Thí nghiệm methylamine tác dụng với các dung dịch muối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh trung học phổ thông thông qua bài tập thực nghiệm hóa học phần nguyên tổ nitrogen và các hợp chất của nguyên tố nitrogen (Trang 61)

H1 H2 H3 H4

(CH3NH2 không dư) (CH3NH2 dư)

HCl CH3NH2

Hình 2.10. Kết quả thí nghiệm giữa HCl đặc và CH3NH2 đặc

BTTN 4.4.

Lập kế hoạch và tiến hành thí nghiệm để nghiên cứu phản ứng của dd aniline với nước bromine.

BTTN 4.5.

Dân gian ta có đúc rút 1 số kinh nghiệm sau:

- Để khử mùi tanh của cá, sau khi rửa sạch bằng nước thường rửa lại bằng chanh, giấm hoặc một ít rượu.

- Cho thêm các quả có vị chua như khế chua, dọc, sấu, me … vào nấu cùng với cá cho đỡ tanh.

Hãy cho biết ý nghĩa của các kinh nghiệm trên?

BTTN 4.6.

Một thí nghiệm được thực hiện như sau: - Lấy 2 ml dd CH3NH2 10% vào ống nghiệm.

- Thêm tiếp 2 ml dd NaNO2 vào. Lắc đều ống nghiệm.

- Thêm từ từ khoảng 1 ml dd CH3COOH đặc vào ống nghiệm.

a) Dự đoán hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm ở thí nghiệm trên và giải thích? b) Lập kế hoạch và tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng dự đốn.

BTTN 4.7.

Cho 4 lọ hoá chất mất nhãn đựng các dd riêng biết sau: CH3NH2, C6H5NH2, C6H5OH, CH3COOH. Lập kế hoạch và tiến hành TN để nhận biết các dd đã cho.

BTTN 4.8.

a) Có hỗn hợp khí gồm CH4 và CH3NH2. Dãy hoá chất nào sau đây được sử dụng để tách riêng mỗi khí (coi dụng cụ, điều kiện có đủ)?

A. HCl. B. HCl, NaOH. C. NaOH, HCl. D. HNO2. b) Tiến hành thí nghiệm để tách riêng từng chất trong hỗn hợp trên.

BTTN 4.9.

a) Có thể tách aniline ra khỏi hỗn hợp của nó với phenol bằng hóa chất và phương pháp nào sau đây:

A. Dùng dd brom, sau đó lọc. B. Dùng dd NaOH, sau đó chiết. C. Dùng dd HCl, sau đó chiết. D. Dùng dd HNO2, sau đó chiết. b) Lập kế hoạch và tiến hành TN để tách riêng từng chất trong hỗn hợp trên.

BTTN 4.10.

a) Có 1 hỗn hợp dd các chất gồm aniline, phenol, benzene. Để tách từng chất ra khỏi hỗn hợp, cần dùng các hóa chất nào trong các dãy sau (coi dụng cụ, điều kiện có đủ)?

A. Dd NaOH, khí CO2. B. Các dd NaOH, NaCl, khí CO2. C.Dd NaOH và HCl. . D. Nước Br2, dd HCl, khí CO2.

b) Vẽ sơ đồphương pháp tách riêng từng chất trong hỗn hợp theo phương án đã lựa chọn.

2.3.5. Hệ thống bài tập thực nghiệm hoá học cho bài học: Amino acid

Nội dung 1: HS trình bày được tính chất hố học đặc trưng của Amino acid (tính lưỡng tính, phản ứng ester hố; phản ứng trùng ngưng của - và -amino acid) [5].

BTTN 5.1.

Lập kế hoạch và tiến hành TN nhằm xác định môi trường của các dd glyxine, glutamic acid và lysine.

Từ đó đưa ra kết luận về sự phụ thuộc giữa môi trường của các amino acid với tỉ lệ các nhóm chức trong phân tử.

BTTN 5.2.

Một thí nghiệm được tiến hành theo các bước như sau:

B1. Lấy 2 thìa thủy tinh CuO vào ống nghiệm, thêm tiếp và 5 ml glyxin 2%. Đun nóng ơng nghiệm trong vài phút rồi đặt trên giá để cho CuO dư lắng xuống.

B2. Dùng pipette hút lấy phần dd phía trên rồi chia vào 2 ống nghiệm khác.

