MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÍNH CẠNH

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp (Trang 78 - 82)

CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TRONG NƢỚC

1. Về phía nhà nƣớc

Bên cạnh các chính sách tuyên truyền, phổ biến và giáo dục đào tạo, nhà nước cũng cần có các chính sách về hành chính, kinh tế giúp các doanh nghiệp Việt Nam chủ động hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

1.1. Chính sách tuyên truyền, phổ biến và giáo dục đào tạo

Để tạo sự chủ động cho các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam trong việc tận dụng những cơ hội và vượt qua những thách thức trong tiến trình mở cửa thị trường theo các cam kết trong khn khổ WTO, Chính phủ Việt Nam cần có những biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp bán lẻ. Cụ thể như sau:

- Chính phủ phải có văn bản hướng dẫn, giải thích đầy đủ về các cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ cho các doanh nghiệp.

- Chính phủ cũng cần giao nhiệm vụ cho các cơ quan quản lý chuyên ngành như Bộ Thương mại, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp... thực hiện những nghiên cứu đánh giá tác động, những cơ hội, thách thức cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong quá trình hội nhập để giúp doanh nghiệp chủ động thích hợp trong tình hình

Kho¸ ln tèt nghiƯp Ngun ThÞ Thóy K43G

- Hiện nay tại các trường đại học, cao đẳng ở nước ta vẫn chưa có một chuyên ngành nào đào tạo về bán lẻ. Vì thế trong những năm tới chính phủ nên xem xét xây dựng các chương trình đào tạo về cán bộ quản lí, nhân viên có kỹ năng hiện đại cho các khâu bán hàng, thanh toán, nghiệp vụ kho hàng. Có như vậy lĩnh vực phân phối bán lẻ của nước ta mới phù hợp và theo kịp xu hướng phát triển của thế giới.

1.2. Chính sách hành chính và kinh tế

- Tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong các khâu cấp đất, giải phóng mặt bằng, cấp phép xây dựng... bảo đảm nhanh chóng và thuận tiện để các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong nước có thể chớp thời cơ và có đủ thời gian để củng cố, phát triển hệ thống của mình trước khi các nhà phân phối nước ngoài tham gia vào thị trường một cách rộng rãi.

- Có chính sách khuyến khích để các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong nước đẩy nhanh quá trình liên kết, tích tụ và tập trung nguồn lực để hình thành các tập đồn phân phối có qui mơ lớn, tiềm lực mạnh, đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn phân phối nước ngoài khi gia nhập vào thị trường Việt Nam. Xem xét việc thành lập Quĩ phát triển kết cấu hạ tầng thương mại với sự tham gia đóng góp của cả nhà nước, doanh nghiệp phân phối và nhà sản xuất hàng hoá để tạo nên mối gắn kết chặt chẽ hơn trong hệ thống phân phối trong nước. - Cần có chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh đối với các doanh nghiệp phát triển hệ thống theo chuỗi, tham gia hệ thống phân phối thông qua phương thức nhượng quyền thương mại, tham gia vào các liên doanh, liên kết để cùng phát triển hệ thống phân phối chung, kinh doanh qua mạng, cải tiến phương pháp quản trị hiện đại dựa trên ứng dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin... để hỗ trợ doanh nghiệp tích tụ vốn phục vụ cho q trình phát triển.

Kho¸ ln tèt nghiƯp Ngun ThÞ Thóy K43G

- Chính phủ Việt Nam cũng cần sớm nghiên cứu để xây dựng những qui định, nguyên tắc về đánh giá nhu cầu thực tế khi xem xét các đề nghị mở từ điểm bán lẻ thứ hai trở đi của các nhà đầu tư nước ngoài theo đúng các cam kết trong WTO để vừa bảo đảm sự công bằng giữa các nhà đầu tư tham gia thị trường vừa hạn chế được áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước trên những khu vực địa lý nhất định, đồng thời bảo đảm được lợi ích chung của xã hội.

- Nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của chính phủ các nước đã thành công trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong nước trước sự cạnh tranh của các tập đoàn phân phối nước ngoài như Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc và áp dụng một cách linh hoạt và phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

2. Về phía các doanh nghiệp Việt Nam

Bên cạnh sự hỗ trợ và giúp đỡ từ phía nhà nước các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cũng cần phải chủ động tạo ra những hướng đi riêng cho mình nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong thời kì hội nhập.

2.1. Phải có sự liên kết giữa các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam và giữa các doanh nghiệp bán lẻ với nhà sản xuất. doanh nghiệp bán lẻ với nhà sản xuất.

Sự liên kết giữa các doanh nghiệp bán lẻ với nhau

Trước thời kì hội nhập liên kết là yếu tố quan trọng nhất để các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam có thể tồn tại và cạnh tranh được với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu cả về tài chính và kinh nghiệm quản lí. Nếu khơng liên kết mà mạnh ai người đó làm thì rất khó có thể cạnh tranh được với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài hùng mạnh. Tuy nhiên bài toán được đặt ra là liên kết như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. Để tìm câu trả lời liên kết như thế nào, trước hết cần xác định

Kho¸ ln tèt nghiƯp Ngun ThÞ Thóy K43G

được điểm yếu của hệ thống bán lẻ Việt Nam. Đó là vốn, hậu cần, nhân lực và các dịch vụ hậu mãi. Vì thế các nhà bán lẻ phải liên kết hoặc sáp nhập để kết nối, mở rộng hơn mạng lưới bán lẻ trong nước, đồng thời hiện đại hóa các điểm bán lẻ này theo hướng chuyên nghiệp, phù hợp với phong cách tiêu dùng hiện đại. Lợi thế của các nhà phân phối, bán lẻ trong nước là nếu liên kết lại với nhau sẽ có mạng lưới rộng khắp với sự am hiểu về từng khu vực thị trường. Gần đây, hệ thống Phú Thái, SaiGon Corp, Satra và Hapro đã liên kết để thành lập Công ty Phát triển hệ thống kho vận Việt Nam (VDA) với số vốn đầu tư là 6000 tỉ đồng, để phát triển hệ thống kho vận của các thành viên là các nhà phân phối nhằm khắc phục điểm yếu của hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ nước ta hiện nay là thiếu kho dự trữ hàng, thiếu hệ thống bảo quản hàng hóa đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Ngoài ra việc liên kết tốt giữa các nhà bán lẻ cịn giúp các doanh nghiệp nhỏ có cơ hội học hỏi về kỹ năng phân phối, cách quản lí kinh doanh của các doanh nghiệp giàu kinh nghiệm hơn.

Liên kết giữa nhà bán lẻ và nhà sản xuất

Các nhà bán lẻ Việt Nam cần học hỏi phương thức liên kết giữa nhà sản xuất và nhà phân phối của các tập đoàn bán lẻ quốc tế như Big C, Metro. Thực tế hiện nay, BigC ngoài việc chủ động được 90% nguồn hàng từ nước ta, hàng năm còn xuất khẩu lượng lớn hàng hoá ra hệ thống của mình tại nhiều nước khác trên thế giới nhờ nguồn hàng dồi dào và bảo đảm tiêu chuẩn.

Các nhà bán lẻ Việt Nam cần có những biện pháp liên kết với nơng dân tại các tỉnh lân cận giúp họ nuôi trồng các loại rau, cách bảo quản thu hoạch, đảm bảo nguồn hàng cho siêu thị.

Về các mặt hàng khác như may mặc, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam phải chủ động tìm các doanh nghiệp sản xuất có uy tín trên thị trường,

Kho¸ ln tèt nghiÖp Ngun ThÞ Thóy K43G

sau đó thực hiện các cam kết về giá, kiểu dáng và mẫu mã đảm bảo có đựơc nguồn hàng chất lượng và giá cả hợp lí cho siêu thị.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp (Trang 78 - 82)