Mức độ cần thiết của việc phát triển NLHT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học chương sự điện li – hóa học 11 (Trang 46 - 57)

Mức độ

HS Rất cần thiết Cần thiết Bình thƣờng Khơng cần thiết

Số lƣợng 16 14 7 3

Phần trăm (%) 40,00 35,00 17,5 7,5

Biểu đồ 1.6. Mức độ cần thiết của việc phát triển NLHT

Kết quả điều tra cho thấy có tới 42,50% HS khơng thích học mơn Hóa học, trong khi số lƣợng HS yêu thích là 30% (biểu đồ 1.4), một phần do phƣơng pháp học tập mà GV thƣờng sử dụng trong các giờ học chủ yếu là thuyết trình – vấn đáp (87,5%, bảng 1.8). Đa phần HS nhận thức đƣợc tầm quan trọng của các PPDH tích cực và hứng thú khi đƣợc học (37,5% rất thích, 27,5% thích, biểu đồ 1.5). Nhiều HS

37.50% 27.50% 20% 15% Rất thích Thích Bình thường Khơng thích 40.00% 35.00% 17.50% 7.50%

có ý thức học tập và thấy cần thiết để hình thành và phát triển NLHT, cụ thể các mức độ là rất cần thiết 40%, cần thiết 35% (biểu đồ 1.6), tuy nhiên vẫn còn hơn 20% HS chƣa nhận thức đƣợc tầm quan trọng của NL này.

Những kết quả trên đặt ra một vấn đề là làm thế nào để vận dụng các PPDH để tích cực hóa hoạt động của HS nhằm phát triển NLHT đồng thời giúp các em rèn luyện những kĩ năng, phát huy tiềm năng cá nhân một cách hiệu quả.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chƣơng này chúng tơi đã trình bày một số vấn đề cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài đó là:

- Khái quát về lịch sử nghiên cứu vấn đề.

- Trình bày một số xu hƣớng đổi mới PPDH hiện nay ở Việt Nam.

- Trình bày tổng quan cơ sở lí luận về NL, NLHT, DHHT, DHTG và DHDA trong DHHH ở trƣờng THPT.

Chúng tôi đã tiến hành điều tra, đánh giá thực trạng việc phát triển NLHT cho HS, việc sử dụng các một số PPDH tích cực: DHHT, DHTG và DHDA tại một số trƣờng THPT ở Hà Nội nhằm đánh giá tính thiết thực, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.

Những nội dung trên là cơ sở lí luận và thực tiễn để chúng tôi triển khai việc áp dụng các phƣơng pháp DHHT, DHTG và DHDA trong dạy học chƣơng Sự điện li - Hoá học 11 nhằm phát triển NLHT cho HS, sẽ đƣợc trình bày cụ thể trong chƣơng 2.

CHƢƠNG 2

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC CHƢƠNG SỰ ĐIỆN LI - HÓA HỌC 11 2.1. Mục tiêu, nội dung và cấu trúc chƣơng Sự điện li – Hóa học 11

2.1.1. Mục tiêu chương Sự điện li- Hóa học 11

Dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ GD&ĐT [8], chúng tôi xác định mục tiêu dạy học trong chƣơng “Sự điện li” theo định hƣớng dạy học phát triển năng lực HS nhƣ sau:

2.1.1.1. Kiến thức

- Nêu đƣợc các khái niệm về sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu.

- Hiều đƣợc bản chất tính dẫn điện của chất điện li.

- Viết đƣợc phƣơng trình điện li của axit, bazơ, hiđroxit lƣỡng tính theo A-re-ni-ut. - Phân biệt đƣợc muối trung hòa và muối axit theo thuyết điện li.

- Đánh giá độ axit và độ kiềm của các dung dịch theo nồng độ ion H+ và pH.

- Xác định đƣợc môi trƣờng của dung dịch dựa vào màu của giấy chỉ thị vạn năng,giấy quỳ và dung dịch phenolphtalein.

- Hiểu đƣợc bản chất , điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện ly và viết đƣợc phƣơng trình ion rút gọn của các phản ứng.

- Tính chất vật lí của dung dịch lỗng của các chất tan khơng điện li và không bay hơi.

- Khái niệm về sự điện li và chất điện li, nguyên nhân tính dẫn điện của dung dịch chất điện li và cơ chế của quá trình điện li.

- Độ điện li và cân bằng điện li. thế nào là chất điện li mạnh, chất điện li yếu và hàng số điện li.