B3. Nhỏ 0,5 ml dd NaOH 10% vào ống nghiệm thứ nhất. Ngâm ống nghiệm thứ 2 vào cốc nước đá.

a) Dự đoán hiện tượng thu được trong các ống nghiệm tại B1 và B3. b) Giải thích kết quả thí nghiệm

c) Lập kế hoạch và tiến hành TN để kiểm chứng.

BTTN 5.3.

Có 3 dd đựng trong 3 lọ mất nhãn gồm: H2NCH2COOH, CH3COOH, C2H5NH2.

a) Sử dụng thuốc thử nào sau đây để phân biệt 3 dd trên?

b) Lập kế hoạch và tiến hành thí nghiệm để nhận biết 3 dd trên theo phương án đã chọn ở câu a.

BTTN 5.4.

Lập kế hoạch và tiến hành thực nghiệm để nhận biết 4 dd gồm aniline, glycerol, aminoacetic acid, andehyde acetic đựng trong 4 lọ mất nhãn riêng biệt.

BTTN 5.5.

Bột ngọt (mì chính) là một loại gia vị thường được các bà nội trợ sử dụng để làm tăng mùi vị của thức ăn. Nó là muối mononatri của axit glutamic hay mononatri glutamat. Tại sao người ta thường khuyến cáo không nên lạm dụng gia vị này?

Nội dung 2: HS nêu được khả năng di chuyển của amino acid trong điện trường ở các giá trị pH khác nhau (tính chất điện di) [5].

BTTN 5.6.

Cho pHI(glycine) = 5,97; pHI(lysine) = 9,74; pHI(aspartic acid) = 2,98;

Có thể sử dụng phương pháp điện di để tách các chất trên ra khỏi nhau được không?

BTTN 5.7.

a) Cho hỗn hợp gồm 3 amino acid có giá trị pH tương ứng là: pHI(lysine) = 9,74; pHI(aspartic acid) = 2,77 và pHI(glycine) = 5,97 trong mơi trường đệm có pH = 7,0.

a) Tiến hành điện di hỗn hợp trên thì amino acid nào di chuyển về phía catot, amino acid nào di chuyển về phía anot? Giải thích kết quả thu được.

b) Để tách riêng từng amino acid từ hỗn hợp 3 amino acid trên thì cần tiến hành điện di ở pH bao nhiêu? Giải thích vì sao?

2.3.6. Hệ thống bài tập thực nghiệm hoá học cho bài học: Peptide

Nội dung 1: Trình bày được tính chất HH đặc trưng của peptide (phản ứng thuỷ phân, phản ứng màu biuret). Thực hiện được thí nghiệm phản ứng màu biuret của peptide [5].

BTTN 6.1.

Giả sử trong PTN có 2 lọ riêng biệt đựng Gly-Ala-Gly và Gly-Ala. a) Đề xuất phương án chọn thuốc thử tích hợp để nhận biết 2 chất trên. b) Lập kế hoạch và vẽ sơ đồ nhận biết để phân biệt 2 chất trên.

BTTN 6.2.

Có các lọ riêng biệt mất nhãn đựng các chất gồm glucose, glixerol, andehyde acetic, và một peptide (chứa số liên kết peptide >2).

a) Nếu chỉ được sử dụng 1 thuốc thử duy nhất để nhận biết các dd trên, đề xuất phương án lựa chọn khả thi nhất trong số các thuốc thử sau: dd HNO3, Cu(OH)2/OH–, dd AgNO3/NH3, dd bromime.

b) Lập kế hoạch và vẽ sơ đồ nhận biết theo phương án đã lựa chọn.

2.3.7. Hệ thống bài tập thực nghiệm hoá học cho bài học: Protein Nội dung 1: Nội dung 1:

- HS trình bày được tính chất hố học đặc trưng của protein (phản ứng thuỷ phân, phản ứng màu của protein với nitric acid và copper(II) hydroxide; sự đông tụ bởi nhiệt, bởi acid, kiềm và muối kim loại nặng).

– HS thực hiện được thí nghiệm về phản ứng đơng tụ của protein: đun nóng lịng trắng trứng hoặc tác dụng của acid, kiềm với lòng trắng trứng; phản ứng của lòng trắng trứng với nitric acid; mô tả các hiện tượng thí nghiệm, giải thích được tính chất hố học của protein [5].

