Số liệu ảnh lượng phân bón đến sinh trưởng, chất lượng giống lúa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh trung học phổ thông thông qua bài tập thực nghiệm hóa học phần nguyên tổ nitrogen và các hợp chất của nguyên tố nitrogen (Trang 58)

STT Liều lượng bón (Kg N/ha) Năng suất lúa (tạ/ha)

1 0 41,4

2 80 51,2

3 100 56,3

4 120 5,4

(Số liệu thực nghiệm trích từ Đề tài nghiên cứu: Ảnh hưởng của lượng phân bón N, P, K khác nhau đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng giống lúa N46

vụ Xuân 2008 tại Gia Lâm – Hà Nội)

a) Hãy vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa 2 đại lượng trong TN trên? b) Hãy đưa ra kết luận có giá trị khoa học thu được từ TN trên?

2.3.3. Hệ thống bài tập thực nghiệm hoá học cho bài học: Một số hợp chất với oxygen của nitrogen oxygen của nitrogen

Nội dung 1: HS phân tích được nguồn gốc của các oxide của nitrogen trong khơng khí và nguyên nhân gây hiện tượng mưa acid [5].

BTTN 3.1.

a) Đề xuất giả thuyết về nguồn gốc của các oxide của nitrogen trong khơng khí. b) Tìm hiểu các ảnh hưởng và tác hại của các oxide của nitrogen đối với sức khoẻ con người và môi trường.

BTTN 3.2.

Cho đoạn video về hiện tượng mưa acid sau:

Xem video tại website: https://www.youtube.com/watch?v=UrHHwaqcunA a) Đề xuất giả thuyết nguyên nhân gây hiện tượng mưa acid?

b) Tác động của hiện tượng mưa acid đến đời sống, sản xuất. c) Đề xuất các biện pháp để hạn chế hiện tượng mưa acid.

BTTN 3.3.

Điều chế khí cười dễ dàng bằng phương pháp Humphry Davy (nhiệt phân nhẹ ammonium nitrate) và được mơ tả như Hình 2.8.

a) Tại sao khi sử dụng phương pháp này thì nhiệt độ quá trình nhiệt phân chỉ được nằm trong khoảng 170°C tới 240°C? b) Khí N2O thu được có tinh khiết khơng?

BTTN 3.4.

Có một loại khí thường được sử dụng trong y học, khi kết hợp với oxygen sẽ có tác dụng giảm đau và vơ cảm nhẹ tại vị trí bị chấn thương hay trong các thủ thuật răng, sinh nở và tiểu phẫu. Giới trẻ hiện nay có thú vui rất nguy hiểm là hít loại khí này để có cảm giác hưng phấn, gây các ảo giác… mà không lường được các hậu quả nguy hiểm lâu dài như ảnh hưởng đến thần kinh, sức khoẻ do thú vui này gây ra. CTPT của khí đó là

A. CO2. B. N2O. C. NO D. NO2

Nội dung 2: HS nêu được cấu tạo của HNO3, tính acid, tính oxi hố mạnh trong một số ứng dụng thực tiễn quan trọng của nitric acid [5].

BTTN 3.5.

a) Đề xuất các thí nghiệm nhằm kiểm chứng tính acid mạnh của HNO3. b) Lập kế hoạch và tiến hành thí nghiệm theo các phương án đã đề xuất.

(Nguồn: Internet)

Hình 2.8. Thí nghiệm điều chế khí

BTTN 3.6.

Ở các thành phố lớn với nhiều nhà máy và lượng phương tiện giao thơng khổng lồ thì nước mưa tại đây thường có lẫn sulphuric acid và nitric acid, nhưng tại sao ở những vùng nơng thơn, thảo ngun hầu như khơng có hoặc có rất ít nhà máy sản xuất và lượng xe cộ khơng nhiều thì trong nước mưa vẫn có lẫn một ít nitric acid?

BTTN 3.7.

Nước uống cho phép nồng độ tối đa là 9 mg/l NO3–. Bạn sẽ mắc bệnh thiếu máu hoặc cơ thể sẽ tạo thành một hợp chất gây ung thư trong đường tiêu hóa có tên là nitrosamine nếu dư thừa ion NO3– so với mức cho phép. Sử dụng các chất nào trong số các dãy chất sau để nhận biết ion NO3– ?