- Các khái niệm axit, bazơ và muối theo thuyết A-rê-ni-ut. - Sự điện li của nƣớc, tích số ion của nƣớc.

2.1.1.2. Kĩ năng

- Vận dụng vào việc giải các bài tập hóa học, tốn tính khối lƣợng và thể tích của các sản phẩm thu đƣợc, tính nồng độ mol ion thu đƣợc sau phản ứng.

- Viết phƣơng trình điện li của các axit, bazơ và muối trong nƣớc.

- Viết phƣơng trình ion và phƣơng trình ion rút gọn của các phản ứng xảy ra trong dung dịch.

- Rèn luyện kĩ năng thực hành, quan sát, so sánh, nhận xét. - Kĩ năng thực hành thí nghiệm hóa học.

- Sử dụng dụng cụ và hóa chất để tiến hành an tồn, thành cơng các thí nghiệm. - Viết tƣờng trình thí nghiệm.

2.1.1.3. Thái độ

- HS có lịng tin về khoa học.

- HS hứng thú và u thích mơn học.

- Có ý thức bảo vệ mơi trƣờng xung quanh và nguồn tài nguyên thiên nhiên đƣợc sử dụng hợp lí.

2.1.1.4. Các năng lực hướng tới

- Năng lực hợp tác. - Năng lực thực nghiệm.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

2.1.2. Cấu trúc nội dung của chương Sự điện li – Hóa học 11

Chƣơng Sự điện li – Hóa học 11 cơ bản gồm có 6 bài, trong đó có 4 bài lí thuyết, 1 bài luyện tập và 1 bài thực hành nhƣ sau:

- Bài 1: Sự điện li

- Bài 2: Axit, bazơ, muối

- Bài 3: Sự điện điện li của nƣớc. pH. Chất chỉ thị axit – bazơ - Bài 4: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

- Bài 5: Luyện tập “Axit, bazơ và muối. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li”

- Bài 6: Bài thực hành 1: “Tính axit – bazơ. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li”

2.1.3. Một số lưu ý khi dạy học chương Sự điện li – Hóa học 11

+ Sự điện li, phân loại chất điện li.

+ Axit, bazơ, muối. Đánh giá lực axit, bazơ.

+ Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li.

- GV cần làm rõ cho HS các khái niệm quan trọng: sự điện li, chất điện li, axit, bazơ, muối, hằng số phân li axit, hằng số phân li bazơ.

- Dựa vào hằng số phân li và tích số ion của nƣớc để tính nồng độ [H+]. - Nắm rõ bản chất của phản ứng xảy ra trong dung dịch chất điện li.

- GV tổ chức các hoạt động để HS trao đổi, thảo luận dựa trên những kiến thức đã biết về phản ứng trao đổi đã đƣợc học từ lớp dƣới.

- Sử dụng tối đa các thí nghiệm mơ tả trong SGK và tạo điều kiện để HS đƣợc trực tiếp thực hiện các thí nghiệm đó để tạo hứng thú học tập và khắc sâu kiến thức.

2.2. Vận dụng dạy học hợp tác trong chƣơng Sự điện li – Hóa học 11

2.2.1. Nguyên tắc lựa chọn nội dung dạy học hợp tác

Căn cứ nội dung chƣơng trình hóa học ở trƣờng THPT và dựa trên những đặc điểm của DHHT, để tổ chức bài học áp dụng PPDH này đạt hiệu quả cao cần lựa chọn nội dung dựa trên ba nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1. Nhiệm vụ, mục tiêu của DHHT phải nằm trong tiến trình dạy học.

Nên sử dụng DHHT theo nhóm đối với các hoạt động giúp HS tự tìm tòi, khám phá kiến thức, thảo luận, hợp tác với những HS khác. Trƣớc khi tổ chức nhóm học tập có thể sử dụng tình huống nhận thức hoặc tình huống thực tế để thu hút sự chú ý của HS và hình thành tâm thế hoạt động.

Nguyên tắc 2: Nhiệm vụ học tập đủ khó/phức hợp để thực hiện DHHT.

Không nên tổ chức DHHT với những nhiệm vụ đơn giản, ít khó khăn/phức hợp. Với nhiệm vụ đủ khó/phức hợp sẽ tạo hứng thú cho mọi thành viên trong quá trình hoạt động nhóm. Tuy vậy, nội dung kiến thức cũng khơng nên quá phức tạp, quá khó, cần tạo điều kiện để tất cả các thành viên đều có thể tham gia thảo luận.

