CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.4. Khái niệm năng lực
1.4.1. Khái niệm chung về năng lực
Khái niệm năng lực có nguồn gốc tiếng La tinh là competentia. Ngày nay
năng lực được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Năng lực được hiểu như sự thành thạo, khả năng thực hiện của cá nhân đối với một công việc. Năng lực cũng được
hiểu là khả năng, công suất của một doanh nghiệp, thẩm quyền pháp lý của một cơ quan.
Khái niệm năng lực được dùng ở đây là đối tượng của tâm lý, giáo dục học.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về năng lực. Theo từ điển tâm lý học: Năng lực là
tập hợp các tính chất hay phẩm chất của tâm lý cá nhân, đóng vai trị là điều kiện bên trong, tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất định.[11,tr.128]
Theo John Erpenbeck, “năng lực được sử dụng như khả năng, được quy định
bởi giá trị, được tăng cường qua kinh nghiệm và được thực hiện hóa qua chủ định”.[10, tr. 21]
Weinert (2000) định nghĩa: “Năng lực là những khả năng và kỹ xảo học
được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong tình huống linh hoạt”.[10]
Như vậy năng lực là một thuộc tính tâm lý phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm, sự sẵng sàng hành động và
trách nhiệm. Khái niệm về năng lực gắn liền với khả năng hành động. Làm rõ
hơn về thành phần của năng lực, Xavier Roegiers nêu: “năng lực là một tập hợp
trật tự các kĩ năng (các hoạt động) tác động một cách tự nhiên lên các nội dung trong một loại tình huống cho trước để giải quyết những vấn đề do những tình huống này đặt ra”.[31]
Như vậy, năng lực được tạo nên bởi ba thành phần cơ bản, đó là: kĩ năng, nội dung và tình huống. Xavier Roegiers đã cơng thức hóa như sau:
Năng lực= (những kĩ năng x những nội dung) x những tình huống.
“Kĩ năng” ở đây được hiểu là “làm được” hay “thực hiện được”, “nội dung” ở đây được hiểu là “nội dung học tập” hay rộng hơn là “nhiệm vụ phải hoàn thành” trong quá trình học tập. “Tình huống ’ ở đây được hiểu là “hoàn cảnh” hay những điều kiện khác nhau.
Trong đó, thành phần quan trọng nhất của năng lực được qui về các kĩ năng.
1.4.2. Cấu trúc năng lực
Dựa vào tố chất tâm lí thì năng lực là một thuộc tính tích hợp nhân cách, là tổ hợp các đặc tính tâm lí của các cá nhân phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động xác định, đảm bảo cho hoạt động có kết quả tốt đẹp.
Dựa vào dấu hiệu về các yếu tố tạo thành khả năng hành động để định nghĩa thì năng lực là khả năng vận dụng các kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng , thái độ và vận hành chúng một cách hợp lí và thực hiện thành công nhiệ vụ hoặc giải quyết hiệu quả các vấn đề đặt ra của cuộc sống.
Một năng lực là tổ hợp đo lường các kiến thức, kĩ năng, thái độ mà một con người cần vận dụng để thực hiện một nhiệm vụ, một cơng việc có thể địi hỏi nhiều năng lực khác nhau. Vì vậy năng lực được thể hiện thơng qua việc thực hiện nhiệm vụ nên người học cần chuyển hóa kiến thức thành kĩ năng, thái độ có được để giải quyết các tình huống mới và xảy ra trong mơi trường mới. Có thể có mối quan hệ sau [4]
Như vậy kiến thức là cơ sở để hình thành và rèn luyện năng lực là kiến thức mà người học phải năng động, tự kiến tạo, huy động được. Việc hình thành và rèn luyện năng lực phải được rèn luyện theo đường trịn xốy ốc, trong đó năng lực có trước được sử dụng để kiến tạo kiến thức mới và đến lượt kiến thức mới lại là nền tảng để hình thành năng lực mới.