A. CuSO4 và NaOH. C. Cu và H2SO4. B. Cu và NaOH. D. CuSO4 và H2SO4.

Nội dung 3: HS gải thích được nguyên nhân, hệ quả của hiện tượng phú dưỡng hoá (eutrophication) [5].

BTTN 3.8. Một số hình ảnh về hiện tượng phú dưỡng hố như trong hình 2.9.

Hiện tượng phú dưỡng và nước nở hoa Hiện tượng thuỷ triều đỏ (Nguồn: Internet)

a) Đề xuất các giả thuyết về hiện tượng phú dưỡng hoá.

b) Hiện tượng phú dưỡng hoá gây ảnh hưởng như thế nào đối với hệ sinh thái và con người.

c) Đề xuất phương án nhằm giảm thiểu hiện tượng này?

d) Thực hiện khảo sát các ao hồ sông ngịi xung quanh khu vực em sống xem có xẩy ra hiện tượng phú dưỡng hố khơng?

2.3.4. Hệ thống bài tập thực nghiệm hoá học cho bài học: Amine Nội dung 1: Nội dung 1:

- HS trình bày được tính chất hố học đặc trưng của amine: tính chất của nhóm – NH2 (tính base: với quỳ tím, với HCl, với FeCl3), phản ứng với nitrous acid (axit nitrơ), phản ứng thế ở nhân thơm (với nước bromine) của aniline (anilin), phản ứng tạo phức của methylamine (hoặc ethylamine) với Cu(OH)2.

- HS thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm về phản ứng của dd methylamine (hoặc ethylamine) với quỳ tím (chất chỉ thị), với HCl, với iron(III) chloride (FeCl3), với copper(II) hydroxide (Cu(OH)2; phản ứng của aniline với nước bromine; mơ tả được các hiện tượng thí nghiệm và giải thích được tính chất hố học của amine [5].

BTTN 4.1.

Hình 2.10 ghi lại kết quả của một q trình thí nghiệm. Hãy giải thích kết quả của thí nghiệm này.

BTTN 4.2.

Dùng cách nào trong số các cách sau để rửa sạch chai lọ đựng aniline? A. Dùng xà phòng. C. Dùng NaOH lỗng, sau đó rửa lại bằng nước. B. Rửa bằng nước. D. Dùng HCl lỗng, sau đó rửa lại bằng nước.

BTTN 4.3.

Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

B1: Lấy khoảng 2 ml mỗi dd CuSO4 5% và dd FeCl3 5% vào ống nghiệm (H1). B2: Nhỏ từ từ dd methyl amine vào ống nghiệm có chứa dddd CuSO4 5% và dd FeCl3 5% (H2). Kết quả thu được như hình H3, H4. Giải thích kết quả thí nghiệm

Hình 2.11. Thí nghiệm methyl amine tác dụng với các dung dịch muối

H1 H2 H3 H4

(CH3NH2 không dư) (CH3NH2 dư)

HCl CH3NH2

Hình 2.10. Kết quả thí nghiệm giữa HCl đặc và CH3NH2 đặc

BTTN 4.4.

Lập kế hoạch và tiến hành thí nghiệm để nghiên cứu phản ứng của dd aniline với nước bromine.

BTTN 4.5.

Dân gian ta có đúc rút 1 số kinh nghiệm sau:

- Để khử mùi tanh của cá, sau khi rửa sạch bằng nước thường rửa lại bằng chanh, giấm hoặc một ít rượu.

- Cho thêm các quả có vị chua như khế chua, dọc, sấu, me … vào nấu cùng với cá cho đỡ tanh.

Hãy cho biết ý nghĩa của các kinh nghiệm trên?

BTTN 4.6.

Một thí nghiệm được thực hiện như sau: - Lấy 2 ml dd CH3NH2 10% vào ống nghiệm.

- Thêm tiếp 2 ml dd NaNO2 vào. Lắc đều ống nghiệm.

- Thêm từ từ khoảng 1 ml dd CH3COOH đặc vào ống nghiệm.

a) Dự đoán hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm ở thí nghiệm trên và giải thích? b) Lập kế hoạch và tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng dự đoán.

BTTN 4.7.

