Những vấn đề còn tồn tại trong quá trình thực hiện xử lý vi phạm hành chính về Hải quan tại Chi cục

Một phần của tài liệu thực trạng công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan tại chi cục hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế nội bài (Trang 47 - 49)

- Thực hiện việc lập biên bản, ra quyết định tạm giữ hàng hoá, tang

2.2.3. Những vấn đề còn tồn tại trong quá trình thực hiện xử lý vi phạm hành chính về Hải quan tại Chi cục

phạm hành chính về Hải quan tại Chi cục

Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng để thực hiện tốt nhiệm vụ dược giao nhưng do một số nguyên nhân cả về mặt khách quan và chủ quan mà trong công tác xử lý tại Chi cục vẫn còn một số tồn tại như:

2.2.3.1. Thiết lập bộ hồ sơ xử lý vi phạm: a. Lập biên bản vi phạm hành chính.

Đây là khâu yếu nhất hiện nay của cán bộ công chức khi thực hiện nhiệm vụ, phát hiện hành vi vi phạm pháp luật Hải quan:

- Việc lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan còn sơ sài, chung chung, chưa miêu tả được đầy đủ các hành vi vi phạm một số biên bản còn có sai sót (ví dụ như hành vi vi phạm về chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu lại xác lập vi phạm về kiểm tra Hải quan) dẫn đến việc áp chế tài ra quyết định xử phạt chưa đúng với hành vi vi phạm; việc xác định hành vi có liên quan không căn cứ vào các quy định của văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực đó mà lại căn cứ vào quy định của pháp luật về chế tài xử phạt.

- Biên bản do cấp phó của người có thẩm quyền xử phạt ký nhưng không có ủy quyền của cấp trưởng.

b. Đề xuất xử lý.

Về cơ bản việc đề xuất xử lý dược thưc hiện đúng quy trình, trình tự về xử phạt (lấy lời khai, xác minh làm rõ hành vi vi phạm). Tuy nhiên vẫn còn hạn chế như:

- Một số hồ sơ vụ việc vi phạm không có báo cáo đề xuất nên trong hồ sơ không nêu rõ được tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để làm căn cứ xác định mức phạt.

- Đề xuất xử lý của cán bộ thụ lý còn sơ sài, chưa phân tích đầy đủ các nội dung như lỗi vi phạm, căn cứ pháp lý để xử phạt, thẩm quyền xử phạt.

- Một số sự việc đề xuất xử lý chậm so với thời gian quy định. c. Xác định hành vi và áp dụng mức phạt.

Việc áp dụng mức phạt ở một số vụ việc chưa phù hợp, chưa xem xét đến các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để ra quyết định xử phạt.Còn tình trạng xác định hành vi vi phạm và căn cứ pháp lý để ra quyết định xử phạt chưa đúng với hành vi vi phạm. Việc trích dẫn điều, khoản không thống nhất giữa nội dung biên bản vi phạm, báo cáo tổng hợp và quyết định xử phạt.

d. Ra quyết định xử phạt:

- Công tác luân chuyển, bàn giao hồ sơ vi phạm còn chưa kịp thời dẫn đến việc chậm trễ trong việc ra quyết định xử phạt

- Có quyết định xử phạt thuộc thẩm quyền xử phạt do cấp phó ký nhưng không có hoặc không lưu văn bản ủy quyền ra quyết định xử phạt của cấp trưởng

- Một số vụ việc đã được phát hiện nhưng không được xử lý

e. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm và giải quyết tang vật, phương tiện tạm giữ:

Một số hồ sơ vi phạm thể hiện đã tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm nhưng với những phương tiện không bị tịch thu mà trả lại cho đương sự thì không thể hiện việc đương sự đã nhận lại phương tiện tạm giữ đó. Còn có hồ sơ chưa thể hiện đầy đủ việc quản lý tang vật, phương tiện tạm giữ (chứng từ nhập, xuất kho).

2.2.3.2. Công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ:

- Hồ sơ vi phạm còn có trường hợp chưa lưu phiếu thông tin về tổ chức, cá nhân vi phạm, không lưu bản chính biên bản vi phạm trong hồ sơ. Có hồ sơ lưu chứng từ, tài liệu không đầy đủ để làm cơ sở cho việc đề xuất xử lý vụ vệc.

Một phần của tài liệu thực trạng công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan tại chi cục hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế nội bài (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w