(2000 – 2006)
Tốc độ phát triển (%)
2001/2000 2002/2001 2003/2002 2004/2003 2005/2004 2006/2005
112,78 105,48 104,79 117,67 121,36 122,62
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2000-2008), Thực trạng doanh nghiệp theo kết quả điều tra, HN
Cùng với số doanh nghiệp phân phối bán lẻ tăng nhanh, các yếu tố sản xuất kinh doanh như lao động, nguồn vốn, tài sản và kết quả kinh doanh (doanh thu), nộp ngân sách cũng tăng đáng kể.
- Về số lao động:
Số lao động trong các doanh nghiệp bán lẻ tăng lên nhanh chóng. Trong năm 2000, lao động bình quân trong các doanh nghiệp bán lẻ chỉ là 80.710 người, đến năm 2002 đã tăng lên 88. 390 người (tăng 7680 lao động). Chỉ một năm sau đó đến năm 2003 con số này là 91.377 lao động và đạt 99.715 lao động vào năm 2004. Giữa năm 2004 và 2006 là bước tăng đáng kể khi tổng số lao động trong các doanh nghiệp bán lẻ là 144.649 lao động. Như vậy tổng số lao động năm 2006 gấp 1,79 lần năm 2000 và tăng trung bình 10,47%/năm kể từ năm 2000 đến 2006 (6 năm tăng 63.939 lao động).
Kho¸ ln tèt nghiƯp Ngun ThÞ Thóy K43G
Bảng 6: Lao động trong các doanh nghiệp phân phối bán lẻ (2000 – 2006) Năm LĐ bình quân(Ngƣời) 2000 80.710 2001 82.401 2002 88.390 2003 91.377 2004 99.715 2005 117.485 2006 144.649
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2000-2008), Thực trạng doanh nghiệp theo kết quả điều tra, HN
- Về vốn:
Nguồn vốn của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ tăng lên nhanh chóng từ năm 2003 đến năm 2006: năm 2006 là 48.353 tỷ đồng, tăng 2,85 lần so với năm 2003. Tốc độ tăng vốn bình quân các năm là 43,57%. Đây là con số tăng trưởng rất đáng mừng, tuy nhiên vì xuất phát điểm vốn của các doanh nghiệp thấp nên dù tăng với tốc độ lớn thì nguồn vốn vẫn là điểm yếu của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ. Trong tương lai các doanh nghiệp Việt Nam cần có những biện pháp để khai thác nguồn vốn cho doanh nghiệp.
Thông qua các số liệu về số lượng các doanh nghiệp bán lẻ; tốc độ phát triển của các doanh nghiệp; vốn và lao động có thể thấy tốc độ tăng trưởng của hệ thống bán lẻ Việt Nam trong những năm gần đây là rất cao. Sự tăng trưởng đó mang lại những kết quả quan trọng cho nền kinh tế như giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người lao động.
Kho¸ ln tèt nghiƯp Ngun ThÞ Thóy K43G
III. GIỚI THIỆU MỘT SỐ TẬP ĐOÀN BÁN LẺ LỚN ĐANG HOẠT ĐỘNG TẠI VIỆT NAM ĐỘNG TẠI VIỆT NAM
1. Các tập đồn bán lẻ nƣớc ngồi
Có khá nhiều các tập đồn bán lẻ lớn nước ngoài đang hoạt động trên thị trường Việt Nam. Một số tên quen thuộc như tập đoàn Metro Cash & Carry của Đức, Big C của Pháp, tập đoàn Parkson của Malaisia, tập đoàn Diamond Plaza của Hàn Quốc với 01 trung tâm mua sắm qui mô lớn đang hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đây người viết xin giới thiệu cụ thể 3 tập đoàn lớn là Metro, Big C và Parkson.
