

ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19 và hạn hán tại các khu vực trồng chè chính.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Mặc dù giá trị nhập khẩu chè của của Mỹ từ Việt Nam có xu hướng tăng trong những năm gần đây, nhưng chè nhập khẩu từ Việt Nam vẫn chỉ chiếm 2% trong tổng giá trị nhập khẩu của Mỹ trong năm 2018. Con số này ghi nhận đã tăng so với thị phần 1,6% của cùng kỳ năm 2017. Giá trị này cũng chỉ chiếm 1,5% trong tổng giá trị chè nhập khẩu vào đất Mỹ trong năm 2019 và 2020. Như vậy, thị phần chè của nước ta tại thị trường Hoa Kỳ còn thấp, mặc dù đây vốn là một thị trường tiềm năng để xuất khẩu chè do nhu cầu sử dụng chè của người dân Mỹ là khá cao.

Thêm vào đó, đơn giá chè nước ta xuất khẩu sang sẽ ở mức thấp, giá trị của mỗi lô hàng chè không cao. Như đã phân t ch, giá chè Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ thấp hơn giá chè trung bình bán ra tại Mỹ Chỉ khoảng 1,3 USD/ 1kg chỉ bẳng 60-70% giá chè của thế giới nhưng thị trường lại chưa ổn định. Nguyên nhân ch nh được cho là do mất an toàn thực phẩm và chất lượng chè chưa tốt, việc sử dụng thuốc trừ sâu bệnh cho chè chưa hợp lý không đảm bảo cho chất lượng chè nên mặc dù giá chè của Việt Nam là một lợi thế tại Mỹ nhưng chất lượng chè lại khiến cho chè Việt là lựa chọn đứng sau chè của các quốc gia như Nhật Bản, Ấn Độ, Argentina,.. tại thị trường Mỹ. Chất lượng của chè cũng đang là một vấn đề nhức nhối mà các cơ quan đầu ngành của nước ta đang cố gắng đưa ra các phương pháp để cải thiện. Với sự cạnh tranh của rất nhiều quốc gia có trình độ sản xuất các sản phẩm về chè tốt nhất trên thế giới. Chè Việt thực sự cần phải thay mình nâng cao chất lượng và đa dạng hố chủng loại chè thì mới có cơ hội tăng thứ hạng trên một thị trường yêu cầu cao và khó t nh như Mỹ.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Điểm yếu chủ yếu của mặt hàng chè của Việt Nam là đến từ chất lượng của chè khi xuất khẩu sang Mỹ. Nhiều lô hàng chè của nước ta xuất sang Mỹ không đặt tiêu chuẩn và đã bị trả về.

Về cơ bản, sản xuất chè của Việt Nam vẫn là sản xuất nông hộ nhỏ, nguyên liệu chè cung cấp cho chế biến chủ yếu từ các giống chè có chất lượng thấp. Cụ thể, sản xuất chè trong nông hộ chiếm gần 65% về diện tích, quy mơ sản xuất nhỏ bình qn khoảng 0,2 ha/hộ. Ðiều này khiến cho chất lượng sản phẩm chè của nước ta khơng đồng đều và khó đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất tạo ra những sản phẩm chất lượng cao.

Bên cạnh đó, khâu chế biến, tiêu thụ chè hiện cũng tồn tại nhiều bất cập. Số lượng các doanh nghiệp đầu tư chè chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường vẫn cịn khiêm tốn. Hiện cả nước có 370 tổ chức, cá nhân tham gia xuất khẩu chè tới 74 quốc gia và vùng lãnh th nhưng chủ yếu là sản phẩm thơ, giá trị thấp. Trong khi đó, việc tổ chức sản xuất chè giữa các tỉnh có sự chênh lệch lớn, có nơi một ha chè đạt giá trị từ 500 đến 800 triệu đồng/năm, nhưng có nơi chưa đạt đến 100 triệu đồng/ha/năm. Việc liên kết sản xuất, chế biến chưa đạt u cầu. Vẫn cịn xảy ra tình trạng tranh mua, tranh bán, thậm chí làm rối loạn thị trường xuất khẩu, khơng kiểm sốt được chất lượng, an tồn thực phẩm. Tình trạng thu gom nguyên liệu qua nhiều khâu trung gian không những làm tăng giá đầu vào mà còn kéo dài thời gian bảo quản, làm giảm chất lượng nguyên liệu, tăng chi ph đầu tư, nhân công trong khâu chế biến, giảm chất lượng chè thành phẩm.

Hơn nữa, công tác quảng bá thương hiệu của ngành chè chưa tốt. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là rào cản lớn để chè Việt Nam tiếp cận được các thị trường cao cấp tiềm năng như Mỹ.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CHÈ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng chè của việt nam sang thị trường hoa kỳ (Trang 37 - 40)