1.4.1.Xem xét các yếu tố để phán đoán đưa ra nhiều phương án giải quyết vấn đề
Để đƣa ra đƣợc các phán đốn thì năng lực quan sát, tri giác, khả năng thu thập và xử lý thơng tin đóng vai trị quan trọng. Đơi khi sự bế tắc đƣợc giải quyết bằng cách xem xét lại các yếu tố đã bị bỏ qua (Sử dụng công cụ CAF,..)
Khả năng nhìn lại vấn đề, khai thác hết những tài ngun mà mình có. Khai thác những gì tƣởng nhƣ sai lầm một cách khéo léo là một trong những kỹ năng tƣ duy cần thiết để có năng lực phán đốn tốt. Việc tận dụng các ý tƣởng, xem xét lại các giải pháp mà ta đã bỏ đi nhiều khi lại mang lại các lợi ích to lớn mà các con đƣờng tƣởng nhƣ đúng đắn ban đầu khơng mang lại đƣợc.
1.4.2.Đặc biệt hóa để phán đốn đưa ra vấn đề mới
Kỹ thuật đặc biệt hóa là một trong các kỹ thuật cơ bản của tƣ duy để giải quyết vấn đề. Kỹ thuật tƣ duy này là một trong các cách hiệu quả nhất để đƣa ra giải pháp ở bƣớc "Đề xuất" và "Khai thác" trong 5 bƣớc tƣ duy .
Đƣa ra vấn đề khi sử dụng kỹ thuật đặc biệt hóa trong phán đốn thuộc năng lực phán đoán xác định.Kỹ thuật này giúp ta đƣa ra các giải pháp dựa theo quy luật nhân quả, quy luật logic. Là một trong các kỹ thuật đƣợc sử dụng nhiều và ứng dụng rộng rãi.
1.4.3.Khái qt hóa để phán đốn đưa ra vấn đề mới
"Những ngƣời có tƣ duy tốt có khả năng chuyển từ cái khái quát thành cái chi tiết, từ cái chung thành cái cụ thể và cả điều ngƣợc lại bất cứ lúc nào. Khả năng chuyển từ cái chi tiết sang cái khái quátlà một trong những năng lực quan trọng của tƣ duy" [7].
Kỹ thuật phân tích ngƣợclà một trong các kỹ thuật đầu tiên và cơ bản nhất mà của tƣ duy để giải quyết vấn đề.
Các kỹ thuật tƣ duy này là một trong các cách hiệu quả nhất để đƣa ra giải pháp ở bƣớc "Đề xuất" và "Lựa chọn", "Thực hiện" trong năm bƣớc tƣ duy mà chúng tơi sẽ nói đến ở phần sau. Đặc biệt hữu ích trong việc "Đề xuất" và "Lựa chọn" các phƣơng án giải quyết vấn đề.
Kỹ thuật này là một trong những kỹ thuật thuộc nhóm năng lực phán đốn xác định.Việc sử dụng tốt kỹ thuật này giúp ngƣời học hình thành và củng cố tƣ duy logic. Giúp ngƣời học nhìn vấn đề một cách sáng tỏ và có tính hệ thống cao.
Mọi quá trình tƣ duy, dù chƣa giải quyết đƣợc vấn đề, ngƣời dạy cần hƣớng dẫn ngƣời học khai thác, thu nhặt hết những gì có thể trong q trình tƣ duy phân tích ngƣợc giải quyết vấn đề của mình. Đơi khi những con đƣờng khơng đi đến đích, các con đƣờng vịng lại thu nhặt đƣợc nhiều điều bổ ích hơn các con đƣờng ngắn nhất để đi đến đích [7].
1.4.5.Phán đốn thơng qua bước nhảy của tư duy
Theo Edward de Bono:
Giả thuyết, tiên đoán và khiêu khích là những kỹ năng tƣ duy quan trọng với bất kỳ sự tiến bộ, thay đổi, sáng tạo nào. Cho phép tạo ra các giả thuyết, tiên đốn và khiêu khích giúp học sinh đƣợc "chơi" trong tâm trí của chúng. Chúng ta thực hiện những suy nghĩ thí nghiệm trong tâm trí.
Theo kiểu tƣ duy logic thơng thƣờng, chúng ta tiến lên từ vị trí hiện tại đến vị trí tiếp theo với đầy đủ lý do hợp logic. Chúng ta cứ tiến dần từ A đến B sau đó từ B đến C...Với kiểu tƣ duy logic thơng thƣờng thì vị trí của ta tại bất kỳ một thời điểm nào đều đƣợc xác định bởi vị trí trƣớc đó theo quy luật nhân quả. Mỗi vị trí đƣợc xác định một cách rõ ràng bởi vị trí trƣớc đó và sự trợ giúp logic rõ ràng.
