7. Kết cấu của đề tài
3.2. Giái pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm dầu ăn tại Công ty TNHH Dầu thực vật
Dầu thực vật Dabaco
3.2.1. Chú trọng phát triển sản phẩm
Công ty cần học hỏi những công nghệ mới, tiên tiến để cải tiến sản phẩm nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao hơn, tốt hơn trước với những nguyên liệu tốt hơn, tinh khiết hơn. Từ nguyên liệu tốt, công nghệ tốt sẽ làm cho sản phẩm sản xuất ra có chất lượng tốt hơn. Bởi máy móc thiết bị có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm của công ty.
Cải tiến các sản phẩm hiện có để phù hợp với nhu cầu thị hiếu luôn thay đổi của khách hàng, để sản phẩm của công ty không bị lạc hậu, tăng tính cạnh tranh trên thị trường.
58
Làm cho sản phẩm phù hợp với thị trường bằng cách thiết kế sản phẩm theo hướng khác biệt hóa làm tăng sức hấp dẫn của từng sản phẩm cho từng loại khách hàng cụ thể. Phát triển sản phẩm cho tất cả các phân khúc thị trường:
- Dầu đậu nành cao cấp Coba - Dầu thực vật cao cấp Umi - Dầu thực vật trung cấp - Dầu thực vật bình dân
Bổ sung thiết bị máy móc cơng nghệ cao, nâng cao công suất các loại máy sàng lọc, tuyển rửa, đóng chai dầu ăn một cách nhanh chóng và hợp lý hơn tránh lãng phí và rút ngắn thời gian.
3.2.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm
Cần có sự kiểm tra đảm bảo trong khâu kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào cũng như sản phẩm đầu ra một cách chính xác sao cho phù hợp với hệ thống quản lý chất lượng ISO 22000:2005 và ISO 14001:2004.
Công ty cũng cần học hỏi những công nghệ mới, tiên tiến để cải tiến sản phẩm nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao hơn, tốt hơn trước với những nguyên liệu tốt hơn, tinh khiết hơn. Từ nguyên liệu tốt, công nghệ tốt sẽ làm cho sản phẩm sản xuất ra có chất lượng tốt hơn. Bởi máy móc thiết bị có ảnh hưởng lớn đến sản phẩm của cơng ty.
Cần có hệ thống giảm sát q trình thực hiện sản xuất, kiểm tra chặt chẽ chất lượng đầu vào và đầu ra.
Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho người lao động về những việc nên làm và những việc khơng nên làm trong q trình sản xuất và chất lượng sản phẩm.
Bố trí, phân cơng người lao động phù hợp đúng với năng lực và khả năng.
3.2.3. Hồn thiện chính sách giá
Cơng ty cần có chiến lược về giá nhất quá phù hợp với quan điểm kinh doanh để có những điều chỉnh phù hợp khi thị trường có những biến động.
Công ty cần áp dụng chính sách giá linh hoạt để nắm bắt cơ hội thị trường như chiết khấu hoặc chi hoa hồng thêm để kích thích mua hàng. Cân đối các chính sách về khuyến mãi, kích cầu một cách hợp lí.
59
Cơng ty cũng nên áp dụng chính sách thanh tốn chậm cho các khách hàng là tổ chức sản xuất lớn, điều này sẽ tạo dựng được thương hiệu và uy tín của cơng ty với khách hàng tiềm năng.
Thường xuyên cập nhật những biến động của thị trường về tỷ giá hối đoái cũng như các mức giá mà đối thủ cạnh tranh đưa ra để xây dựng mức giá bán hợp lý.
Thực hiện tất cả các biện pháp tiết kiệm chi phí có thể một cách tối ưu, chú trọng tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm hư hỏng, phế phẩm, lưu kho, bãi, vận chuyển, thủ tục – quy trình khơng cần thiết...
Cơng ty cần áp dụng những biện pháp khuyến khích khách hàng thanh tốn nhanh và đúng hạn, giảm rủi ro tín dụng,...