Nguyên tắc 3: Lượng kiến thức của bài học khi tổ chức DHHT phải đảm bảo thời gian phù hợp với phân phối chương trình dạy học nói chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

2.2.2. Vận dụng dạy học hợp tác nhằm phát triển năng lực hợp tác cho học sinh

Cấu trúc hoạt động tƣơng tác giữa GV và HS trong q trình DHHT theo nhóm đƣợc mơ tả nhƣ sau:

Trong tổ chức DHHT có 3 nhân tố cơ bản nhất tác động với nhau đó là: GV, HS và đối tƣợng học tập. Quy trình tổ chức DHHT phải làm rõ đƣợc mối liên hệ của ba nhân tố này và sự vận động của chúng trong các bƣớc dạy học.

Quá trình tổ chức DHHT bao gồm bốn bƣớc cơ bản sau:

GV HS Đối tƣợng học tập

Bƣớc 1: Hƣớng dẫn Tự nghiên cứu Kinh nghiệm cá nhân Bƣớc 2: Tổ chức Nhóm: HS  HS Kinh nghiệm nhóm Bƣớc 3: Tổ chức Nhóm 1  Nhóm 2  Nhóm 3 Nội dung học tập Bƣớc 4: Trọng tài,

cố vấn

Tự điều chỉnh Tri thức cá nhân, kiến thức thu nhận đƣợc

2.2.3. Những nội dung có thể dạy học hợp tác trong chƣơng Sự điện li – Hóa học 11 học 11

- Bài “Sự điện li”: có thể áp dụng DHHT khi nghiên cứu về hiện tƣợng điện li.

- Bài “Sự điện li của nƣớc. pH. Chất chỉ thị axit – bazơ”: có thể áp dụng DHHT khi nghiên cứu nội dung khái niệm về pH, chất chỉ thị axit – bazơ.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hƣớng dẫn HS tự

nghiên cứu Tự nghiên cứu cá nhân

Tổ chức thảo luận Hợp tác với bạn trong nhóm Tổ chức thảo luận lớp Hợp tác với bạn trong lớp

- Bài “Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li”: có thể áp dụng DHHT khi nghiên cứu điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.

- Bài “Luyện tập: Axit, bazơ và muối. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li”: có thể áp dụng DHHT để giúp HS củng cố kiến thức và rèn luyện các kĩ năng tính tốn hóa học.

2.3. Vận dụng dạy học theo góc trong chƣơng Sự điện li – Hóa học 11

2.3.1. Nguyên tắc lựa chọn nội dung dạy học theo góc

Để tổ chức bài học áp dụng DHTG đạt hiệu quả cao cần lựa chọn nội dung bài học dựa trên một số nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Chọn nội dung DH có thể tổ chức hoạt động học tập theo những phong cách học tập khác nhau (học theo kiểu nghe, nhìn, vận động). Khi DH

nội dung đó, GV và HS có thể sử dụng nhiều loại tƣ liệu và phƣơng tiện DH khác nhau nhƣ SGK, mẫu vật, mơ hình, mơ phỏng hóa học, thí nghiệm hố học, video về thí nghiệm, bài tập hóa học, …

Ngun tắc 2: Nội dung kiến thức của hoạt động nhóm tại mỗi góc nên có mức độ khó khăn nhất định mà cá nhân khó có thể tự mình giải quyết, cần sự hộ trợ, hợp tác của các thành viên nhóm cùng giải quyết. Nhƣ thế sẽ tạo hứng thú cho mọi

thành viên trong quá trình hoạt động nhóm. Tuy vậy, nội dung kiến thức cũng khơng nên q phức tạp, q khó, cần tạo điều kiện để tất cả các thành viên đều có thể tham gia thảo luận.

Nguyên tắc 3: Lượng kiến thức của bài học khi tổ chức DHTG phải đảm bảo thời gian phù hợp với phân phối chương trình DH nói chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

2.3.2. Yêu cầu về tổ chức dạy học theo góc

Để q trình tổ chức DH theo đạt đƣợc hiệu quả cao thì cần phải đảm bảo đƣợc các yếu tố sau:

Quy mô lớp học: Lớp học quá đông sẽ hạn chế chất lƣợng của dạy học phân

hóa. Vì thế, lớp học lý tƣởng là khoảng 30 HS với quy mô 4 – 6 HS mỗi nhóm.