1.1. Tập đoàn bán lẻ Metro Cash&Carry
1.1.1. Một số nét khái quát về tập đoàn bán lẻ Metro
Metro là tập đồn bán bn, bán lẻ quốc tế có trụ sở tại Đức do tỉ phú Otto Beisheim sáng lập năm 1964. Tập đoàn giữ thị phần lớn nhất ở Đức và là một trong những hãng bán lẻ hoạt động tồn cầu. Theo thơng tin trên trang Metro Việt Nam, Metro là tập đoàn bán lẻ lớn thứ ba ở Châu và thứ tư trên thế giới.
Tính đến đầu năm 2007 Metro đã có cửa hàng ở 25 nước châu Âu (Phần lớn ở các nước Tây Âu và Bắc Âu); nhiều nước ở Châu Á như Trung Quốc, Pakistan, Ấn Độ, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kì và Việt Nam; ở châu Phi như Maroc.
Metro gia nhập thị trường Việt Nam vào năm 2002. Tính đến nay Metro đã có 8 trung tâm mua sắm tại Việt Nam trong đó có 2 trung tâm ở Hà Nội, 1 trung tâm ở Hải Phòng, 1 trung tâm ở Đà Nẵng, 1 trung tâm ở Cần Thơ và 3 trung tâm ở TP Hồ Chí Minh.
Trung tâm thứ 8 của Metro được mở gần đây nhất vào tháng 9 năm 2007 tại Hoàng Mai với vốn đầu tư 15 triệu USD. Đây là trung tâm bán sỉ
Kho¸ ln tèt nghiƯp Ngun ThÞ Thóy K43G
Cash & Carry thứ hai tại Hà Nội, đáp ứng nhu cầu mua sắm cho người dân phía nam thành phố và các tỉnh lân cận.
1.1.2. Phương thức hoạt động của Metro tại thị trường Việt Nam
Metro có các phương thức riêng trong việc tìm kiếm các nguồn hàng, tuyển dụng lao động, các chính sách giá và hình thức khuyến mại. Những phương thức này đã giúp Metro khá thành công ngay sau khi gia nhập thị trường bán lẻ Việt Nam.
Nguồn hàng
Các mặt hàng tại Metro rất đa dạng và phong phú. Người viết phân tích nguồn hàng tại Metro dựa vào 4 nhóm mặt hàng chính đó là các mặt hàng rau, củ, quả; các sản phẩm thịt, gia cầm; Các sản phẩm quần áo và các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày.
Các mặt hàng rau, củ, quả
Metro Cash & Carry Việt Nam kinh doanh theo dây chuyền khép kín. Mỗi trung tâm Metro đều được chọn địa điểm và xây dựng trên cơ sở gắn kết với các hoạt động nông nghiệp trong vùng. Metro đã tiến hành hàng chục dự án để huấn luyện các nhà cung cấp. Tính từ năm 2002 đến nay, Metro đã tập huấn và hỗ trợ cho 18.000 hộ nông dân, nhà bán lẻ các công nghệ, kỹ thuật và các phương thức quản lý chất lượng, ký hợp đồng thu mua với giá ổn định. Với cách làm này, Metro phần nào ổn định được nguồn hàng bất kể giá cả thị trường lên xuống, và định được một mức giá bán ra khá ổn định.
Hiện tại, Metro Việt Nam cũng chuyển giao kỹ thuật cho nông dân trồng rau Lâm Đồng từ hơn năm nay. Theo kế hoạch, trong năm 2008 này sẽ chuyển giao cho khoảng 500 nông dân trồng và chăm sóc rau theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Metro. Qua đó người dân tham gia dự án phải ghi chép đầy đủ q trình trồng, chăm bón, xịt thuốc… Từ q trình ghi chép này có khả năng
Kho¸ ln tèt nghiƯp Ngun ThÞ Thóy K43G
truy ngược được nguồn gốc của sản phẩm. Đồng thời phân tích mức đầu tư chi phí cho sản xuất giữa các hộ bao nhiêu để tổng hợp đưa ra mơ hình sản xuất hiệu quả. Đặc biệt, các hộ nông dân sẽ biết được các loại nông dược nào được sử dụng, loại nào bị cấm; cách thức sử dụng phân bón ra sao nhằm góp phần làm ra sản phẩm nơng sản chất lượng tiêu thụ ở các thị trường hiện đại.
