CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.5. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.5.3. Thực trạng về năng lực học tập của học sinh lớp 10 ở một số trường THPT
của Hải Phịng hiện nay.
Chúng tơi đã tìm hiểu thực trạng về năng lực học tập của học sinh ở một số trường thuộc huyện An Dương - Hải Phòng bằng các phiếu điều tra. Kết quả thu được như sau
Bảng 1.4. Kết quả điều tra thực trạng về năng lực học tập của học sinh
1. Đối với em chương trình Sinh học THPT hiện này thì
14% Rất khó
57% Khó
19% Vừa sức
11% Rất dễ
2. Cảm hứng của em về môn Sinh học là
Kết quả lựa chọn Phương án lựa chọn
11% Rất thích
26% Thích
19% Khơng thích
3. Trong các giờ học mơn Sinh học hiện nay, em thường tham gia vào hoạt động nào nhất?
Kết quả lựa chọn Phương án lựa chọn
65% Nghe giảng lý thuyết và làm bài tập
23% Thảo luận và làm việc nhóm
10% Thuyết trình và trả lời các câu hỏi
12% Thực hành vận dụng kiến thức đã học vào thực
tiễn
4. Em thấy việc học môn Sinh học như hiện nay em giúp em phát triển những kĩ năng học tập nào?
Kết quả lựa chọn Phương án lựa chọn
45% Kĩ năng tự học
43% Kĩ năng hình thành khái niệm
33% Kĩ năng tư duy tích cực và sáng tạo
24% Kĩ năng khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức
22% Kĩ năng lập kế hoạch học tập
23% Kĩ năng thu thập và xử lí thơng tin
10% Kĩ năng giao tiếp
32% Kĩ năng giải quyết vấn đề
25% Kĩ năng suy nghĩ phán đoán
10% Kĩ năng trình bày
5. Khi tự học, lượng kiến thức môn Sinh em tiếp thu được như thế nào?
Kết quả lựa chọn Phương án lựa chọn
13% Rất ít
46% ít
37% Tương đối nhiều
Qua bảng 1.4 cho thấy
- Hiện nay môn Sinh học chưa thực sự được yêu thích ( tỉ lệ HS thích và rất thích mơn học này rất ít là 37%). Có thể một trong những nguyên nhân là do các hoạt động dạy học của GV chưa lôi cuốn HS. Các em chủ yếu tham gia vào các hoạt động lắng nghe giảng lý thuyết, trả lời các câu hỏi và làm bài tập (65%), các hoạt động thực hành, liên hệ kiến thức thực tế còn rất hạn chế (12%). Thậm chí việc vận dụng thực tế để tìm ra nội dung cần rất hạn chế. Nên việc thay đổi các hoạt động trên lớp là rất cần thiết để lôi cuốn HS vào môn học này.
- Năng lực học tập của HS còn rất hạn chế. Đa số HS chỉ nhận thấy mình được phát triển một số kĩ năng học tập như: Tự học (42%), hình thành khái niệm (43%),. Trong khi đó rất nhiều kĩ năng quan trọng khác như: khái quát hóa và hệ thống hóa (24%). lập kế hoạch học tập (22%), thu thập và xử lý thông tin (23%), giả quyết vấn đề (32%), đặc biệt là năng lực xã hội được hình thành cho HS lại q ít (năng lực giao tiếp 10%, năng lực trình bầy 10%), các em cịn e ngại trình bầy các ý kiến của mình trước đám đơng, mà đây là năng lực quan trọng để các em hòa nhập xã hội. chứng tỏ là GV mới chỉ dừng lại ở việc chú trọng hình thành và dạy cho HS nội dung, chứ chưa quan tâm đến việc hình thành và phát triển năng lực cho HS.
Kết luận chương 1
Trong chương này, chúng tôi đã tập chung làm sáng tỏ các vấn đề sau: phân tích cơ sở lý luận về dạy học dự án, phân tích cơ sở lý luận về năng lực học tập, phát triển năng lực học tập. Trong đó, chúng tơi đã đưa ra một số khái niệm được dùng trong luận văn, hệ thống các luận điểm khoa học chuyên môn làm căn cứ khoa học cho đề tài.
Bên cạnh đó, trong chương 1 cũng thể hiện rõ thực trạng về năng lực học tập
của HS ở một số trường THPT hiện nay, thực trạng vận dụng DHDA của GV Sinh học ở một số trường THPT hiện nay. Các kết luận thu được khẳng định rằng việc phát triển năng lực học tập cho HS là một yêu cầu cấp bách, và việc sử dụng DHDA làm công cụ để phát triển năng lực học tập là có khả thi.
Dựa trên các cơ sở lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi đề xuất một số biện pháp vận dụng dạy học dự án một cách có hiệu quả vào dạy học Sinh học tế bào nói riêng và dạy học sinh học THPT nói chung.
CHƯƠNG 2
TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO DỰ ÁN PHẦN 2 SINH HỌC TẾ BÀO
(SINH HOC 10) THPT