Đối với nhóm khách hàng là các cơng ty sản xuất lớn có nhu cầu cao trong tương lai cơng ty cần áp dụng tính giá theo quy mơ sản xuất để đáp ứng và cung cấp dịch vụ sau bán hợp lý. Đối với nhóm khách hàng là các cơng ty thương mại, công ty nên áp dụng giảm giá, chiết khấu theo đối tượng mua để kích thích nhu cầu của họ.
Để góp phần tăng lợi nhuận cho công ty và hạ giá thành sản phẩm, công ty cần lưu ý thực hiện tối thiểu hóa chi phí sản xuất như chi phí vận chuyển, quản lý,... Cơng ty cần có cơ chế quản lý hiệu quả hơn nữa để giảm thiểu chi phí kinh doanh và cần chú ý đến các nhân tố ảnh hưởng đến giá của sản phẩm chi phí sản xuất, chi phí phân phối sản phẩm và lợi nhuận kỳ vọng của công ty.
Cân đối tài chính của các chính sách khuyến mại, có cơ cấu kích cầu một cách thích hợp.
3.2.4. Chú trọng kênh phân phối
Tăng cường việc tiếp xúc với khách hàng, thực hiện tạo dựng mối quan hệ với khách hàng, thực hiện tạo dựng mối quan hệ thân tình với khách hàng và quảng bá thương hiệu của công ty. Bộ phận kinh doanh cần tìm hiểu kỹ về đặc điểm, nhu cầu, bộ máy hoạt động của từng nhóm khách hàng, cần phải phối hợp thêm với bộ phận kỹ thuật gặp trực tiếp khách hàng thương thảo, giới thiệu chi tiết về sản phẩm chủng loại, từ đó xây dựng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong tương lai.
Tiến hàng xây dựng các môi giới bán hàng ở các thành phố, tỉnh lân cận nhằm xây dựng kênh phân phối mới trong tương lai. Khi thị trường xuất hiện nhiều đối thủ cạnh
60
tranh thì cơng ty cần thiết lập các quan hệ bền vững là liên minh với khách hàng đặc biệt là khách hàng có đủ tài chính mạnh.
Đưa ra những chiến lược cụ thể, con đường mới để đưa ra sản phẩm của mình xuất khẩu được nhiều hơn trong tương lai.
3.2.5. Xúc tiến hoạt động Marketing
Tổ chức phòng marketing hoạt động theo khơng gian thị trường hoặc theo khu vực, theo nhóm sản phẩm chủ chốt hoặc kết hợp tất cả.
Công ty nên đẩy mạnh công tác dự báo nhu cầu thị trường. Hiện nay nhiều công ty vẫn chưa coi công tác dự báo nhu cầu thị trường là hoạt động cần đầu tư. Do đó, cơng ty cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường để đạt được hiệu quả của nó. Để có kết quả tốt hơn trong công tác nghiên cứu và dự báo thị trường theo từng loại sản phẩm. Đặc biệt khi công ty chuẩn bị đưa ra một sản phẩm mới thì cần chú ý hơn đến cơng tác này để có báo cáo chính xác cho cơng ty về chính sách sản phẩm và các chính sách khác để nâng cao hiệu quả tiêu thụ trên thị trường.
Công ty cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường thông qua các cuộc điều tra, nghiên cứu thị trường. Thông qua các cuộc điều tra, nghiên cứu khách hàng bằng nhiều hình thức khác nhau như: Phỏng vấn trực tiếp khách hàng đến mua hàng tại công ty, điều tra qua phiếu điều tra do nhân viên marketing phỏng vấn tại siêu thị, cửa hàng...
Trưng bày sản phẩm chuẩn bị đưa ra thị trường tại một số hội chợ, triển lãm. Chuẩn bị các câu hỏi trực tiếp để phỏng vấn tham khảo ý kiến khách hàng hoặc chuyển tới khách hàng phiếu thăm dò ý kiến, nội dung tập trung vào các câu hỏi như giá bán, kiểu dáng, chất lượng, các điều bán hàng và dịch vụ sau bán hàng, dự kiến mua sản phẩm của khách hàng, khả năng thanh toán, thời gian mua sản phẩm, các đánh giá khác.