Metro Cash&Carry đã mở Văn phịng thu mua tại Thành phố Hồ Chí Minh với nhiệm vụ tập trung nguồn hàng để xuất khẩu sang các thị trường của Metro tại khu vực châu Á.
Các sản phẩm thịt, gia cầm
Với các sản phẩm như thịt gà, thịt lợn, chim, Metro Hà Nội nhập khẩu chủ yếu ở các vùng lân cận như Đông Anh, Từ Liêm. Khối lượng tiêu thụ một ngày tại Metro rất lớn có thể lên tới hàng tấn.
Trong nỗ lực tạo nguồn hàng, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá, Metro đã tiến hành một hội nghị với hơn 500 nhà cung cấp lớn ở miền Bắc để giúp cho các chủ trang trại, các hộ nông dân biết rõ hơn về đối tượng khách hàng, các phương thức kinh doanh với khách hàng cũng như các tiêu chí chất lượng cần đạt được để tận dụng các cơ hội xuất khẩu thông qua hệ thống phân phối của Metro.
Các sản phẩm quần áo
Tại Metro không thấy xuất hiện các sản phẩm quần áo có thương hiệu như May 10 hay Việt Tiến. Các sản phẩm quần áo tại Metro chủ yếu của các nhà sản xuất không tên tuổi. Giá các sản phẩm quần áo tại Metro cũng khá rẻ. Có những chiếc áo sơ mi nam giá chỉ khoảng từ 40000-50000/ sản phẩm. Một số áo phông nữ khoảng từ 40000-60000. Tuy nhiên chất lượng và kiểu dáng các sản phẩm may mặc tại Metro không phong phú, chưa đáp ứng nhu cầu mong đợi của người tiêu dùng. Có 2 nguyên nhân lí giải cho việc tại sao
Kho¸ ln tèt nghiƯp Ngun ThÞ Thóy K43G
trong Metro khơng có các sản phẩm may mặc có thương hiệu như May 10 và Việt Tiến:
- Nguyên nhân thứ nhất: Metro yêu cầu quá cao đối với các nhà sản
xuất. Họ yêu cầu nhà sản xuất bán hàng với giá rẻ, đồng thời đối với các sản phẩm may mặc họ yêu cầu nhà sản xuất cho chịu trong vòng 3 tháng, nghĩa là sau 90 ngày các nhà sản xuất mới có thể hồn lại vốn. So với mức lãi suất ngân hàng thì nhiều nhà sản xuất lớn đã khơng chấp nhận yêu cầu này.
- Nguyên nhân thứ hai: Các cơng ty lớn có tên tuổi như May 10, Việt
Tiến thường có các hàng riêng biệt. Họ muốn khẳng định đẳng cấp và thương hiệu bằng chính những cửa hàng riêng biệt của mình.
Các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày
Các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày như dầu gội đầu, sữa tắm, dầu ăn,… Metro nhập trực tiếp từ nhà sản xuất. Các sản phẩm này được theo nhập tháng hoặc theo tuần tuỳ theo từng loại hàng hoá.
