ĐỊNH HƯỚNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng chè của việt nam sang thị trường hoa kỳ (Trang 40 - 41)

1.2.1.2 .Phân loại mặt hàng chè

3.1. ĐỊNH HƯỚNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG

Để có nhưng giái pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng chè mang tính thiết thực và hiệu quả, trước tiên ta cần đề ra những định hướng cụ thể, hướng đi tiếp theo cho ngành chè xuất khẩu Việt Nam. Định hướng thúc đẩy xuất khẩu chè thể hiện ở 4 khía cạnh là nuôi trồng chè, chế biến chè, chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu và cơ chế, chính sách của nhà nước

- Về sản xuất chè:

Theo thống kê đến năm 2020, 34 tỉnh thành trên nước ta tham gia vào trồng chè. Điển hình là các tỉnh như Thái Nguyên, Hà Giang, Phú Thọ và Lâm Đồng có diện tích trồng chè lần lượt là 22,3 nghìn ha, 21,5 nghìn ha, 16,1 nghìn ha. Vùng nùi phía Bắc và Tây Nguyên là hai vùng cho ra sản lượng chè cao nhất.

Để phát triển chè một cách bền vững cũng như đảm bảo đủ nguồn hàng để thúc đẩy xuất khẩu chè, ta cần giữ diện tích trồng chè ở nước ta vào khoảng 130 – 140 nghìn ha, tập trung nâng cao năng suất, chất lượng chè Việt Nam thông qua chuyển đổi các giống chè cũ sang các giống chè mới. Đến năm 2025 diện t ch chè được chứng nhận an toàn lên 55% và đến năm 2030 khoảng 75%; nâng tỷ lệ chè chất lượng cao (chè xanh, chè Ô long…) lên 30% vào năm 2025 và 50% vào năm 2030; Kiểm soát được chất lượng vật tư đầu vào như giống, phân bón và đặc biệt là thuốc bảo vệ thực vật; 100% số cơ sở sản xuất chè được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định; Giá trị xuất khẩu đạt 300 triệu USD vào năm 2025 và 400 triệu USD vào năm 2030.

Cơ cấu lại tỷ lệ chè đen và chè xanh một cách hợp lý để đảm bảo đáp ứng cả thị trường trong nước và thị trường Quốc tế. Cụ thể, tăng lượng sản xuất chè xanh sao cho vượt lượng chè đen được sản xuất. Tỉ lệ xuất khẩu hai mặt hàng chè đen và chè xanh hiện nay đang là 55% và 41%.

Bên cạnh đó, thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trên cây chè sẽ được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo những loại thuộc cấm của nhà xuất khẩu sẽ khơng được lưu hành trong ngành chè. Ngồi ra, để đáp ứng như cầu ngày càng cao của thị trườn trong và ngoài nước, chè hữu cơ được khuyến kh ch để nuôi trồng và xuất khẩu.

Cải thiện chất lượng chè đầu vào để có thể mở rộng thị trường xuất khẩu của nước ta sang các thị trường khó t nh như Mỹ, châu Âu,…

- Về chế biến chè

Đầu tư mới và cải tạo nâng cấp các nhà máy chè theo hướng hiện đại, đạt tổng công suất khoảng 840.000 tấn búp tươi/năm; chế biến công nghiệp 70% sản lượng chè búp tươi, với sản lượng 270.000 tấn chè khô. Chuyển đổi cơ cấu theo hướng 45% chè đen và 50% chè xanh; đến năm 2025 giá chè Việt Nam ngang bằng với giá chè thế giới.

- Về chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu

• Điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản phẩm hướng đến tăng tỉ lệ đạt chứng nhận và chè thành phẩm có giá trị gia tăng cao hơn, đã dạng hóa sản phẩm dể giúp tăng hiệu quả kinh tế và giúp ngành chè Việt Nam giảm bớt rủi ro

• Hệ thiện hệ thống thơng tin về mội trường kinh doanh, hệ thống phân phối, giá cả hiện hành… chủ động áp dụng thương mại điệm tử trong giao dịch, mua bán. Xây dựng kênh phân phối hướng đến xuất khẩu trực tiếp giúp tăng lợi nhuận, nhanh chóng

cập nhật được nhu cầu và xu hướng của thị trường, giảm xuất khẩu qua trung gian, từ đó hỗ trợ xây dựng thương hiệu chè Việt Nam.

• Xây dựng và khẳng định thương hiệu chè của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu, giúp củng cố sự tin cậy đối với khách hàng và là công cụ bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp.

- Về cơ chế, chính sách

Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ ngành chè phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh. Phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ các chính sách khuyến khích, hỗ trợ nơng dân, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tổ chức sản xuất lớn, an toàn, bền vững.

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng chè của việt nam sang thị trường hoa kỳ (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)