Tƣ duy là một hệ thống tự tổ chức, trong hệ thống đóng của tƣ duy logic đơn thuần thì chúng chỉ nhìn thấy những gì đƣợc chuẩn bị để nhìn.
Chúng ta có thể đề ra một kho những giả thuyết và các dữ liệu để kiểm tra các giải thuyết ấy, thế nhƣng tất cả những điều ấy khơng tạo ra điều gì mới mẻ.
Chúng ta cần những cú nhảy của tƣ duy và các mẫu cho phép các cú nhảy đó xảy ra, đó chính là sự phán đốn sáng tạo.
Khi tiến lên phía trƣớc theo những bƣớc nhảy, ta có thể nhảy từ A đến D sau đó kéo theo B và C. Ở đây chúng ta có thể nhảy đến bất kỳ bƣớc nào, nhiều khi chúng ta có mặt tại một vị trí A mà nó hồn tồn khơng thể xác định đƣợc bởi các vị trí trƣớc đó theo luật nhân quả, theo các quy tắc logic thông thƣờng. Mọi sự lý giải cho hợp lý sau này chỉ là một cách hợp thức hóa cho phù hợp với tƣ duy logic thông thƣờng của chúng ta. Bƣớc nhảy này đƣợc thực hiện bởi sự liên tƣởng, tiên đốn, khiêu khích, suy đốn và quan trọng hơn nữa bởi các "mẫu" đƣợc hình thành cho kiểu tƣ duy này [7].
Do vậy trong kiểu tƣ duy này, ta "mơ phỏng lại"q trình sáng tạo, tạo nên các bƣớc nhảy lƣợng tử của của sự sáng tạo. Trong thực tế, rất nhiều khi công việc cần ta đƣa ra những hành động không dựa trên sự chắc chắn logic mà dựa trên sự suy đoán hợp lý.
Bƣớc nhảy tƣ duy cho phép ta mở ra các khả năng mới. Cho phép ta tiến lên phiá trƣớc với những điều mới mẻ. Bƣớc nhảy này cho phép ta thoát ra khỏi hệ thống những gì đang có, từ đó có thể quay lại khắc phục chính những lỗi hệ thống của hệ thống tƣ duy mà chúng ta đã sử dụng. Nếu khơng có bƣớc nhảy này, một vấn đề vẫn có thể đƣợc cải tiến. Nhƣng thực chất sự cải tiến vẫn là trong hệ thống cũ, chúng ta không thể tạo ra đƣợc một điều gì đó thực sự mới mẻ.
Khi chúng ta thực hiện bƣớc nhảy với sự suy đoán, chúng ta khơng có đƣợc sự chứng minh cho cú nhảy đó. Với sự khiêu khích, chúng ta cũng khơng cần phải có lý do. Khơng có một mối liên hệ nhân quả nào thực sự rõ ràng để làmlý do hợp logic cho cú nhảy, cho sự suy đoán của chúng ta.
1.4.6.Phán đoán trong học tập hợp tác
Quá trình dạy học hợp tác sử dụng các kỹ thuật tƣ duy của De Bono giúp ta hình thành cơ chế ngăn ngừa những phản xạ tự vệ tiêu cực, cho phép
quan sát những mâu thuẫn, sự không mạch lạc của tƣ duy. Cho phép những phán đốn vƣợt ra bên ngồi hệ thống xảy ra. Bằng cách tác đ ộng vào các phản xạ để làm thay đổi quá trình tƣ duy .Việc chấp nhận và thƣ̣c hiê ̣n nh ững lựa chọn có thể loại trừ lẫn nhau của tƣ duy là một sự biểu hiện đúng đắn của tƣ duy hiệu quả.
Tơn trọng tính tất yếu của tƣ duy là cần thiết, nhƣng khơng có nghĩa là loại trừ tính ngẫu nhiên của nó. Cần phải có sự tự do vừa mang tính tập thể vừa mang tính cá nhân của tƣ duy. Khi đối thoại nhóm, các cá nhân cần phải đối thoại hợp tác, gạt bỏ việc quá đề cao cái tôi của mỗi cá nhân, loại bỏ cảm giác cái tôi của mỗi cá nhân bị tổn thƣơng khi tranh luận [6].