Cấu trúc và biểu hiện của năng lực hợp tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học chương sự điện li – hóa học 11 (Trang 25 - 40)

STT Năng lực thành phần Biểu hiện

1 Xác định mục đích và phƣơng thức hợp tác

Chủ động đề xuất mục đích hợp tác để giải quyết một vấn đề do bản thân và ngƣời khác đề xuất.

Lựa chọn hình thức làm việc nhóm có quy mô phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ.

2 Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân

Phân tích đƣợc các cơng việc cần thực hiện để hồn thành nhiệm vụ của nhóm.

Sẵn sàng nhận cơng việc khó khăn của nhóm.

3 Xác định nhu cầu và khả năng của ngƣời hợp tác

Qua theo dõi, đánh giá đƣợc khả năng hoàn thành công việc của từng thành viên trong nhóm. để đề xuất điều chỉnh phƣơng án phân công công việc và tổ chức hoạt động hợp tác.

Đề xuất điều chỉnh phƣơng án phân công công việc và tổ chức hoạt động hợp tác.

4 Tổ chức và thuyết phục ngƣời khác

Theo dõi tiến độ hoàn thành công việc của từng thành viên và cả nhóm để điều hồ hoạt động phối hợp.

Khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên khác.

5 Đánh giá hoạt động hợp tác

Căn cứ vào mục đích hoạt động của các nhóm, đánh giá đƣợc mức độ đạt mục đích của cá nhân, của nhóm và nhóm khác

Rút kinh nghiệm cho bản thân và góp ý đƣợc cho từng ngƣời trong nhóm.

1.3.2.3. Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học ở trường THPT

Đối với nhà trƣờng, dạy học theo hƣớng rèn luyện NLHT cho HS giúp nâng cao hiệu quả của nhà trƣờng trong nhiệm vụ phát triển nhận thức, nhân cách, tình cảm của

HS. Nhà trƣờng trở thành một xã hội thu nhỏ, trong đó mỗi HS đƣợc bình đẳng, có cơ hội đƣợc giáo dục và phát triển nhƣ nhau, đồng thời cải thiện các mối quan hệ xã hội có tính chất giới, tơn giáo, thành phần của HS trong phạm vi nhà trƣờng.

Đối với HS, hình thành NLHT có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp cho HS có đƣợc thành tích học tập tốt hơn nhờ sự cố gắng, tích cực của bản thân cũng nhƣ sự chia sẻ, giúp đỡ của bạn bè; đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa cá nhân và quan hệ xã hội, lĩnh hội nhiều giá trị xã hội, trƣởng thành về nhân cách và hành vi xã hội (trong phạm vi nhỏ của trƣờng học). Điều này tạo tiền đề vững chắc để khi bƣớc vào xã hội với những mối quan hệ phức tạp, HS khơng những nhanh chóng thích nghi mà cịn có thể xây dựng và hƣởng lợi từ các mối quan hệ xã hội đó. Đây chính là điều kiện tiên quyết dẫn đến sự thành đạt của mỗi cá nhân trong cuộc sống.

a. Nguyên tắc phát triển năng lực hợp tác cho học sinh

Để phát triển NLHT cho HS cần thực hiện các nguyên tắc sau:

- Nhận thức rõ các biểu hiện của NLHT, xác định công cụ đo NLHT. Lập kế hoạch về phát triển NLHT thể hiện ở kế hoạch bài học (KHBH). GV lựa chọn nội dung kiến thức và nhiệm vụ học tập phù hợp để phát triển NLHT cho HS.

- Tạo tình huống, tổ chức các hoạt động, sử dụng các PPDH phù hợp để hình thành và phát triển NLHT cho HS. Có thể thiết kế KHBH áp dụng dạy học hợp tác, dạy học theo góc, dạy học dự án,...

- Sử dụng các biện pháp phù hợp để phát triển NLHT cho HS. Theo dõi, hƣớng dẫn điều chỉnh cho HS trong quá trình hoạt động.

- Đánh giá sự phát triển NLHT của HS thông qua các công cụ: + Bảng kiểm quan sát HS theo các tiêu chí của NL. + Hồ sơ học tập, phiếu đánh giá của HS.

+ Các bài tập, các tình huống mơ phỏng để kiểm tra đánh giá việc phát triển NLHT cho HS.