BTTN 7.1.

Một thí nghiệm đươc tiến hành như sau: Lấy 2 ml dd lòng trắng trứng cho vào ống nghiệm. Đốt ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn.

a) Hãy cho biết thí nghiệm trên nhằm mục đích gì?

b) Dự đoán hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm ở thí nghiệm trên và giải thích? c) Lập kế hoạch và tiến hành TN kiểm chứng.

BTTN 7.2.

Khi cho sữa tươi vào cốc chứa nước Coca Cola, kết quả thu được như hình 2.12.

a) Hãy giải thích tại sao có kết quả đó.

b) Có thể thay thế nước coca cola bằng chất nào? Nêu giả thuyết TN.

c) Tiến hành TN để kiểm chứng giả thuyết đưa ra ở câu b.

Hình 2. 12. Thí nghiệm sữa tươi với nước Coca

BTTN 7.3.

Một số hiện tượng trong thực tiễn cuộc sống:

- Khi nấu canh cua thường thấy các mảng “gạch cua” nổi lên?

- Khi nấu canh trứng tạo thành các “sợi”, “mảng” trứng. Còn khi luộc trứng, lòng đỏ và lịng trắng trứng đơng đặc lại.

- Khi vắt chanh hoặc cho giấm vào sữa tạo thành “kết tủa trắng”…

Hình 2.13. Một số hiện tượng trong thực tiễn cuộc sống

Canh cua Canh trứng Sữa + giấm

a) Giải thích tại sao có các hiện tượng trên.

b) Tiến hành TN để kiểm chứng các hiện tượng trên.

BTTN 7.4.

Khi bị nhiễm độc các kim loại nặng như Pb2+, Hg2+…, người ta khuyên nên uống sữa tươi để giải độc tố ra khỏi cơ thể. Tại sao lại có lời khuyên như vậy?

BTTN 7.5.

Sau đây là các cơng đoạn trong q trình chế biến đậu phụ:

- Đậu tương được xay cùng với nước lọc. Sau đó được lọc bỏ bã để được “nước đậu”. - Đun nước đậu “đến sôi” và chế thêm nước chua vào để thu được “óc đậu”. - Cho “óc đậu” vào khn và ép, được đậu phụ.

Hãy cho biết vì sao cho thêm nước chua mới thu được “óc đậu”?

BTTN 7.6.

Cho một thí nghiệm được tiến hành như sau:

Lấy 3 ml lòng trắng trứng vào ống nghiệm. Nhỏ tiếp 0,5 ml dd HNO3 vào. Lắc nhẹ và đun ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn từ 1-2 phút.

a) Mục đích của thí nghiệm là gì?

b) Dự đốn hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm ở thí nghiệm trên và giải thích? c) Hãy tiến hành thực nghiệm để kiểm chứng dự đoán ở câu b?

BTTN 7.7.

Một thí nghiệm được tiến hành như sau:

Lấy 1 ml lòng trắng trứng vào ống nghiệm. Thêm tiếp 0,5 ml dd NaOH đặc vào ống nghiệm. Sau đó thêm 4,5 giọt dd CuSO4 vào. Khuấy đều hỗn hợp. a) Dự đoán hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm ở thí nghiệm trên và giải thích? b) Hãy tiến hành thực nghiệm để kiểm chứng dự đoán của em?

c) Ứng dụng của phản ứng này là gì?

BTTN 7.8.

Chất có phản ứng màu biuret là

A. saccarozơ. B. Anbumin (protein). C. Tinh bột. D. Chất béo. Tiến hành TN để kiểm chứng lựa chọn trên.

BTTN 7.9.

Vì sao trứng ung có mùi khí H2S? Ăn trứng ung có ảnh hưởng đến sức khoẻ không?

BTTN 7.10.

Sữa đậu nành là thức uống rất bổ dưỡng cho sức khỏe nhưng nếu dùng không đúng cách lại gây hại cho cơ thể. Khi sử dụng sữa đậu nành cần lưu ý:

- Không nên ăn các loại quả có vị chua như cam, quýt…trước hoặc sau khi uống sữa đậu nành 1 giờ

- Lúc đói khơng nên uống sữa đậu nành, tốt nhất là sau bữa sáng 1-2 giờ. Tại sao lại có các lưu ý như vậy?