Cơng ty có thể sử dụng một số kênh truyền thông như:
- PrintAds: trên báo giấy, tạp chí chuyên đề dinh dưỡng - Bill Board: các pa nô lớn, bảng hiệu các cửa hàng, chợ - TVC: phát trên một số kênh truyền hình trên social media - Truyền thông: bài PR, banner ads chạy trên kênh digital - Activation: tại các điểm bán
61
KẾT LUẬN
Tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đưa sản phẩm từ giai đoạn sản xuất sang giai đoạn lưu thông trên thị trường và tới tay người tiêu dùng. Tiêu thụ tốt sẽ có tác động mạnh mẽ tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Nó giúp tiêu thụ sản phẩm, sử dụng hợp lý nguồn vốn, quay vòng vốn nhanh, tạo ra doanh thu lớn và lợi nhuận cao. Tiêu thụ tốt thì cơng ty có thể nâng cao được hiệu quả kinh doanh, nâng cao được vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường. Để thực hiện tốt việc tiêu thụ phải trải qua một quá trình với sự sáng tạo, nỗ lực cũng như cố gắng không ngừng nghỉ không chỉ riêng ban lãnh đạo trong cơng ty mà cịn cả một tập thể cán bộ cơng nhân viên. Vì vậy việc tiêu thụ sản phẩm cần được quan tâm thường xuyên.
Qua q trình phân tích số liệu kinh doanh của cơng ty cùng với q trình thực tập tại cơng ty kết hợp với những kiến thức đã học tại trường, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hồn thiện chính sách tiêu thụ của cơng ty. Đồng thời đưa ra những hạn chế, khó khăn mà công ty đang gặp phải tạo tiền đề cho việc hình thành một chiến lược tiêu thụ hiệu quả cho cơng ty. Do hiểu biết cịn hạn chế, sự phân tích đánh giá của đề tài chưa thực sự sâu sắc, các giải pháp chưa thật sự đầy đủ và hoàn thiện. Qua bài viết này tác giả hy vọng phần nào giúp ích được cho cơng ty trong việc tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới.
62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Thúy Hạnh (2021), “Mở rộng thị trường tiêu thụ dầu ăn tại Công ty trách nhiệm hữu hạn dầu thực vật Cái Lân”, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Hà Nội.
2. Ngô Việt Hà (2021), “ Tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 1 Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Hà Nội.
3. Nguyễn Ngọc Dương, Quản trị Makketing, Đại học Kỹ thuật Cơng nghiep TP. Hồ Chí Minh, Xuất bản năm 2002.
4. Vũ Thế Phú, Marketing căn bản, Đại học Mở Bán cơng TP. Hồ Chí Minh, Xuất bản năm 1996.
5. TS Nguyễn Thượng Thái, Marketing căn bản, Học viện cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng, xuất bản năm 2007.
6. Giáo trình Marketing, Học viện Chính sách và Phát triển.
7. Trần Thị Như Quỳnh, Phạm Thị Thanh Hoa, “Bài tiểu luận: Dầu ăn Neptune”, Trường đại học Tài chính – Marketing.
8. Lưu Minh Việt (2005), “Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường dịch vụ dầu ăn quốc tế của Tổng công ty hàng không Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận án Tiến sĩ kinh tế - Đại học Thương Mại, Hà Nội.
9. Huỳnh Đức Luận (2015), “Mở rộng thị trường tiêu thụ dầu ăn tại Công ty TNHH Thương Mại và Dịch vụ Cái Lân”, Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh và Quản lý – Đại học Thăng Long, Hà Nội.
10. Báo cáo tài chính của Cơng ty TNHH Dầu thực vật Dabaco. 11. Kế hoạch Marketing của Công ty TNHH Dầu thực vật Dabaco
12. Giáo trình Kinh tế vi mô (2017), Trường Cao Đẳng Nghề Việt – Đức Hà Tĩnh.
13. Đặng Thu Trang (7/2021), Vai trò của Marketing trong tiêu thụ sản phẩm. Tạp chí Cơng Thương.