Kĩ năng theo nghĩa hẹp là những thao tác, những cách thức thực hành, vận dụng kiến thức, kinh nghiệmđã có để thực hiện một hoạt động nào đó trong mơi trường quen thuộc. Kĩ năng hiểu theo nghĩa rộng, bao hàm những kiến thức, những hiểu biết, những trải nghiệm... giúp cá nhân có thể thích ứng khi hồn cảnh thay đổi. Kiến thức và kĩ năng là cơ sở cần thiết để hình thành năng lực trong một lĩnh vực nào đó. Tuy nhiên chỉ có kiến thức, kĩ năng về một lĩnh vực nào đóthì chưa chắc chắn đã hình thành năng lực, mà còn cần đến việc sử dụng hiệu quả các nguồn kiến thức, kĩ năng cùng thái độ, giá trị, trách nhiệm của bản thân để thể hiện thành công các nhiệm vụ và giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn khi điều kiện và bối cảnh thay đổi. Vì vậy, bản chất của đánh giá năng lực phải thông qua khả
Kiến thức + kĩ năng + Thái độ Bối cảnh thực
năng vận dụng các kiến thức và kĩ năng thực hiện nhiệm vụ của HS trong các loại tình huống phức tạp khác nhau.
1.4.3. Các loại năng lực
Học sinh được hình thành và phát triển năng lực chung và năng lực chuyên biệt [4]
Năng lực chung: là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền
tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. Học sinh được hình thành và phát triển các năng lực chung bao gồm:
Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân - Năng lực tự học
- Năng lực giả quyết vấn đề - Năng lực tư duy
- Năng lực tự quản lí Nhóm năng lực quan hệ xã hội
- Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác Nhóm năng lực cơng cụ
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT - Năng lực sử dụng ngơn ngữ
- Năng lực tính tốn
Các năng lực này được hình thành và phát triển dựa trên đặc tính di truyền của con người, quá trình phát triển giáo dục và trải nghiệm trong cuộc sống, đáp ứng yêu cầu của nhiều loại hình hoạt động khac nhau.
Năng lực chuyên biệt: Là những năng lực được hình thành và phát triển trên
cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, cơng việc và tình huống, mơi trường đặc thù, cần thiết cho các hoạt động chuyên biệt, đap ứng yêu cầu hạn hẹp hơn.
Ở trường phổ thông, các năng lực chuyên ngành Sinh học, học sinh cần đạt được được đó là: Năng lực kiến thức Sinh học; năng lực nghiên cứu khoa học (năng lực quan sát, năng lực thực nghiệm); năng lực thực hiện trong phịng thí nghiệm.
+ Năng lực kiến thức Sinh học bao gồm các kiến thức về tế bào và các tổ chức sống, về cá thể sinh vật, di truyền, tiến hóa.
+ Năng lực nghiên cứu khoa học bao gồm: quan sát các hiện tượng trong thực tiến hay trong học tập để xác lập vấn đề nghiên cứu; thu thập các thông tin liên quan thông qua nghiên cứu tài liệu, thực nghiệm; hình thành giả thuyết khoa học; thiết kế thí nghiệm; thực hiện thí nghiệm; thu thập và phân tích dữ liệu; giải thích kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận.
+ Năng lực thực hiện trong phịng thí nghiệm bao gồm các kĩ năng như: kĩ năng sử dụng kính hiển vi; kĩ năng thực hiện an tồn phịng thí nghiệm thí nghiệm; kĩ năng làm một số tiêu bản đơn giản ...
1.4.4. Khái niệm về năng lực học tập
Từ quan niệm quan niệm về năng lực đã nêu ở trên ta có thể hiểu năng lực
học tập là khả năng nhận ra được nội dung học, xác định được bản chất của nội dung học, xác định được quan hệ giữa các nội dung, sắp xếp các nội dung thành hệ thống, sử dụng được kiến thức trong các tình huống thay đổi.
Nếu tiếp cận năng lực học tập theo hướng nghiên cứu thì năng lực học tập được hiểu là năng lực nhận ra vấn đề cần giải quyết, năng lực nêu các giả thuyết nghiên cứu, năng lực chứng minh giả thuyết nghiên cứu bằng nêu ra các biện pháp giải quyết, thu thập tư liệu, tổng kết, đánh giá kết quả nghiên cứu.