- Rút kinh nghiệm phát huy những kết quả tốt, đề xuất biện pháp khắc phục hạn chế của HS. Tiếp tục triển khai các hoạt động nhằm phát triển NL cho HS.

b. Biện pháp phát triển năng lực hợp tác cho học sinh

- Sử dụng phƣơng pháp DHTG và DHHT : Khi cùng nhau hoạt động nhằm hồn thành nhiệm vụ đƣợc giao thì một số biểu hiện của NLHT có cơ hội đƣợc bộc lộ. Cùng với sự hƣớng dẫn, trợ giúp, động viên của GV các kĩ năng của HS đƣợc biểu hiện:

+ Biết đề xuất ý kiến và bảo vệ ý kiến của mình. + Biết lắng nghe, tơn trọng ý kiến của bạn.

+ Biết làm việc theo nhóm, theo cặp, chia sẻ kinh nghiệm để cùng giải quyết nhiệm vụ đƣợc giao.

+ Tôn trọng sự phân cơng của nhóm trƣởng.

+ Biết tổng hợp các ý kiến các thành viên, khải quát thành kết quả chung của nhóm.

Việc báo cáo kết quả học tập của nhóm trƣớc lớp thì các kĩ năng khác cũng đƣợc bộc lộ: biết báo cáo, tranh luận bảo vệ ý trƣớc tập thể; biết đánh giá và tự đánh giá lẫn nhau trong nhóm và giữa các nhóm.

- Sử dụng dạy học dự án: Khi thực hiện dự án cùng nhau, HS đƣợc rèn luyện các kĩ năng học tập hợp tác. Nhận nhiệm vụ chung của nhóm, nhận nhiệm vụ cá nhân đƣợc phân công sau khi lập kế hoạch dự án. Thực hiện tích cực có hiệu quả nhiệm vụ của dự án đƣợc giao cho cá nhân hoặc theo cặp. Trình bày chia sẻ kết quả thực hiện nhiệm vụ dự án đƣợc phân công với các thành viên khác của nhóm. Lắng nghe ý kiến của các thành viên khác, thảo luận, đƣa ra kết luận chung của nhóm về đề tài. Biết tự đánh giá và đánh giá kết quả giữa các nhóm theo phiếu đánh giá dự án. Biết tiếp thu và phản biện ý kiến của các nhóm khác một cách học tập tích cực khi trình bày báo cáo kết quả của dự án.

1.4. Một số phƣơng pháp dạy học tích cực phát triển năng lực hợp tác cho học sinh

1.4.1. Dạy học hợp tác

Theo các tài liệu [1], [4]:

1.4.1.1. Khái niệm dạy học hợp tác

PPDH hợp tác (DHHT) có một số tên gọi khác nhau nhƣ: Học tập hợp tác, dạy học theo nhóm, thảo luận nhóm, hoạt động nhóm...

Trong các tài liệu của quốc tế dùng thuật ngữ tiếng Anh “cooperative learning” thì trong tiếng Việt có nghĩa là “học tập hợp tác”, nhấn mạnh vào vai trò chủ thể của HS trong hoạt động học và đƣợc coi là một PPDH.

Có thể hiểu rằng: “Trong dạy học theo nhóm/DHHT, GV tổ chức cho HS hoạt

động trong những nhóm nhỏ để HS cùng thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong một thời gian nhất định. Trong nhóm, dưới sự chỉ đạo của nhóm trưởng, HS kết hợp giữa làm việc cá nhân, làm việc theo cặp, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác cùng nhau để giải quyết nhiệm vụ được giao”.

Nhiệm vụ học tập giao cho HS phải khuyến khích sự phối hợp các thành viên trong nhóm để hình thành thói quen hoạt động hợp tác. HS học cách chia sẻ, giúp đỡ và tôn trọng lẫn nhau, tăng cƣờng sự tham gia và nâng cao hiệu quả học tập.

Khi tham gia hoạt động học tập hợp tác, HS cần thể hiện đƣợc 5 yếu tố sau: - Có sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực: Kết quả của nhóm đƣợc tạo ra khi

kết hợp tất cả các kết quả của các thành viên trong nhóm.

- Thể hiện trách nhiệm cá nhân: Mỗi cá nhân đều đƣợc phân công trách nhiệm thực hiện một phần của cơng việc và tích cực làm việc để đóng góp vào kết quả chung. - Khuyến khích sự tƣơng tác: Trong q trình hợp tác học tập, cần phải có sự chia

sẻ, trao đổi thơng tin giữa các thành viên trong nhóm để đƣa ra ý kiến chung của nhóm.

- Rèn luyện các kĩ năng xã hội: Tất cả cá thành viên đều có cơ hội rèn luyện các kĩ năng nhƣ đặt câu hỏi, đƣa thơng tin phản hồi, lắng nghe tích cực, thuyết phục, ra quyết định...

