CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. 3 Mục tiêu của dạy học dự án
1.2.8. Các bước dạy học dự án
Dựa theo tài liệu dự án Việt Bỉ, có thể chia dạy học dự án thành 6 các bước như sau: [5, tr. 132-140]
Bước 1: Lựa chọn chủ đề Bước 2: Lập kế hoạch Bước 3: Thu thập thông tin Bước 4: Xử lí thơng tin
Bước 5: Xây dựng và trình bày kết quả dự án Bước 6: Đánh giá dự án.
Bước 1: Lựa chọn chủ đề
Trên cơ sở phân tích cấu trúc, nội dung chương trình mơn học, người dạy lựa chọn ra những vấn đề có thể tiến hành dự án. Người dạy và người học cũng có thể cùng nhau thảo luận, đề xuất, xác định đề tài và mục đích của dự án. Cần tạo ra một tình huống xuất phát chứa đựng một vấn đề, hoặc một nhiệm vụ cần giải quyết, trong đó chú ý đến việc liên hệ với hồn cảnh thực tiễn xã hội và đời sống. Cần chú ý đến hứng thú của người học, cũng như ý nghĩa xã hội của đề tài.
Người dạy cũng có thể giới thiệu một số hướng đề tài cho học sinh lựa chọn và cụ thể hóa. Trong trường hợp thích hợp, sáng kiến về việc xác định đề tài có thể xuất phát từ học sinh.
Nội dung chủ đề cần hấp dẫn, khơi gợi được hứng thú, tính tị mị ham hiểu biết của HS. Chủ đề có thể khởi đầu bằng một ý tưởng liên quan tới nội dung học
tập, gắn với thực tiễn mà học sinh quan tâm. Ví dụ: chăm sóc vật ni, cây trồng, đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường...
Từ chủ đề lớn, GV hướng dẫn cho HS phát triển tìm các chủ đề nhỏ, còn gọi là tiểu chủ đề, là vấn đề nghiên cứu cụ thể, là tên của các dự án.
Dùng sơ đồ tư duy làm công cụ để xác định, lựa chọn ý tưởng cũng như các vấn đề cần giải quyết thông qua dự án.
Dùng sơ đồ tư duy để:
- Tập hợp các ý kiến của các thành viên - Kết hợp các ý tưởng.
- Xây dựng cấu trúc kiến thức. - Xác dựng quy mô nghiên cứu.
- Xác định các hoạt động học tập cần thực hiện Bước 2: Lập kế hoạch
Sau khi có tiểu chủ đề, chính là các dự án nhỏ của từng nhóm. Mỗi nhóm sẽ
thảo luận lập kế hoạch thực hiện dự án của nhóm mình. Xác định các vấn đề cần nghiên cứu liên quan đến tiểu chủ đề nhằm trả lời cho câu hỏi nghiên cứu của dự án. Các câu hỏi liên quan đến dự án của nhóm được GV cung cấp trong q trình thảo luận lên kế hoạch dự án. Đây còn gọi là bộ câu hỏi định hướng cho dự án.
Sau khi xây dựng được quy mô nghiên cứu, HS thảo luận xác định các nhiệm vụ cần thực hiện để đạt được mục tiêu, đồng thời phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong nhóm.
Sau khi lập được kế hoạch, các nhóm cử đại diện trình bày, các nhóm khác và GV bổ sung, chỉnh sửa hoàn thiện kế hoạch.
Khi các nhóm đã hồn thiện kế hoạch dự án, GV hướng dẫn HS cách thực hiện dự án, tổng hợp kết quả, trình bày báo cáo, đánh giá rút kinh nghiệm.
Bước 3: Thu thập thông tin
Người học thu thập thông tin theo nhiệm vụ được giao như phỏng vấn trực tiếp các đối tượng đã xác định, có thể thu thập thơng tin trực tiếp từ sách báo, tranh ảnh, internet, hoặc làm thực nghiệm,...Các phương tiện hỗ trợ cần sử dụng như: phiếu phỏng vấn, ghi âm, máy ảnh...nếu có.
Bước 4: Xử lý thông tin
Sau khi đã thu thập được các dữ liệu cần tiến hành xử lý dữ liệu, có thể sử dụng biểu đồ để giải thích các dữ liệu. Các thành viên trong nhóm thường xuyên trao đổi, thảo luận để tập hợp dữ liệu, giải quyết vấn đề, kiểm tra tiến độ. Đồng thời xin ý kiến của GV, cần sự giúp đỡ kịp thời để đảm bảo tiến độ và hướng đi của dự án.
Bước 5: Xây dựng và trình bày kết quả dự án
Tổng hợp tất cả các kết quả đã phân tích thành sản phẩm cuối cùng, có thể trình bày ở nhiều dạng khác nhau: bài thuyết trình (powpoint), tranh ảnh, tờ rơi, trưng bày triển lãm,...
Sản phẩm của dự án có thể trình bày trong lớp, có thể được giới thiệu trước toàn trường, hay ngoài xã hội.
Bước 6: Đánh giá dự án.
Sau khi trình bày dự án, các nhóm sẽ tự đánh giá, đánh giá kết quả lẫn nhau và GV đánh giá.
Bộ công cụ đánh giá được GV cung cấp ngay từ khi bắt đầu thực hiện dự án. Như vậy, HS sẽ được đánh giá qua các bài tập, hoạt động bằng những công cụ đánh giá với các tiêu chí cụ thể, rõ ràng. Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án tiếp theo.
Việc phân chia các bước trên đây chỉ mang tính chất tương đối. Trong thực tế, chúng có thể xen kẽ và thâm nhập lẫn nhau. Việc tự kiểm tra, điều chỉnh cần được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của dự án. Với những dạng dự án khác nhau, có thể xây dựng cấu trúc chi tiết riêng phù hợp với nhiệm vụ dự án.