BTTN 7.11.

Có các chất gồm glucozơ, glixerol, etanol, lòng trắng trứng đựng trong các lọ mất nhãn.

a) Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt các dd: glucose, glycerol, ethanol, lòng trắng trứng (coi dụng cụ, điều kiện có đủ)?

A. Cu(OH)2. B. AgNO3/NH3. C. HNO3. D. NaOH. b) Lập kế hoạch và tiến hành TN theo phương án đã lựa chọn.

BTTN 7.12.

Có các dd gồm glucozo , glixerol . etanol, lòng trắng trứng , hồ tinh bột đựng trong các lọ mất nhãn (coi dụng cụ, điều kiện có đủ).

a) Đề xuất các phương án TN để nhận biết các dd trên.

b) Lập kế hoạch và tiến hành TN nhận biết các chất trên theo phương án khả thi nhất.

BTTN 7.13.

a) Có các chất lỏng gồm dầu lạc, dầu hỏa (dầu hơi), lịng trắng trứng và giấm ăn đựng trong các lọ mất nhãn riêng biệt. Để nhận biết các dd trên, ta có thể sử dụng thuốc thử và tiến hành theo trình tự nào sau đây?

A. Sử dụng các dd theo thứ tự: Na2CO3, HCl, NaOH B.Sử dụng các dd theo thứ tự: quỳ tím, HNO3 đặc, NaOH.

C. Sử dụng cácdd theo thứ tự: phenolphtalein, HNO3 đặc, H2SO4 đặc. D. Sử dụng cácdd theo thứ tự: Na2CO3, iot, Cu(OH)2

b) Lập kế hoạch và tiến hành TN theo phương án khả thi nhất.

2.4. Sử dụng hệ thống bài tập thực nghiệm hoá học trong dạy học hoá học

2.4.1. Sử dụng bài tập thực nghiệm hoá học trong nghiên cứu tài liệu mới (lí thuyết) a. Sử dụng BTTNHH khi hình thành kiến thức mới a. Sử dụng BTTNHH khi hình thành kiến thức mới

Sử dụng BTTNHH để hình thành kiến thức mới nhằm tăng cường hứng thú học tập, khả năng tư duy sáng tạo và rèn luyện các kĩ năng thực hành, TN cho HS, giúp HS tiếp thu bài mới một cách tích cực, chủ động và khắc sâu kiến thức hơn. Dùng BTTNHH trong quá trình khởi động vào bài mới sẽ giúp khơi dậy kinh nghiệm và kiến thức đã có của HS, tạo tình huống có vấn đề, tạo mâu thuẫn với những gì HS đã biết.

Ví dụ 1: Để nghiên cứu về sự hoạt động của đơn chất nitrogen ở nhiệt độ cao đối với Oxygen. GV, HS khó có thể tiến hành được thí nghiệm này nếu nhà trường khơng có đủ cơ sở vật chất cần thiết. GV có thể đưa ra bài tập sau:

Quan sát thí nghiệm phóng tia lửa điện trong một ống thuỷ tinh chứa khơng khí trong video.

Xem video tại website: https://www.youtube.com/watch?v=WYk3iEKm_vk a) Cho biết sự thay đổi màu sắc của khí trong ống thuỷ tinh trước và sau khi phóng tia lửa điện.

b) Phán đốn các giả thuyết để giải thích hiện tượng và viết PTHH (nếu có)?

Ví dụ 2: Để nghiên cứu mơi trường của một số dd amino acid.

GV có thể cho HS làm bài tập thực nghiệm sau:

Lập kế hoạch và tiến hành TN nhằm xác định môi trường của các dd glyxine, glutamic acid và lysine.Từ đó đưa ra kết luận về sự phụ thuộc giữa môi trường của các amino acid với tỉ lệ các nhóm chức trong phân tử.

Đáp án: Xem phụ lục 5 - BTTN 5.1

b. Sử dụng BTTNHH trong việc củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng sau mỗi nội dung bài học trên lớp

Sau khi hướng dẫn HS tìm hiểu về một nội dung mới, HS có thể chưa nắm được chắc chắn nội dung kiến thức được GV cung cấp. Do đó, GV cần củng cố lại, khắc sâu thêm các kiến thức vừa học, đồng thời rèn luyện kĩ năng thực hành, TN cho HS bằng các hình thức khác nhau, trong đó việc sử dụng các BTTNHH mang lại hiệu quả to lớn.