- Kĩ năng đánh giá: Các thành viên thƣờng xun rà sốt cơng việc đang làm, có thể đƣa ra các ý kiến, nhận định đúng/sai, tốt/chƣa tốt để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.

1.4.1.2. Quy trình tổ chức dạy học hợp tác

Theo [1], DHHT có thể thực hiện theo tiến trình: Nhập đề, làm việc nhóm và đánh giá. Chúng tơi vận dụng DHHT theo quy trình sau [4]:

Bước 1: Chọn nội dung và nhiệm vụ phù hợp

- Có đủ thời gian để thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Nhiệm vụ học tập có tính chất tƣơng đối khó khăn hoặc rất khó hoặc là nhiệm vụ mới có nhiều phƣơng án giải quyết bởi với nội dung đơn giản, dễ dàng thì tổ chức học sinh học tập hợp tác sẽ lãng phí thời gian và khơng có hiệu quả.

GV cần căn cứ vào đặc điểm của học hợp tác để lựa chọn một nội dung cho phù hợp, khơng nên áp dụng một cách máy móc, mang tính hình thức sẽ ảnh hƣởng đến kết quả học tập và thời gian của giờ học.

Bước 2: Thiết kế kế hoạch bài học

- GV xác định hoạt động cần tổ chức theo nhóm từ mục tiêu, nội dung bài học. - Xác định rõ tiêu chí thành lập nhóm: Theo trình độ học sinh, theo ngẫu nhiên,

theo sở trƣờng của học sinh hoặc một tiêu chí xác định nào đó.

- Xác định PPDH chủ yếu: dạy và học hợp tác cần kết hợp với PP, kỹ thuật dạy học khác, ví dụ nhƣ PP thí nghiệm, phát hiện và giải quyết vấn đề, kĩ thuật khăn phủ bàn, kĩ thuật mảng ghép…

- Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ: Đảm bảo phù hợp để tạo điều kiện cho mỗi nhóm học sinh hoạt động, đƣa ra danh mục các thiết bị, dụng cụ do giáo viên chuẩn bị hay cần huy động học sinh chuẩn bị hoặc tự làm hoặc khai thác từ các nguồn khác nhau.

Hoạt động nhóm cần đƣợc thiết kế một cách cụ thể.

- GV giao nhiệm vụ, nêu mục đích của nhóm, hƣớng dẫn HS phân cơng nhóm trƣởng, thƣ kí, nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm.

- GV thiết kế các phiếu học tập cho HS.

- GV xác định thời gian phù hợp cho từng hoạt động nhóm.

- GV thiết kế các hoạt động kết hợp cá nhân, theo cặp, theo nhóm để thay đổi hoạt động, tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập của HS.

Thiết kế nhiệm vụ củng cố, đánh giá: Tổ chức đánh giá kết quả hoạt động của nhóm qua việc đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV có thể thiết kế thêm một số bài tập củng cố chung hoặc dƣới hình thức trị chơi học tập, khuyến khích HS tích cực và thoải mái nhƣng cần chú ý tới thời gian của lớp học.

Bước 3: Tổ chức DHHT

GV nêu nhiệm vụ học tập hoặc nêu vấn đề cần tìm hiểu và phƣơng pháp học tập cho tồn lớp.

- Phân cơng nhóm học tập và bố trí vị trí hoạt động của nhóm phù hợp theo thiết kế, cần chú ý tạo điều kiện cho tất cả HS đều đƣợc tham gia với nhiều vai trò khác nhau trong nhóm để rèn luyện đa dạng các kĩ năng.

- Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm HS, nêu rõ thời gian thực hiện và yêu cầu kết quả.

- Hƣớng dẫn hoạt động của nhóm HS.

- GV theo dõi, điều khiển, hƣớng dẫn hộ trợ các nhóm. - Tổ chức HS báo cáo kết quả và đánh giá.

- GV hƣớng dẫn HS lắng nghe và phản hồi tích cực. - GV chốt lại kiến thức cơ bản.

1.4.1.3. Ưu điểm và hạn chế của dạy học hợp tác Ưu điểm

- Tăng cƣờng sự tham gia tích cực của HS, HS đƣợc chủ động tham gia, đƣợc bày tỏ ý kiến quan điểm, đƣợc tôn trọng… Tạo môi trƣờng học tập sôi nổi, giờ học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau, khơng cịn sự tiếp thu thụ động từ giáo viên.

- Phát triển kĩ năng giao tiếp, NL lãnh đạo, tổ chức, NLHT của HS.

- Tạo điều kiện thuận lợi để HS giúp đỡ, chia sẻ, động viên lẫn nhau, tăng thêm tinh thần đoàn kết, ý thức hợp tác trong tập thể.