Khơng gian lớp học: Rộng rãi, thống mát, diện tích đủ để di chuyển bàn ghế

Thời gian: Đảm bảo đủ thời gian cho các hoạt động và nhiệm vụ. Tùy vào

nhiệm vụ và nội dung bài học mà GV bố trí thời gian hợp lý. Thời gian DHTG có thể kéo dài 1 hoặc 2 tiết tùy từng nhiệm vụ.

Thiết bị dạy học và tư liệu: Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị và tƣ liệu cho HS

hoạt động theo các phong cách học khác nhau.

Năng lực của GV: GV cần có năng lực chun mơn, năng lực tổ chức dạy

DH tích cực, kĩ năng thiết kế DHTG.

Năng lực của HS: HS cần đƣợc làm quen với PP học này trƣớc khi vào tiết

học, đặc biệt HS có khả năng làm việc tích cực, chủ động và sáng tạo và biết hợp tác khi cần thiết.

Đồ dùng và phương tiện dạy học: Dạy học phân hóa địi hỏi phải có nhiều đồ

dùng và phƣơng tiện dạy học để đáp ứng sự phân hóa về trình độ và các phong cách học tập khác nhau của HS.

Ngoài ra, đối với phƣơng pháp DHTG sẽ đạt hiệu quả cao hơn khi có các điều kiện sau:

+ Cần tổ chức ít nhất là 3 góc với 3 phong cách học tập khác nhau. HS cần luân chuyển qua 3 góc, đƣợc chia sẻ kết quả và góp ý để hồn thiện.

+ Số lƣợng HS không quá đông (khoảng 25 – 35 HS) để thuận tiện cho việc di chuyển các góc học tập.

+ Với các bài học có thể làm thí nghiệm trực tiếp thì nên có góc trải nghiệm, nếu khơng thì cho HS quan sát các video mơ phỏng qua góc quan sát.

2.3.3. Những nội dung có thể dạy học theo góc trong chương Sự điện li – Hóa học 11

- DHTG có thể áp dụng đa dạng với các bài nghiên cứu kiến thức mới, củng cố luyện tập và thực hành. Có thể chia thành các góc nhƣ sau:

+ Góc trải nghiệm: thực hiện các thí nghiệm và đƣa ra kết luận.

+ Góc quan sát: quan sát các video, băng hình mơ phỏng và rút ra kết luận. + Góc phân tích: sử dụng tài liệu, SGK để trả lời câu hỏi, rút ra kết luận. + Góc áp dụng: sử dụng phiếu hỗ trợ để trả lời câu hỏi.

- Trong chƣơng Sự điện li – Hóa học 11 có thể sử dụng DHTG khi dạy học các bài: Sự điện li; Sự điện li của nƣớc. pH. Chất chỉ thị axit – bazơ; Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li; Luyện tập: Axit, bazơ và muối. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.

2.4. Vận dụng dạy học dự án trong chƣơng Sự điện li – Hóa học 11

2.4.1. Nguyên tắc lựa chọn nội dung dạy học dự án

Yêu cầu chung về nội dung của DHDA là kiến thức chứa đựng những tình huống có vấn đề, gắn với thực tiễn để HS có thể tự tìm hiểu, nghiên cứu ở trong và ngồi nhà trƣờng sau đó trình bày và báo cáo sản phẩm của mình.

Việc lựa chọn nội dung chủ đề để xây dựng đề tài dự án cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Các chủ đề dự án phải bám sát chƣơng trình hóa học, có liên hệ

với thực tế, tạo điều kiện để HS vận dụng kiến thức đã học.

Nguyên tắc 2: Các chủ đề dự án phải mang tính tích hợp kiến thức liên mơn

đồng thời tạo điều kiện để HS phát triển các NL chung, đặc biệt là NLHT.

Nguyên tắc 3: Các chủ đề dự án giúp HS phát triển và mở rộng kiến thức

nhƣng cũng cần gắn với đời sống thực tiễn, gần gũi với sinh hoạt địa phƣơng nơi HS sinh sống.

Nguyên tắc 4: Các chủ đề dự án cần mang tính thời sự nhƣng cũng phải phù

hợp với trình độ nhận thức tạo sự thu hút, quan tâm hứng thú của HS, giúp HS phát triển các kĩ năng xã hội, hình thành thái độ tích cực trong sinh hoạt cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác cho học sinh thông qua dạy học chương sự điện li – hóa học 11 (Trang 46 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)