CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5. Một số phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực thực hành cho học
cho học sinh
1.5.1. Phương pháp dạy học theo góc
1.5.1.1. Khái niệm
Học theo góc cịn được gọi là “trạm học tập” hay “trung tâm học tập” là một PPDH theo đó HS thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học nhưng cùng hướng tới chiếm lĩnh một nội dung học tập theo các phong cách học khác nhau. [4]
Mục đích là để HS được thực hành, khám phá và trải nghiệm qua mỗi hoạt động. DH theo góc đa dạng về nội dung và hình thức hoạt động. DH theo góc kích thích HS tích cực học thơng qua hoạt động. Là một môi trường học tập với cấu trúc được xác định cụ thể.
Ví dụ: 4 góc cùng thực hiện một nội dung và mục tiêu học tập nhưng theo các phong cách học khác nhau và sử dụng các phương tiện/đồ dùng học tập khác nhau.
Làm thí nghiệm (Trải nghiệm) Xem băng (Quan sát) Áp dụng (Áp dụng) Đọc tài liệu (Phân tích) 1.5.1.2. Quy trình thực hiện
* Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị
Bƣớc 1. Xem xét các yếu tố cần thiết để học theo góc đạt hiệu quả
Lựa chọn nội dung phù hợp: GV cần cân nhắc xác định những nội dung học tập
trong bài học sao cho việc áp dụng DH theo góc có hiệu quả hơn so với việc sử dụng PPDH khác.
Thời gian học tập: Do HS có sự lựa chọn góc, luân chuyển góc nên thời gian thích
hợp kéo dài trong 2 tiết.
Sĩ số: Lượng HS khoảng 35- 40 em sẽ giúp GV tổ chức và quản lí tốt hơn.
Ý thức và khả năng độc lập học tập của HS: Có tính tự giác để lựa chọn đúng nhiệm vụ phù hợp với khả năng của mình, tham gia các hoạt động học tập nhiệt tình.
Bƣớc 2. Xác định nhiệm vụ và hoạt động cụ thể cho từng góc
- Đặt tên góc sao cho thể hiện rõ đặc thù của hoạt động học tập ở mỗi góc và hấp dẫn HS.
- Thiết kế nhiệm vụ ở mỗi góc, quy định thời gian tối đa cho hoạt động ở mỗi góc; hướng dẫn HS lựa chọn góc, luân chuyển góc cho hiệu quả.
- Biên soạn phiếu học tập, văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ, bản hướng dẫn tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng, đáp án, phiếu hỗ trợ học tập ở các mức độ khác nhau.
* Giai đoạn 2. Tổ chức cho HS học theo góc
Bƣớc 1. Bố trí khơng gian lớp học
- Bố trí góc/ khu vực học tập phù hợp với nhiệm vụ, hoạt động học tập và phù hợp với không gian lớp học.
- Đảm bảo đủ tài liệu phương tiện, đồ dung học tập cần thiết ở mỗi góc. - Lưu ý đến việc di chuyển giữa các góc.
Bƣớc 2. Giới thiệu bài học/ nội dung học tập và các góc học tập
- Giới thiệu tên bài học/ nội dung học tập; tên và vị trí các góc.
- Nêu sơ lược nhiệm vụ mỗi góc, thời gian tối đa thực hiện nhiệm vụ tại các góc. - Dành thời gian cho HS chọn góc xuất phát, GV có thể điều chỉnh nếu có quá nhiều HS cùng chọn một góc.
- GV có thể giới thiệu sơ đồ luân chuyển các góc để tránh lộn xộn. Khi HS đã quen với PP học tập này, GV có thể cho HS lựa chọn thứ tự các góc theo sơ đồ.
Bƣớc 3. Tổ chức cho HS học tập tại các góc
- HS có thể làm việc cá nhân, cặp hay nhóm nhỏ tại mỗi góc theo yêu cầu của hoạt động. - GV cần theo dõi, phát hiện khó khăn của HS để hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời. - Nhắc nhở thời gian để HS hồn thành nhiệm vụ và chuẩn bị ln chuyển góc.
1.5.1.3. Điều kiện để thực hiện có hiệu quả
DH theo góc đạt hiệu quả khi bảo đảm điều kiện sau đây:
- Nội dung phù hợp: Lựa chọn nội dung bảo đảm cho HS khám phá theo phong cách học và cách thức hoạt động khác nhau.
- Không gian lớp học: Phịng học đủ diện tích để HS có thể di chuyển các góc dễ dàng. - Thiết bị DH và tư liệu: Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị và tư liệu để cho HS chiếm
lĩnh kiến thức và kĩ năng theo các phong cách học.
- NL GV: GV có NL về chuyên mơn, NL tổ chức DH tích cực và kĩ năng thiết kế tổ chức DH theo góc.
- NL HS: HS có khả năng làm việc tích cực, chủ động và sáng tạo theo cá nhân hợp tác. Đối với PP góc, tổ chức ít nhất là 3 góc với 3 phong cách học và HS cần luân chuyển qua cả 3 góc, HS được chia sẻ kết quả, được góp ý và hồn thiện thì dạy và học theo góc mới tạo điều kiện để HS tham gia ở mức độ cao, được học sâu với cảm giác thoải mái.