Nguồn nhân lực
Hầu hết các nhân viên tại Metro là người Việt Nam. Ở các vị trí cao cấp như quản lí thị trường, điều hành phân phối, nhân viên thu mua, các chính sách lựa chọn nhân sự của Metro khá chặt chẽ. Tuy nhiên cuộc khảo sát của tác giả vào ngày 20-4-2008 tại siêu thị Metro cho thấy nhân viên phục vụ tại tại các quầy hàng ở Metro hầu hết không phải nhân viên của Metro mà là nhân viên của các nhà sản xuất. Ví dụ tại gian hàng sữa Abbot của Hoa Kì có 4 nhân viên. Tại gian hàng của hãng mì chính Miwon có 6 nhân viên. Những nhân viên này làm chức năng kiểm kê hàng hoá và giải đáp những thắc mắc của khách hàng. Nguyên nhân là do lượng khách hàng đến với Metro quá đông, các nhà sản xuất muốn xúc tiến việc bán hàng mình bằng cách cử nhân viên bán hàng trực tiếp tại các gian hàng của Metro.
Kho¸ ln tèt nghiƯp Ngun ThÞ Thóy K43G
Chính sách giá
Metro thực hiện chính sách giá bán bn. Thơng thường giá trong siêu thị Metro thường rẻ hơn giá ở các siêu thị khác từ 10-15%, một số sản phẩm thậm chí cịn rẻ hơn tới 20-25%. Vậy tại sao Metro lại bán với mức giá rẻ như vậy?
- Nguyên nhân thứ nhất: Khi mua hàng tại Metro khách hàng thường
phải mua với một số lượng lớn. Ví dụ khi mua các sản phẩm sữa khách hàng thường phải mua tối thiểu là 10 bịch, xà bông là 5 bịch và kem đánh răng là 5 hộp. Số lượng các mặt hàng Metro bán ra được nhiều hơn. Điều này đồng nghĩa với việc giá sẽ giảm đi.
- Nguyên nhân thứ hai: Giá các nhà sản xuất cung cấp cho Metro rẻ
hơn khi cung cấp cho các siêu thị khác. Điều này được lí giải bằng doanh số bán ra một ngày tại Metro có thể lớn hơn hàng chục thậm chí hàng trăm lần các đại lí và siêu thị khác. Ví dụ như hãng mì chính Miwon trong vịng 1 tháng bán được từ 1 đến 2 tỉ tiền hàng tại siêu thị Metro (Theo nhân viên quản lí hãng mì chính Miwon tại Metro).
Do đã tạo được thương hiệu của mình trên thị trường Việt Nam, Metro thường ép các nhà sản xuất trong việc cung ứng hàng hố. Ví dụ Metro u cầu cơng ty TNHH dệt may CMC nếu muốn cung cấp áo may ô nam vào siêu thị thì phải bán với mức giá rẻ hơn ngoài thị trường đồng thời phải cho Metro nợ trong vòng 90 ngày.
- Nguyên nhân thứ ba: Metro chính là nơi tiêu thụ hàng tồn kho cuả một số nhà sản xuất. Các mặt hàng quần áo tại Metro là minh chứng cho điều này. Nhiều mẫu mã bán tại Metro khơng cịn phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong thời điểm hiện tại. Nhiều sản phẩm đã cũ và lạc hậu. Giá các sản phẩm này thường rất rẻ, chỉ bằng 1/2 hoặc 1/3 so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Kho¸ ln tèt nghiƯp Ngun ThÞ Thóy K43G
- Nguyên nhân thứ tƣ: Giá một số mặt hàng rau, quả tại Metro rẻ là do
Metro có những nhà cung cấp rau cho riêng mình với các tiêu chuẩn về kĩ thuật, chất lượng, cách chăm bón mà Metro đã đặt ra ngay từ đầu.
Tuy nhiên không phải tất cả giá các sản phẩm bán tại Metro đều thấp hơn ở ngồi thị trường. Ví dụ giá một số sản phẩm như siêu điện, tai nghe tại Metro cao hơn hẳn so với các sản phẩm cùng loại tại các cửa hàng bán lẻ bên ngoài (siêu điện bán tại Metro là 105000đ, giá ngoài thị trường là 90000đ). Metro được biết đến với các sản phẩm giá rẻ nên nhiều khách hàng nhầm lẫn rằng tất cả các sản phẩm tại Metro đều rẻ hơn ngoài thị trường. Khách hàng mua các sản phẩm ở đây mà không đắn đo suy nghĩ về giá cả.