Cho 4 lọ hoá chất mất nhãn đựng các dd riêng biết sau: CH3NH2, C6H5NH2, C6H5OH, CH3COOH. Lập kế hoạch và tiến hành TN để nhận biết các dd đã cho.

BTTN 4.8.

a) Có hỗn hợp khí gồm CH4 và CH3NH2. Dãy hoá chất nào sau đây được sử dụng để tách riêng mỗi khí (coi dụng cụ, điều kiện có đủ)?

A. HCl. B. HCl, NaOH. C. NaOH, HCl. D. HNO2. b) Tiến hành thí nghiệm để tách riêng từng chất trong hỗn hợp trên.

BTTN 4.9.

a) Có thể tách aniline ra khỏi hỗn hợp của nó với phenol bằng hóa chất và phương pháp nào sau đây:

A. Dùng dd brom, sau đó lọc. B. Dùng dd NaOH, sau đó chiết. C. Dùng dd HCl, sau đó chiết. D. Dùng dd HNO2, sau đó chiết. b) Lập kế hoạch và tiến hành TN để tách riêng từng chất trong hỗn hợp trên.

BTTN 4.10.

a) Có 1 hỗn hợp dd các chất gồm aniline, phenol, benzene. Để tách từng chất ra khỏi hỗn hợp, cần dùng các hóa chất nào trong các dãy sau (coi dụng cụ, điều kiện có đủ)?

A. Dd NaOH, khí CO2. B. Các dd NaOH, NaCl, khí CO2. C.Dd NaOH và HCl. . D. Nước Br2, dd HCl, khí CO2.

b) Vẽ sơ đồphương pháp tách riêng từng chất trong hỗn hợp theo phương án đã lựa chọn.

2.3.5. Hệ thống bài tập thực nghiệm hoá học cho bài học: Amino acid

Nội dung 1: HS trình bày được tính chất hố học đặc trưng của Amino acid (tính lưỡng tính, phản ứng ester hố; phản ứng trùng ngưng của - và -amino acid) [5].

BTTN 5.1.

Lập kế hoạch và tiến hành TN nhằm xác định môi trường của các dd glyxine, glutamic acid và lysine.

Từ đó đưa ra kết luận về sự phụ thuộc giữa môi trường của các amino acid với tỉ lệ các nhóm chức trong phân tử.

BTTN 5.2.

Một thí nghiệm được tiến hành theo các bước như sau:

B1. Lấy 2 thìa thủy tinh CuO vào ống nghiệm, thêm tiếp và 5 ml glyxin 2%. Đun nóng ơng nghiệm trong vài phút rồi đặt trên giá để cho CuO dư lắng xuống.

B2. Dùng pipette hút lấy phần dd phía trên rồi chia vào 2 ống nghiệm khác.

B3. Nhỏ 0,5 ml dd NaOH 10% vào ống nghiệm thứ nhất. Ngâm ống nghiệm thứ 2 vào cốc nước đá.

a) Dự đoán hiện tượng thu được trong các ống nghiệm tại B1 và B3. b) Giải thích kết quả thí nghiệm

c) Lập kế hoạch và tiến hành TN để kiểm chứng.

BTTN 5.3.

Có 3 dd đựng trong 3 lọ mất nhãn gồm: H2NCH2COOH, CH3COOH, C2H5NH2.

a) Sử dụng thuốc thử nào sau đây để phân biệt 3 dd trên?

b) Lập kế hoạch và tiến hành thí nghiệm để nhận biết 3 dd trên theo phương án đã chọn ở câu a.

BTTN 5.4.

Lập kế hoạch và tiến hành thực nghiệm để nhận biết 4 dd gồm aniline, glycerol, aminoacetic acid, andehyde acetic đựng trong 4 lọ mất nhãn riêng biệt.

BTTN 5.5.

Bột ngọt (mì chính) là một loại gia vị thường được các bà nội trợ sử dụng để làm tăng mùi vị của thức ăn. Nó là muối mononatri của axit glutamic hay mononatri glutamat. Tại sao người ta thường khuyến cáo không nên lạm dụng gia vị này?

Nội dung 2: HS nêu được khả năng di chuyển của amino acid trong điện trường ở các giá trị pH khác nhau (tính chất điện di) [5].

