Những giá trị văn hóa học hỏi đƣợc

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Văn hóa doanh nghiệp tại công ty tem Việt Nam - thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 29)

V. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VĂN

2. Những giá trị văn hóa học hỏi đƣợc

Những giá trị văn hóa doanh nghiệp khơng phải do nhà lãnh đạo sáng tạo nên, cũng không thuộc về văn hóa dân tộc mà do tập thể cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp xây dựng lên gọi là “Những giá trị học hỏi được”.

2.1. Những kinh nghiệm, giá trị tập thể

Những giá trị Văn hóa doanh nghiệp của doanh nghiệp được nhân viên tiếp nhận và chia sẻ lẫn nhau, vì vậy trong q trình làm việc có những giá trị sẽ được thay đôi sao cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn, khi đó văn hóa doanh nghiệp được điều chỉnh dựa trên q trình học hỏi, tích lũy kinh nghiệm. Chúng được tuyên truyền và phổ biến trong toàn doanh nghiệp, được nhân viên mới tiếp tục học hỏi. Đó có thể là kinh nghiệm xây dựng hợp đồng, đàm phán với đối tác hay kinh nghiệm xử lý khiếu nại của khách hàng. Ngồi ra đó cũng có thể là các giá trị do thành viên hoặc nhà lãnh đạo mới mang lại. Ví dụ như một nhân viên mới vào doanh nghiệp đã cố gắng hồn thành cơng việc trước thời hạn được giao và được lãnh đạo khen thưởng. Từ đó các nhân viên khác cũng noi gương và dần dần trở thành nét văn hóa mới trong doanh nghiệp.

-26-

2.2. Những giá trị học hỏi đƣợc từ doanh nghiệp khác

Những kinh nghiệm này hình thành từ kết quả làm việc của các nhân viên khi nghiên cứu môi trường kinh doanh bao gồm nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh v..v..Thơng thường là do một nhóm nhân viên tiếp thu giá trị và truyền lại cho đồng nghiệp khác. Sau một thời gian, giá trị đó có thể được chấp nhận trờ thành “tập quán chung” của doanh nghiệp hoặc cũng có thể bị đào thải do không phù hợp.

2.3. Những giá trị văn hóa đƣợc tiếp cận từ nền văn hóa khác, các xu hƣớng trào lƣu xã hội mới

Trong thời kì của kinh tế tồn cầu, sự giao thương giữa các quốc gia với các nền văn hóa khác nhau ln diễn ra. Đặc biệt với sự ra đời của các tập đoàn đa quốc gia thì quá trình giao lưu giữa các nền văn hóa ln được thúc đấy.

Các thành viên của doanh nghiệp tham dự các khóa đào tạo của nước ngoài hoặc các doanh nghiệp có đối tác nước ngồi. Ví dụ các nước phương Đơng có thể học tập các giá trị văn hóa của cá nước phương Tây: thay vì đến giờ làm việc các nhân viên vẫn chưa bắt tay vào công việc ngay mà có thể nói chuyện hoặc làm việc riêng thì họ có thể đến sớm hơn để trao đổi với nhau nhưng tới giờ làm việc là mọi người bắt tay vào cơng việc ngay.

Trong chính mỗi nền văn hóa dân tộc hay giữa các nền văn hóa nhau ln nảy sinh các xu hướng hoặc trào lưu xã hội mới mà một phần nào cũng ảnh hưởng tới văn hóa doanh nghiệp. Tại Việt Nam, mười năm trước đây có thể việc sử dụng ngoại ngữ hay tin học chưa thực sự được chú trọng trong tiêu chuẩn tuyển dụng nhân viên. Nhưng hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, sự hội nhập giữa các nền kinh tế đã hình thành một nền văn hóa điện tử khi tất cả các hoạt động trong đời sống hay các công việc của doanh nghiệp

-27-

đều được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử: bày tỏ tình cảm, trưng cầu ý kiến, trao đổi kinh nghiêm thông qua các mạng xã hội như Facebook, Twister v..v...hệ thống thông tin lưu chuyển nội bộ trong doanh nghiệp được hiện bằng e-mail. Tất cả xu hướng đó địi hỏi mỗi nhân viên phải học tập, nâng cao kỹ năng sử dụng máy tính và Internet của mình. Điều này tất yếu sẽ làm thay đổi những thói quen, tập quán làm việc trong doanh nghiệp.

-28-

CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG VĂN HĨA DOANH NGHIỆP TẠI CƠNG TY TEM VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Văn hóa doanh nghiệp tại công ty tem Việt Nam - thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 29)