- Tăng cƣờng đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá trong nhóm. - Tăng cƣờng đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá trong nhóm.

Hạn chế

DHHT chƣa thực sự hiệu quả do một số hạn chế sau đây:

- Hạn chế về khơng gian lớp học: lớp đơng, phịng học hẹp gây khó khăn trong tổ chức.

- Hạn chế về quỹ thời gian: cần nhiều thời gian chuẩn bị và cho nhóm hoạt động nhƣng giờ học chỉ có 45 phút; hoạt động nhóm có thể gây ồn ào.

làm việc.

- Các nhóm có thể đi chệch hƣớng thảo luận.

- Khi GV áp dụng cứng nhắc, quá thƣờng xun hoặc thời gian hoạt động nhóm q dài thì hiệu quả sẽ khơng cao.

Trong q trình tổ chức DHHT, địi hỏi GV phải có khả năng tổ chức, quản lí lớp học, thiết kế và giao nhiệm vụ rõ ràng.

1.4.2. Dạy học theo góc

1.4.2.1. Khái niệm dạy học theo góc

Tiếng Anh sử dụng thuật ngữ “Working in corners” hoặc “Working with areas”, đƣợc hiểu là làm việc theo góc, làm việc theo khu vực, trong nhà trƣờng có thể hiểu là học theo góc, nhấn mạnh vai trị của HS trong dạy học. DHTG cịn đƣợc gọi là “học theo góc”, “trạm học tập” hay “trung tâm học tập”.

“Dạy học theo góc là một PPDH theo đó HS thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong khơng gian lớp học nhưng cùng hướng tới chiếm lĩnh một nội dung học tập theo các phong cách học khác nhau” [4].

DHTG là một PPDH tích cực đã đƣợc nghiên cứu theo hƣớng tiếp cận năng lực ngƣời học và áp dụng tại các trƣờng học ở Việt Nam. Khi học theo góc, ngƣời học đƣợc phép lựa chọn hoạt động và phong cách học phù hợp với bản thân, đƣợc khám phá, thực hành, mở rộng, phát triển và sáng tạo. Do vậy, có thể áp dụng DHTG vào các môn học khác nhau nhằm phát huy năng lực của HS, trong đó Hóa học là một trong những mơn học rất phù hợp để áp dụng phƣơng pháp này.

1.4.2.2. Quy trình tổ chức dạy học theo góc

Dựa trên tài liệu [4], [21] chúng tơi xác định quy trình dạy học theo góc bao gồm 4 bƣớc nhƣ sau:

Bước 1: Phân tích mục tiêu, cấu trúc nội dung chương và xác định các nội dung có thể tổ chức DHTG.

Thơng qua phân tích mục tiêu và nội dung kiến thức của toàn chƣơng, lựa chọn những nội dung, bài học có thể thực hiện đƣợc bằng phƣơng pháp DHTG,

đồng thời cũng phải xác định đƣợc những phong cách học tập phù hợp với từng nội dung của bài học đó.

Bước 2: Thiết kế các hoạt động học theo góc.

- Xác định mục tiêu bài học: Xác định mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ cho tồn bài và xác định mục tiêu từng góc học tập.

- Xác định phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học: Phƣơng pháp DHTG là chủ yếu nhƣng cũng cần có thêm một số phƣơng pháp khác phù hợp đã sử dụng nhƣ: Phƣơng pháp thí nghiệm, học tập hợp tác theo nhóm… Kĩ thuật dạy học bao gồm: khăn trải bàn, sơ đồ tƣ duy…

- Xác định phƣơng tiện dạy học: GV cần chuẩn bị thiết bị, phƣơng tiện và đồ dùng dạy học ở mỗi góc tạo điều kiện để HS tiến hành các hoạt động nhằm đạt mục tiêu dạy học.

- Xác định tên mỗi góc và thiết kế nhiệm vụ học tập ở mỗi góc: Căn cứ vào nội dung bài học và điều kiện thực tế, GV có thể tổ chức thành 3 hoặc 4 góc. Ví dụ, 4 góc gồm: góc quan sát, góc phân tích, góc áp dụng, góc trải nghiệm.

GV có thể thiết kế các góc với các nhiệm vụ khác nhau về cùng một nội dung kiến thức. Nếu thiết kế theo cách này, mỗi ngƣời học chỉ học theo phong cách học tập của họ và đỡ mất thời gian. Tuy nhiên, với cách học này, ngƣời học khi cần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học chương sự điện li – hóa học 11 (Trang 25 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)