Ví dụ 1: Sau khi học xong phần tính base yếu của dd NH3.

GV có thể đưa ra câu hỏi:

(1) Nhỏ vài giọt phenolphtalein vào dd NH3 (1), rồi đun nóng dd (2). Hiện tượng quan sát được là dd

A. (1) không màu, (2) chuyển sang đỏ B. (1) màu hồng, (2) nhạt màu dần. C. (1) màu hồng, (2) đậm màu hơn. D. (1) không màu, (2) chuyển sang xanh.

Ví dụ 2: Sau khi học xong phần tính base của dd NH3.

GV có thể đưa ra câu hỏi:

Điền cụm từ thích hợp vào dấu “…”: Tã lót trẻ em sau khi giặt sạch vẫn lưu giữ lại một lượng ammonia nhỏ nên vẫn không được thật thơm tho. Để tã lót hồn tồn sạch sẽ (khử hết ammonia), bạn nên cho vào nước xả cuối cùng một ít… để giặt.

A. phèn chua. B. giấm ăn. C. muối ăn. D. nước gừng tươi.

Ví dụ 3: Sau khi học xong phần sự đơng tụ (tính chất vật lí) của dd protein. GV

có thể đưa ra câu hỏi:

Khi bị nhiễm độc các kim loại nặng như Pb2+, Hg2+… người ta khuyên nên uống sữa tươi để giải độc tố ra khỏi cơ thể. Tại sao lại có lời khuyên như vậy?

Ví dụ 4: Sau khi học xong phần tính chất hố học của amino acid.

GV có thể đưa ra câu hỏi:

Có 5 dd gồm: metyl amine (1), glycine (2), lysine (3), glutamic acid (4), aniline (5). Nếu cho quỳ tím lần lượt vào các dd trên thì dd làm quỳ tím hố xanh là: A. (1), (2), (5). B. (1), (3), (5). C. (3), (5). D. (1), (3).

Ví dụ 5: Sau khi học xong phần tính chất hố học của amine. GV có thể đưa ra

bài tập: (1) Lấy khoảng 3 ml lần lượt các dd sau: HCl, Br2/CCl4, FeCl3, HNO2 vào 4 ống nghiệm sạch đã được đánh số từ (1) đến (4). Nhỏ tiếp dd CH3NH2 lần lượt vào 4 ống nghiệm. Số ống nghiệm có xẩy ra phản ứng là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

(2) Để làm sạch các chai, lọ đựng aniline, có thể rửa các chai, lọ này với A. xà phòng. C. dd nước vơi trong, sau đó rửa lại với nước. B. nước. D. giấm ăn, sau đó rửa lại với nước.

2.4.2. Sử dụng bài tập thực nghiệm trong giờ ôn tập, luyện tập

Sử dụng BTTN trong tiết luyện tập, ôn tập nhằm củng cố lại các kiến thức, kĩ năng HS đã có, phát triển NLTNHH cũng như các NL khác cho HS, đồng thời giúp HS vận dụng linh hoạt kiến thức vào thực tiễn.

Ví dụ: Kế hoạch bài học 2 – Bài luyện tập: Hợp chất chứa nitrogen (HH 12). 2.4.3. Sử dụng bài tập thực nghiệm trong giờ thực hành thí nghiệm

GV sử dụng những thí nghiệm có sẵn trong sách giáo khoa, hoặc mã hóa các thí nghiệm đó thành dạng BTTNHH tương đương hoặc thay thế thí nghiệm cho phù hợp với đối tượng, nội dung, điều kiện cơ sở vật chất.

Ví dụ 1: Lập kế hoạch và tiến hành TN để nhận biết 4 dd gồm aniline, glycerol,

aminoacetic acid, andehyde acetic đựng trong 4 lọ mất nhãn riêng biệt.

Đáp án: Xem Phụ lục 8- BTTN 5.4

Ví dụ 2: Lập kế hoạch và tiến hành TN để nhận biếtmột số loại phân bón hố học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực thực nghiệm hóa học cho học sinh trung học phổ thông thông qua bài tập thực nghiệm hóa học phần nguyên tổ nitrogen và các hợp chất của nguyên tố nitrogen (Trang 61)