BTTN 5.6.

Cho pHI(glycine) = 5,97; pHI(lysine) = 9,74; pHI(aspartic acid) = 2,98;

Có thể sử dụng phương pháp điện di để tách các chất trên ra khỏi nhau được không?

BTTN 5.7.

a) Cho hỗn hợp gồm 3 amino acid có giá trị pH tương ứng là: pHI(lysine) = 9,74; pHI(aspartic acid) = 2,77 và pHI(glycine) = 5,97 trong mơi trường đệm có pH = 7,0.

a) Tiến hành điện di hỗn hợp trên thì amino acid nào di chuyển về phía catot, amino acid nào di chuyển về phía anot? Giải thích kết quả thu được.

b) Để tách riêng từng amino acid từ hỗn hợp 3 amino acid trên thì cần tiến hành điện di ở pH bao nhiêu? Giải thích vì sao?

2.3.6. Hệ thống bài tập thực nghiệm hố học cho bài học: Peptide

Nội dung 1: Trình bày được tính chất HH đặc trưng của peptide (phản ứng thuỷ phân, phản ứng màu biuret). Thực hiện được thí nghiệm phản ứng màu biuret của peptide [5].

BTTN 6.1.

Giả sử trong PTN có 2 lọ riêng biệt đựng Gly-Ala-Gly và Gly-Ala. a) Đề xuất phương án chọn thuốc thử tích hợp để nhận biết 2 chất trên. b) Lập kế hoạch và vẽ sơ đồ nhận biết để phân biệt 2 chất trên.

BTTN 6.2.

Có các lọ riêng biệt mất nhãn đựng các chất gồm glucose, glixerol, andehyde acetic, và một peptide (chứa số liên kết peptide >2).

a) Nếu chỉ được sử dụng 1 thuốc thử duy nhất để nhận biết các dd trên, đề xuất phương án lựa chọn khả thi nhất trong số các thuốc thử sau: dd HNO3, Cu(OH)2/OH–, dd AgNO3/NH3, dd bromime.

b) Lập kế hoạch và vẽ sơ đồ nhận biết theo phương án đã lựa chọn.

2.3.7. Hệ thống bài tập thực nghiệm hoá học cho bài học: Protein Nội dung 1: Nội dung 1:

- HS trình bày được tính chất hoá học đặc trưng của protein (phản ứng thuỷ phân, phản ứng màu của protein với nitric acid và copper(II) hydroxide; sự đông tụ bởi nhiệt, bởi acid, kiềm và muối kim loại nặng).

– HS thực hiện được thí nghiệm về phản ứng đơng tụ của protein: đun nóng lịng trắng trứng hoặc tác dụng của acid, kiềm với lòng trắng trứng; phản ứng của lòng trắng trứng với nitric acid; mô tả các hiện tượng thí nghiệm, giải thích được tính chất hố học của protein [5].

BTTN 7.1.

Một thí nghiệm đươc tiến hành như sau: Lấy 2 ml dd lòng trắng trứng cho vào ống nghiệm. Đốt ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn.

a) Hãy cho biết thí nghiệm trên nhằm mục đích gì?

b) Dự đoán hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm ở thí nghiệm trên và giải thích? c) Lập kế hoạch và tiến hành TN kiểm chứng.

BTTN 7.2.

Khi cho sữa tươi vào cốc chứa nước Coca Cola, kết quả thu được như hình 2.12.

a) Hãy giải thích tại sao có kết quả đó.

b) Có thể thay thế nước coca cola bằng chất nào? Nêu giả thuyết TN.

c) Tiến hành TN để kiểm chứng giả thuyết đưa ra ở câu b.

Hình 2. 12. Thí nghiệm sữa tươi với nước Coca

BTTN 7.3.

Một số hiện tượng trong thực tiễn cuộc sống:

- Khi nấu canh cua thường thấy các mảng “gạch cua” nổi lên?

- Khi nấu canh trứng tạo thành các “sợi”, “mảng” trứng. Còn khi luộc trứng, lòng đỏ và lịng trắng trứng đơng đặc lại.

- Khi vắt chanh hoặc cho giấm vào sữa tạo thành “kết tủa trắng”…

Hình 2.13. Một số hiện tượng trong thực tiễn cuộc sống

Canh cua Canh trứng Sữa + giấm

a) Giải thích tại sao có các hiện tượng trên.

b) Tiến hành TN để kiểm chứng các hiện tượng trên.