Các chính sách khuyến mại
Metro thực hiện liên tục các chương trình giảm giá và khuyến mại. Hàng ngày tại Metro đều có các đợt khuyến mại giảm giá đối với một số mặt hàng nhất định. Các chương trình giảm giá tại Metro diễn ra rất rầm rộ. Theo các nhân viên bán hàng ở Metro thì các chương trình khuyến mại nhiều nhất là vào thứ 5 hàng tuần. Người viết có một cuộc khảo sát thực tế tại siêu thị Metro vào chiều chủ nhật ngày 20-4-2008. Riêng ngày hơm đó ở Metro có một số chương trình khuyến mại như sau:
- Giảm 50% đối với các mặt hàng đông lạnh và hoa quả
- Mua trên 500000đ tiền hàng trở lên được tặng một hộp kem dưỡng da Olay
- Mua trên 200000đ tiền hàng trở lên được tặng 1 túi sách - Mua 1 tặng 1 đối với một số áo phông nam.
Kho¸ ln tèt nghiƯp Ngun ThÞ Thóy K43G
1.2. Siêu thị Big C thuộc tập đoàn Casino (Pháp)
1.2.1. Giới thiệu về Big C
Đại siêu thị Big C Việt Nam đầu tiên được thành lập năm 1998 tại Đồng Nai bởi Tập đoàn Bourbon (Pháp) với tên gọi Cora. 2 siêu thị Cora khác lần lượt ra đời tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2001. Từ năm 2002, chuỗi các đại siêu thị Cora được chuyển nhượng cho Tập đoàn phân phối quốc tế Casino (Pháp) và đổi tên thành Big C, thương hiệu của Tập đoàn Casino tại Thái Lan. Tập đồn Casino hiện có mặt ở 5 châu lục, 16 nước với 9265 cửa hàng, sử dụng 150.000 lao động và đạt doanh số 24 tỷ EUR năm 2005.
Hiện nay Big C có 7 siêu thị tại Việt Nam trong đó có 1 siêu thị tại Hà Nội, 1 siêu thị tại Hải Phòng, 1 siêu thị tại Đà Nẵng, 1 siêu thị tại Đồng Nai và 3 siêu thị tại TP Hồ Chí Minh.
1.2.2. Đặc điểm các trung tâm thương Mại Big C
Các siêu thị Big C được thiết kế tương đối giống nhau tại các địa phương. Sau đây là đặc điểm của Big C Hà Nội nằm trên đường Trần Duy Hưng.
Big C Hà Nội có diện tích hơn 12000m2 với tổng vốn đầu tư trên 12 triệu USD gồm 2 tầng. Tầng 1 là khu vực hành lang thương mại với các cửa hàng cùng các thương hiệu nổi tiếng như Triumph, Blue exchangge, Adidas…cùng các dịch vụ giải trí, nhà hàng càfê như Highland coffee, Lotteria. Gần đây nhất một cửa hàng KFC với diện tích 550m2 mới được khai trương ngày 25- 2-2008. Tầng 2 có diện tích 6000 m2 là một trong những siêu thị lớn nhất tại Hà Nội. Tại Big C có trên 50000 sản phẩm hàng hoá tiêu dùng. Tại đây, người tiêu dùng có thể mua được mọi loại hàng hoá tiêu dùng cần thiết từ hoa quả, rau, thịt, cá, đồ tươi sống đến mỹ phẩm, quần áo, các sản phẩm điện tử như ti vi, tủ lạnh. Nguồn hàng của Big C rất phong phú bởi Casino là một tập đoàn quốc tế chuyên về phân phối. Tuy vậy, Big C không chỉ có nhiều nguồn
Kho¸ ln tèt nghiƯp Ngun ThÞ Thóy K43G