1.5.2. Phương pháp bàn tay nặn bột
1.5.2.1. Khái quát về phương pháp “Bàn tay nặn bột”
PPDH "Bàn tay nặn bột" (BTNB), tiếng Pháp là Lamainàlapâte - viết tắt là LAMAP; tiếng Anh là Hands-on, là PPDH khoa học dựa trên cơ sở của sự tìm tịi - nghiên cứu, áp dụng cho việc DH các môn khoa học tự nhiên. PP này được khởi xướng bởi Giáo sư Georges Charpak (Giải Nobel Vật lý năm 1992). Theo PP BTNB, dưới sự giúp đỡ của GV, chính HS tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành TN, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra để từ đó hình thành kiến thức cho mình. [13]
Mục tiêu của PP BTNB là tạo nên tính tị mị, ham muốn khám phá và say mê khoa học của HS. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, PP BTNB còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngơn ngữ nói và viết cho HS. [13]
1.5.2.2. Tiến trình dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”
Dựa vào tiến trình của tiếp cận tìm tịi- nghiên cứu trong DH cùng với các nguyên tắc của BTNB khi nhấn mạnh đến tính độc lập, tự chủ trong học tập và cách thức làm việc tập thể của HS, dựa trên các đặc điểm của các mơn khoa học, tiến trình DH của BTNB có thể được sơ đồ hóa như sau:
Hình 1.2. Sơ đồ tiến trình dạy học PP BTNB
Pha 1: Làm nảy sinh vấn đề
Trong pha này GV lựa chọn một nhiệm vụ, một dự án, một TN hoặc miêu tả một tình huống xuất phát nhằm khai thác các quan niệm có trước của HS. Tình huống xuất phát phải ngắn gọn, gần gũi, dễ hiểu và phải thách thức được các kiến thức đã có của người học, kích thích người học nảy sinh vấn đề. Tình huống xuất phát càng rõ ràng thì việc dẫn nhập cho câu hỏi nêu vấn đề càng dễ. Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi lớn của bài học (hay môdun kiến thức mà HS sẽ được học).
Pha 2: Bộc lộ biểu tƣợng ban đầu và đề xuất giả thuyết - dự đoán
HS dựa vào kiến thức đã biết và kinh nghiệm bản thân để nêu ra suy nghĩ, nhận thức ban đầu của mình trước khi được học kiến thức.
Từ những khác biệt và phong phú về biểu tượng ban đầu của HS, GV giúp HS đề xuất các câu hỏi từ những sự khác biệt trong các biểu tượng đó. Từ đó đề ra các giả thuyết - dự đoán.
Pha 3: Đề xuất phƣơng án và tiến hành TN tìm tịi- nghiên cứu
HS đề xuất các phương án TN, tiến hành TN, tìm kiếm thơng tin, xây dựng mơ hình…Từ việc phân tích dữ liệu, HS kiểm chứng được những giả thuyết của mình là đúng hay sai và tìm cách lí giải nó.
Điều quan trọng ở đây không chỉ là quan sát và thao tác mà là suy nghĩ về kết quả thu được từ quan sát và thao tác, sau đó đối chiếu giả thuyết với kết quả thu được từ TN.
Từ một nhiệm vụ/ dự án/ thí nghiệm hoặc miêu tả tình huống xuất phát
Quan niệm ban đầu
Làm nảy sinh vấn đề
Biểu tượng ban đầu và dự đoán giả thuyết
Đề xuất phương án và tiến hành TN tìm tịi nghiên cứu Hợp thức hóa kiến thức
Pha 4: Hợp thức hóa kiến thức
Sau khi thực hiện TN tìm tịi - nghiên cứu, các câu trả lời dần dần được giải quyết, kiến thức được hình thành, tuy nhiên vẫn chưa có hệ thống hoặc chưa chuẩn xác một cách khoa học. GV có nhiệm vụ tóm tắt, kết luận và hệ thống lại để HS ghi vào vở coi như là kiến thức của bài học. Trước khi kết luận chung, GV nên yêu cầu một vài ý kiến của HS cho kết luận sau khi thực hiện TN (rút ra kiến thức của bài học). GV khắc sâu kiến thức cho HS bằng cách cho HS nhìn lại, đối chiếu lại với các ý kiến ban đầu (biểu tượng ban đầu) trước khi học kiến thức. Như vậy từ những quan niệm ban đầu sai lệch, sau q trình TN tìm tịi - nghiên cứu, chính HS tự phát hiện ra mình sai hay đúng mà khơng phải do GV nhận xét một cách áp đặt. Chính HS tự phát hiện những sai lệch trong nhận thức và tự sửa chữa, thay đổi một cách chủ động. Những thay đổi này sẽ giúp HS ghi nhớ lâu hơn, khắc sâu kiến thức.
1.5.2.3. Một số điều kiện cần thiết khi sử dụng PP BTNB
+ Sĩ số lớp nên chỉ từ 20 đến 25 HS, nhiều hơn 25 HS thì sẽ gặp khó khăn trong cơng tác tổ chức, quản lí.
+ Bàn ghế có thể sắp xếp tùy ý để thuận tiện cho việc tổ chức học nhóm. + Thời gian một tiết học có thể kéo dài (hơn 45 phút), tùy vào nội dung bài học.
Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phải đầy đủ nhất là dụng cụ TN không chỉ đầy đủ mà phải chuẩn xác.