BTTN 7.4.

Khi bị nhiễm độc các kim loại nặng như Pb2+, Hg2+…, người ta khuyên nên uống sữa tươi để giải độc tố ra khỏi cơ thể. Tại sao lại có lời khuyên như vậy?

BTTN 7.5.

Sau đây là các cơng đoạn trong q trình chế biến đậu phụ:

- Đậu tương được xay cùng với nước lọc. Sau đó được lọc bỏ bã để được “nước đậu”. - Đun nước đậu “đến sôi” và chế thêm nước chua vào để thu được “óc đậu”. - Cho “óc đậu” vào khn và ép, được đậu phụ.

Hãy cho biết vì sao cho thêm nước chua mới thu được “óc đậu”?

BTTN 7.6.

Cho một thí nghiệm được tiến hành như sau:

Lấy 3 ml lòng trắng trứng vào ống nghiệm. Nhỏ tiếp 0,5 ml dd HNO3 vào. Lắc nhẹ và đun ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn từ 1-2 phút.

a) Mục đích của thí nghiệm là gì?

b) Dự đốn hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm ở thí nghiệm trên và giải thích? c) Hãy tiến hành thực nghiệm để kiểm chứng dự đốn ở câu b?

BTTN 7.7.

Một thí nghiệm được tiến hành như sau:

Lấy 1 ml lòng trắng trứng vào ống nghiệm. Thêm tiếp 0,5 ml dd NaOH đặc vào ống nghiệm. Sau đó thêm 4,5 giọt dd CuSO4 vào. Khuấy đều hỗn hợp. a) Dự đoán hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm ở thí nghiệm trên và giải thích? b) Hãy tiến hành thực nghiệm để kiểm chứng dự đoán của em?

c) Ứng dụng của phản ứng này là gì?

BTTN 7.8.

Chất có phản ứng màu biuret là

A. saccarozơ. B. Anbumin (protein). C. Tinh bột. D. Chất béo. Tiến hành TN để kiểm chứng lựa chọn trên.

BTTN 7.9.

Vì sao trứng ung có mùi khí H2S? Ăn trứng ung có ảnh hưởng đến sức khoẻ không?

BTTN 7.10.

Sữa đậu nành là thức uống rất bổ dưỡng cho sức khỏe nhưng nếu dùng không đúng cách lại gây hại cho cơ thể. Khi sử dụng sữa đậu nành cần lưu ý:

- Không nên ăn các loại quả có vị chua như cam, quýt…trước hoặc sau khi uống sữa đậu nành 1 giờ

- Lúc đói khơng nên uống sữa đậu nành, tốt nhất là sau bữa sáng 1-2 giờ. Tại sao lại có các lưu ý như vậy?

BTTN 7.11.

Có các chất gồm glucozơ, glixerol, etanol, lòng trắng trứng đựng trong các lọ mất nhãn.

a) Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt các dd: glucose, glycerol, ethanol, lòng trắng trứng (coi dụng cụ, điều kiện có đủ)?

A. Cu(OH)2. B. AgNO3/NH3. C. HNO3. D. NaOH. b) Lập kế hoạch và tiến hành TN theo phương án đã lựa chọn.

BTTN 7.12.

Có các dd gồm glucozo , glixerol . etanol, lòng trắng trứng , hồ tinh bột đựng trong các lọ mất nhãn (coi dụng cụ, điều kiện có đủ).

a) Đề xuất các phương án TN để nhận biết các dd trên.

b) Lập kế hoạch và tiến hành TN nhận biết các chất trên theo phương án khả thi nhất.

BTTN 7.13.

a) Có các chất lỏng gồm dầu lạc, dầu hỏa (dầu hơi), lịng trắng trứng và giấm ăn đựng trong các lọ mất nhãn riêng biệt. Để nhận biết các dd trên, ta có thể sử dụng thuốc thử và tiến hành theo trình tự nào sau đây?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh trung học phổ thông thông qua bài tập thực nghiệm hóa học phần nguyên tổ nitrogen và các hợp chất của nguyên tố nitrogen (Trang 58)